Trung Quốc muốn xây dựng quan hệ ‘hòa hợp’ với Mỹ
Ngày 12/7, Đại sứ Trung Quốc Tạ Phong đã gặp Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ely Ratner tại Washington D.C. (Mỹ) để thảo luận về quan hệ song phương.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong muốn xây dựng mối quan hệ ‘hòa hợp’ giữa hai bên. (Nguồn: Reuters)
Phát biểu tại sự kiện này, ông Tạ Phong khẳng định duy trì mối quan hệ lành mạnh và ổn định là vì lợi ích chung. Quan chức này khẳng định ba nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch ra là nền tảng để hai nước hòa hợp trong thời đại mới.
Nêu rõ quan điểm của Trung Quốc về quan hệ quốc gia và quân đội hai nước, Đại sứ Tạ Phong kêu gọi Mỹ quản lý các bất đồng thông qua hành động cụ thể. Nhà ngoại giao này cho rằng Washington nên xử lý một cách thận trọng các vấn đề quan trọng và nhạy cảm, chẳng hạn như vấn đề Đài Loan, phù hợp với các nguyên tắc được đưa ra trong 3 thông cáo chung Trung-Mỹ và phối hợp với Bắc Kinh để từng bước đưa quan hệ giữa nhà nước với nhà nước và quân đội với quân đội trở lại đúng hướng.
Về phần mình, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung tá Martin Meiners cho biết cuộc thảo luận kéo dài khoảng 90 phút và “ông Ratner cũng nhấn mạnh cam kết của Bộ (Quốc phòng) trong việc duy trì các đường dây liên lạc giữa Quân đội Mỹ và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo trong ngày 13/7, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken sẽ gặp Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Trung Quốc Vương Nghị tại Indonesia nhân dịp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 56 (AMM-56). Sau khi Bắc Kinh thông báo Ngoại trưởng Tần Cương không thể tham dự sự kiện này vì lý do sức khỏe, ông Vương Nghị đại diện Trung Quốc tham gia các cuộc họp của ASEAN với các nước đối tác.
Trong khi đó, ngày 10/7, phát biểu tại một diễn đàn ở London (Anh), ông Colin Kahl, cố vấn chính sách hàng đầu của Lầu Năm Góc, chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên liên hệ để tăng cường các kênh liên lạc và quản lý khủng hoảng với Bắc Kinh và họ đã liên tiếp đẩy chúng tôi ra”. Theo quan chức này, Trung Quốc dường như lo ngại rằng Mỹ sẽ sử dụng các kênh quản lý khủng hoảng để có thể “có thêm khủng hoảng”.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã đến thăm Trung Quốc và Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry dự kiến sẽ đến Bắc Kinh vào tuần tới. Hồi tháng trước, Ngoại trưởng Antony Blinken cũng lần đầu tiên tới Bắc Kinh trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao xứ cờ hoa kể từ năm 2018.
Trong chuyến thăm này, ông đã gặp gỡ nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc và hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tân đại sứ Trung Quốc nói gì khi đến Mỹ?
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong ngày 23.5 xác nhận rằng ông đã được bổ nhiệm làm đại sứ mới của Trung Quốc tại Mỹ, theo tờ South China Morning Post.
"Tôi là đại diện của Trung Quốc nên tôi đến đây để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc. Đây là trách nhiệm thiêng liêng của tôi", ông Tạ nói với các phóng viên sau khi ông đến sân bay JFK ở thành phố New York, theo South China Morning Post sáng nay 24.5.
Ông Tạ còn nói rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ "đang đối mặt với những khó khăn và thách thức nghiêm trọng". Ông nói tiếp: "Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ đi cùng hướng với Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ hợp tác với Trung Quốc để tăng cường đối thoại, quản lý sự khác biệt và cũng để mở rộng hợp tác của chúng tôi để mối quan hệ của chúng tôi sẽ trở lại đúng hướng".
Tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong phát biểu trước giới truyền thông khi ông đến sân bay JFK ở thành phố New York ngày 23.5. Ảnh Reuters
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho hay Mỹ hoan nghênh việc ông Tạ đến nước này, theo Reuters. "Chúng tôi mong muốn được làm việc với đại sứ được chỉ định và nhóm của ông ấy. Như chúng tôi đã nói trong một số trường hợp, chúng tôi vẫn cam kết duy trì các kênh liên lạc với Trung Quốc để quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm", ông Miller nhấn mạnh.
Ông Tạ (59 tuổi) gần đây nhất giữ chức thứ trưởng ngoại giao chịu trách nhiệm giám sát chính sách đối với Mỹ. Trong những tháng gần đây, ông đã được xem là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, vốn đã bị bỏ trống gần 5 tháng.
Ông Tạ đã có giọng điệu đối đầu trong các cuộc gặp trước đây với các quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Joe Biden, bao gồm cả khi tiếp đón Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman vào năm 2021 tại thành phố Thiên Tân (Trung Quốc). Khi đó, ông Tạ đã đưa ra một danh sách dài các yêu cầu đối với Mỹ để cải thiện quan hệ trong khi cáo buộc Washington tạo ra một "kẻ thù tưởng tượng" ở Trung Quốc.
Trung Quốc triệu tập đại sứ Nhật Bản về tuyên bố của G7, Tokyo nói gì?
Việc ông Tạ được bổ nhiệm giữ vị trí đại sứ diễn ra vào thời điểm mất lòng tin sâu sắc và cạnh tranh chiến lược gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, theo South China Morning Post. Mối quan hệ Mỹ-Trung giảm sút đáng kể sau khi bà Nancy Pelosi đã đến thăm Đài Loan với cương vị là Chủ tịch Hạ viện Mỹ vào tháng 8.2022.
Các nhà phân tích cho rằng vị đại sứ tiếp theo của Bắc Kinh tại Mỹ sẽ phải đối mặt với một danh sách nhiều thách thức, bao gồm cả việc lèo lái các mối quan hệ trong giai đoạn căng thẳng, theo South China Morning Post.
Ngoại trưởng Mỹ chuẩn bị gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Hôm 18/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc hội đàm "thẳng thắn, thực chất và mang tính xây dựng" với người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương tại Thủ đô Bắc Kinh. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) tới thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 18/6/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo hãng tin Reuters, giới chức ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại...