Trung Quốc muốn trở lại làm ‘Thiên triều’ của khu vực?
Những hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông không phải vì dầu khí hay tài nguyên cá mà chính là tư tưởng “Đại Hán”, muốn quay lại thời làm “Thiên triều” của các nước lân bang xưa cũ.
Đó là nhận định của nhà Philip Bowring – nhà bình luận Hong Kong ngày 21/8 trên tờ Financial Times.
Nhà báo này viết: “Bắc Kinh đang tìm cách biến Biển Đông thành một cái “hồ của Trung Quốc”. Hành động dần dần chiếm đóng Biển Đông của Trung Quốc không phải được thúc đẩy bởi nguồn dầu khí hay thủy sản mà có 2 nguyên nhân sâu xa là: Vị trí chiến lược và những người dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc tự cho rằng đất nước họ hôm nay có “vận mệnh hiển nhiên”, một khái niệm vay mượn từ lịch sử nước Mỹ. Nó có nghĩa là ý thức rằng Trung Quốc có quyền sở hữu vùng biển này cũng như quan niệm những nước láng giềng – những nơi chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc ở địa vị thấp hơn đã ăn sâu trong suy nghĩ của người Trung Quốc.
Giờ đây Trung Quốc không còn cảm thấy cần thiết phải được yêu thích. Lời hứa về “sự trỗi dậy hòa bình” của nó đã được thay thế bởi những hành động sô vanh được thực hiện để thu hút những người dân trong nước.
Tử Cấm thành ở Bắc Kinh – biểu tượng quyền lực của phong kiến Trung Quốc.
Trung Quốc có thể phải mất hàng thập kỷ để xây dựng được một lực lượng hải quân tương xứng với Mỹ và các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng với việc thiết lập chỗ đứng vững chắc ở các vị trí xa bờ của riêng mình, Trung Quốc đã bỏ qua các nước láng giềng và trở thành một mối đe dọa cho các quốc gia lớn hơn và hoạt động thương mại của họ trong khu vực Biển Đông.
Hoạt động này là giai đoạn đầu trong kế hoạch biến Biển Đông – một khu vực trong 2000 năm qua đã trở thành điểm hẹn của các nền văn hóa và một đại lộ của thương mại toàn cầu nhưng chưa từng thuộc sự thống trị của Trung Quốc, thành một cái “hồ của Trung Quốc”.
Thuật ngữ tiếng Anh “South China Sea” chính là một cái tên nhầm lẫn khiến người ta dễ tin vào tuyên bố của Bắc Kinh. Trong khi người Trung Hoa gọi đây là biển Nam Trung Hoa thì người Việt Nam gọi là Biển Đông, và người Philippines gọi là biển Tây Philippines. Rõ ràng nó thiếu một cái tên chung.
Những người châu Âu đầu tiên đến đây đã gọi vùng biển này là Biển Chăm khi họ đến buôn bán ở khu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay nhưng lúc đó chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Mã Lai.
Một thuật ngữ chính xác hơn sẽ là biển Mã Lai nếu như ta biết rằng cư dân Malaysia, Indonesia và Philippines vẫn có mối liên hệ gần gũi với những cư dân Đài Loan và ven biển Việt Nam.
Trung Quốc ( gồm của Đài Loan) chỉ chiếm bờ biển trong khi còn lại là thuộc sở hữu của 500 triệu dân Việt Nam, Philippines, Indonesia, Brunei và Malaysia.
Quần đảo Hoàng Sa, nằm về phía Đông của Việt Nam và phía Nam Trung Quốc đã bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1974 sau một hành động vũ lực. Mặc dù các đảo chưa bao giờ là nơi sinh sống vĩnh viễn của cư dân, vấn đề được tranh cãi hơn là phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và chỉ có thể được giải quyết tốt hơn bằng một tòa án quốc tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc triển khai giàn khoan của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần đây cho thấy rằng họ không quan tâm đến trọng tài quốc tế hoặc thỏa thuận.
Tranh đả kích kiểu nói một đằng làm một nẻo của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng ráo riết hoạt động để mở rộng các bãi đá và cát ngầm trong vùng biển nằm rất gần Philippines, Malaysia và Indonesia nhưng cách Trung Quốc tới 1000 dặm. Đây là hành động đáng nực cười đối với bất kỳ tòa án độc lập nào.
Trung Quốc chỉ dựa vào một căn cứ mơ hồ là lịch sử các chuyến thăm của thủy thủ nước họ mà bỏ qua việc những người dân lân bang trong hàng ngàn năm mới là cư dân chính ở Biển Đông.
Người dân Đông Nam Á, ít nhất là cho đến cuối thời kỳ thuộc địa, luôn là những người buôn bán chính trên Biển Đông. Thật vậy, điều đó là rất quan trọng, cho thấy khu vực này chịu rất ít tác động trực tiếp của Trung Quốc.
Làn sóng văn hóa nước ngoài đầu tiên đến với khu vực này là từ các hoạt động thương mại của Ấn Độ với kết quả là một loạt nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo và Phật giáo cũng như các văn hóa Ấn Độ khác. Tiếp theo là các thương nhân Ả Rập, Hồi giáo Ba Tư đã đến rồi mới đến người châu Âu tới buôn bán gia vị, hương liệu.
Thương mại với Trung Quốc cũng quan trọng với khu vực nhưng họ là những người đến sau và cũng chỉ là những thương gia thuần túy chứ không phải các hoạt động buôn bán đại diện cho Nhà nước Trung Quốc.
Đến đầu thời nhà Minh, Trung Quốc tìm cách đóng vai trò chính trị trong khu vực với những chuyến đi của Trịnh Hòa – viên đô đốc sống trong thế kỷ 15, cùng với một hạm đội lớn vòng quanh Đông Nam Á.
Bằng cách nào đó, Trung Quốc cho thấy rằng thương mại của các nước Đông Nam Á là đối tượng của Bắc Kinh vì theo thời gian họ phải “cống nạp”. Nhưng Bắc Kinh chỉ được “tôn vinh” là bá chủ về các quyền không giao dịch. Quan niệm Trung Quốc là lãnh đạo chính trị thực chất đã không dựa trên thực tế mà chỉ dựa vào giả định về tính ưu việt của dòng máu Hán. Đây là vấn đề dòng máu, không thuộc về khoa học hay văn hóa.
Niềm tin vào sự đặc biệt của gen Trung Quốc – và do đó từ chối quan niệm phổ biến rằng cái nôi của loài người là ở châu Phi, vẫn thu hút nhiều “tín đồ” ở Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định bản thân người Hán không có “gen xâm lược” và đổ lỗi cho những hành động xâm lược trong lịch sử là do các hoàng đế Mãn Châu, Mông Cổ. Nhưng người Hong Kong mới đây đang kêu gọi Bắc Kinh hãy nhớ rằng lòng yêu nước đi liền với dòng máu.
Các yêu sách cùng với sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc gần đây đang gây lo lắng cho các nước láng giềng. Quốc gia già nua này bây giờ không còn bị sức ép dân số để đưa dân Trung Quốc vào Đông Nam Á như họ đã làm trong thời đại nhà Thanh thế kỷ 17 và thế kỷ 20 vào Mãn Châu, Mông Cổ và vùng đất gốc của Thổ Nhĩ Kỳ.
Do vậy, cả về nhân khẩu học và lịch sử, Trung Quốc xông vào Biển Đông và va chạm với 500 triệu dân xung quanh sẽ thất bại. Nhưng bây giờ điều quan trọng phải hiểu rằng động cơ của Trung Quốc để kiểm soát đại dương này là các yếu tố nội tại hơn chứ không phải chỉ vì các nguồn hải sản và nhiên liệu.
Theo Tri Thức
Mộng bành trướng Trung Hoa: Ăn thua đủ với Nga
Thời hậu Xô viết, Nga đã một số lần nhượng bộ, chuyển giao cho Trung Quốc nhiều phần lãnh thổ.
Đường biên giới quốc tế giữa Nga và Trung Quốc (TQ) dài hơn 4.300 km, đứng thứ sáu trên thế giới, bao gồm 2 phần: phía Đông dài và phía Tây ngắn hơn.
Bản thân đường biên giới này cũng như mối quan hệ Nga - Trung có một lịch sử lâu đời và gây ra khá nhiều xung đột, khởi thủy từ cuộc chinh phục Siberia. Biên giới Trung - Nga ngày nay hầu hết tồn tại từ thời Liên Xô trong khi đường biên giới Trung - Xô giống như biên giới giữa Nga và triều đại nhà Thanh, được xác lập bởi một số hiệp ước vào thế kỷ XVII cho đến hết thế kỷ XIX.
Suýt lãnh bom hạt nhân
Biên giới giữa Liên Xô (sau này là Nga) và TQ tồn tại tranh chấp lâu dài. Theo Hiệp ước Aigun (1858) và Hiệp ước Bắc Kinh (1860), Nga có được hơn 1 triệu km vùng Manchuria rộng lớn ở miền Đông Bắc Á vốn thuộc về TQ và 500.000 km khác ở phía Tây từ các hiệp ước khác.
Từ lâu, TQ đã xem những hiệp ước này là không công bằng và vấn đề này đã được nêu ra cùng với cuộc tranh chấp Trung - Xô. Cuối cùng, căng thẳng đã dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự cấp sư đoàn dọc biên giới vào cuối những năm 1960.
Nga được ví như gấu, còn Trung Quốc được ví là rồng
Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ: Ấn Độ, Nhật Bản, Afghanistan, Bhutan, Myanmar, Đài Loan, Kazakhstan, Lào, Brunei, Tajikistan, Campuchia, Indonesia, Kyrgyzstan, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Nepal, CHDCND Triều Tiên, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc (theo The Economic Times).
Nhà sử học TQ Liu Chenshan cho biết TQ đã 5 lần đối mặt với mối đe dọa hạt nhân và mối đe dọa nghiêm trọng nhất vào năm 1969, cao điểm của cuộc tranh chấp biên giới giữa Moscow và Bắc Kinh. Ông kể rằng các nhà ngoại giao Liên Xô đã cảnh báo Washington về kế hoạch tấn công TQ bằng vũ khí hạt nhân, đồng thời yêu cầu Mỹ đứng trung lập.
E ngại khả năng như nêu trên xảy ra, TQ đã xây dựng những căn hầm trú ẩn ngầm quy mô lớn, chẳng hạn như thành phố ngầm ở Bắc Kinh, trung tâm chỉ huy dự án ngầm 131 ở Hồ Bắc và trung tâm nghiên cứu hạt nhân dự án 816 ở Trùng Khánh.
Tuy nhiên, Moscow đã nghĩ lại sau khi Washington tuyên bố sẽ tấn công hạt nhân vào 130 thành phố ở Liên Xô nếu nước này tấn công TQ và Mỹ sẽ coi như đó là khởi đầu Thế chiến thứ ba. Nhà sử học Liu cho rằng Mỹ xem Liên Xô là mối đe dọa lớn hơn TQ và muốn giữ một đất nước TQ hùng mạnh làm thế đối trọng với Liên Xô.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc đó vẫn còn không bằng lòng vì 5 năm trước Liên Xô đã từ chối tổ chức cuộc tấn công phối hợp vào chương trình hạt nhân của TQ. Theo báo The Telegraph, những lời khẳng định trên của nhà sử học TQ nhiều khả năng làm dấy lên cuộc tranh luận về một giai đoạn lịch sử hiện đại vẫn còn nhiều tranh cãi.
Sau cuộc tranh chấp Trung - Xô vào những năm 1950-1960 và lên cao điểm trong cuộc xung đột biên giới năm 1969, đã xảy ra hiện tượng quân sự hóa một cách quy mô dọc theo biên giới. Năm 1990-1991, Nga và TQ đồng ý rút quân khỏi các vị trí đóng quân dọc theo biên giới.
