Trung Quốc, Mỹ nhấn mạnh đối thoại để giải quyết bất đồng
Ngày 26/4, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang ở thăm Bắc Kinh, trong đó hai bên thảo luận về một loạt vấn đề phức tạp và nhạy cảm.
Ông Antony Blinken (phải) và ông Vương Nghị tại cuộc gặp ở Bali, Indonesia ngày 9/7/2022. Ảnh tư liệu: AFPF/TTXVN
Phát biểu mở đầu cuộc họp tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài, Bộ trưởng Vương Nghị nhận định quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang “bắt đầu ổn định” sau hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden ở San Francisco (Mỹ) hồi tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, đồng thời, các yếu tố tiêu cực trong mối quan hệ song phương vẫn xuất hiện và ngày càng gia tăng. Ông kêu gọi hai nước giải quyết những bất đồng, cũng như những nguy cơ gây ảnh hưởng tới quan hệ song phương.
Về phần mình, Ngoại trưởng Blinken nêu bật tầm quan trọng của “ngoại giao tích cực”, đồng thời bày tỏ hy vọng hai bên sẽ đạt được một số tiến triển về các vấn đề mà Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhất trí. Ông nhấn mạnh chính sách ngoại giao “trực tiếp” là không thể thay thế để đảm bảo hai bên có thể nắm được quan điểm của nhau đối với những vấn đề còn khác biệt, qua đó ít nhất giúp tránh hiểu nhầm, cũng như những tính toán sai lầm. Ông nêu rõ: “Đó thực sự là trách nhiệm chung không chỉ đối với người dân hai nước mà còn với người dân trên khắp thế giới”.
Đây là chuyến thăm thứ hai đến Trung Quốc mà Ngoại trưởng Blinken thực hiện trong vòng 1 năm. Giới quan sát nhận định chuyến thăm của ông Blinken là nhằm mục đích tìm cách ổn định mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2023
Ngày 5/10, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2023 trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.
Trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bản sửa đổi dự báo thương mại hằng năm, các nhà kinh tế WTO vẫn giữ nguyên dự báo kinh tế toàn cầu tăng ở mức 2,8% trong năm nay, tương đương với mức đưa ra hồi tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, trong năm tới, tăng trưởng GDP toàn cầu dự kiến chỉ đạt 2,3%, giảm so với dự báo trước đó là 3,2%.
Liên quan đến thương mại hàng hóa toàn cầu, WTO dự báo tăng trưởng thương mại sẽ tăng 3,5% trong năm nay, cao hơn so với mức dự đoán trước đó. Tuy nhiên, WTO cho biết tỷ lệ này sẽ chỉ đạt 1% trong năm tới, giảm mạnh so với mức dự báo 3,4% của tháng 4 vừa qua.
Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh bức tranh thương mại toàn cầu năm 2023 "ảm đạm" hơn. Theo WTO, gia năng lượng tăng cao đột biến tại châu Âu, cuộc xung đột tại Ukraine chưa hạ nhiệt là những yếu tố sẽ gây áp lực đối với chi tiêu hộ gia đình và tăng chi phí sản xuất tại châu lục này.
Phát biểu với báo giới tại Geneva, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nhận định thế giới đang đối mặt với các cuộc khủng hoảng đa chiều trong khi nhiều nước áp dụng chính sách siết chặt tiền tệ, gia tăng áp lực lên tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Theo WTO, việc Mỹ siết chặt chính sách tiền tệ đang ảnh hưởng đến các lĩnh vực như nhà ở, sản xuất ô tô và đầu tư trong khi đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc vẫn phải ứng phó với các đợt bùng phát dịch COVID-19 và tình trạng gián đoạn sản xuất. Không chỉ vậy, chi phí nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm, phân bón gia tăng có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực, nợ công tại các nước đang phát triển. Chính vì thế WTO cho rằng hoạt động thương mại thế giới sẽ chậm lại rõ rệt trong năm tới.
WTO còn nhấn mạnh đến những thay đổi lớn xung quanh các dự báo do chính sách tiền tệ thay đổi ở các nền kinh tế tiên tiến và diễn biến khó lường của cuộc xung đột tại Ukraine. Nếu tình hình xấu đi, WTO cảnh báo rằng tăng trưởng thương mại trong năm tới có thể ở mức thấp, tới âm 2,8%, song nhấn mạnh rằng nếu mọi diễn biến diễn ra theo chiều hướng tích cực hơn, tăng trưởng thương mại toàn cầu có thể lên tới 4,6%.
Trung Quốc, Nga phản đối HĐBA tổ chức họp công khai về Triều Tiên Ngày 4/10, Mỹ đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) họp công khai về Triều Tiên trong ngày 5/10 để thảo luận việc Bình Nhưỡng phóng một tên lửa đạn đạo bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho biết Nga và Trung Quốc phản đối hình thức thảo luận như đề xuất của...