Bắc Kinh lấn tới
Sau khi Liên Xô tan rã, 4 quốc gia Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan thừa hưởng những phần biên giới khác nhau của Liên Xô trước đây. Về sau, qua nhiều giai đoạn, 2 bên Trung - Nga đã nhiều lần ký các thỏa thuận phân chia biên giới và Moscow đã nhiều lần nhượng bộ. Theo ước tính của nhà sử học Nga Boris Tkachenko, với thỏa thuận biên giới Trung - Xô 1991, TQ nhận được khoảng 720 km lãnh thổ, kể cả khoảng 700 hòn đảo.
Vào năm 2005, qua việc phân chia biên giới Nga - Trung, TQ đã nhận được một loạt phần lãnh thổ có tổng diện tích lên đến 337 km2, bao gồm phần đất ở khu vực đảo Bolshoi (thượng nguồn sông Argun ở vùng Chita) và ở khu vực các đảo Tarabarov và Bolshoi Ussursky.
Người ta cho rằng với việc chuyển giao các hòn đảo như vừa nêu, bất đồng giữa Nga và TQ đã được giải quyết thỏa đáng. Đến năm 2008, Moscow ký kết các văn kiện tại Bắc Kinh khép lại vấn đề biên giới. Khi đó, TQ nhận được gần 74 km2 đất ở khu vực Khabarovsk. Như vậy, biên giới TQ lúc này đã dịch chuyển vào lãnh thổ nước Nga 50 km.
Đến năm 2012, khi kinh tế TQ phát triển song song với sức mạnh quân sự, Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu Moscow thực hiện những sự nhượng bộ mới về lãnh thổ. Lần này, người ta nói về việc dịch chuyển đường biên giới vào sâu bên trong CH Altai thuộc Nga và khi đó, phần diện tích lãnh thổ mà phía Nga phải từ bỏ là 17 ha. Trong bản tin trên, hãng tin Regnum đã không cho biết lý lẽ do phía TQ đưa ra khi yêu cầu lấn biên giới như nêu trên.
Đáng chú ý là chẳng bao lâu sau khi công bố thông tin trên, chính phủ CH Altai đã thay đổi bản thông cáo báo chí của mình và con số 17 ha trên không còn xuất hiện trong văn bản đó nữa. Sau đó, 2 bên ký nghị định thư, đồng ý xem xét những bất đồng phát sinh tại phiên họp thường kỳ Ủy ban Nga - Trung về việc tiến hành kiểm tra chung đường biên giới...
Đó là chưa kể đến tham vọng thôn tính miền Viễn Đông mênh mông của Nga mà phía TQ vẫn ấp ủ từ lâu và tìm cơ hội thực hiện, như dư luận nước Nga đang lo ngại.
Hàng ngàn người mất mạng
Năm 1961, Liên Xô tập trung 12 sư đoàn và 200 máy bay dọc theo biên giới 4.380 km giữa 2 nước, đặc biệt là tại khu vực biên giới Tây Tạng ở phía Tây Bắc TQ; năm 1968, Liên Xô điều động 25 sư đoàn và 1.200 máy bay cùng với 120 tên lửa tầm trung.
Tháng 3-1969, cuộc xung đột biên giới Trung - Xô diễn ra tại khu vực sông Ussuri và đảo Damansky - Zhenbao; chiến sự quy mô nhỏ hơn diễn ra ở Tielieketi vào tháng 8 cùng năm. Theo báo Pravda, cuộc xung đột biên giới đã phát triển thành những trận đánh khốc liệt với sự tham gia của xe tăng, pháo binh và tên lửa, lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người, cả lính biên phòng Liên Xô và binh sĩ TQ.
Các năm sau đó, Moscow và Bắc Kinh đã nhiều lần cáo buộc nhau theo đuổi chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa bành trướng.
Theo Người Lao Động
Trung Quốc sẽ lôi kéo bằng được Đài Loan để thực hiện "Giấc mơ Trung Hoa" Trong con mắt của giới lãnh đạo Trung Quốc, để thực hiện cái gọi là "Giấc mơ Trung Hoa", Trung Quốc phải coi Đài Loan như một "người em trai". Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Venezuela Nicolas Maduro 2014 chắc chắn sẽ là một năm thảm kịch được đánh giấu bằng những sự kiện địa chính trị đã, đang và có...