Trung Quốc muốn khống chế tây Thái Bình Dương
Quân đội Trung Quốc đang lên kế hoạch mở rộng năng lực tấn công và giám sát trên không tại tây Thái Bình Dương, đến tận đảo Guam của Mỹ.
Trung Quốc đang muốn thách thức vai trò của không quân Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương – Ảnh: AFP
Thông tin trên được đề cập trong báo cáo chiến lược mới của Học viện Chỉ huy không quân Trung Quốc (AFCA) do Hãng thông tấn Kyodo News (Nhật Bản) thu thập và đăng tải ngày 3.8. Văn bản này đề ra mục tiêu đảm bảo quyền làm chủ của Trung Quốc đối với vùng trời tại khu vực đang ngày càng trở nên trọng yếu.
Báo cáo nhấn mạnh Trung Quốc cần phát triển và tăng cường 9 loại “thiết bị chiến lược”, trong đó có oanh tạc cơ mới và hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), chủ yếu nhằm đối phó Mỹ. Các “thiết bị chiến lược” khác bao gồm tên lửa hành trình tốc độ cao, máy bay vận tải cỡ lớn, khinh khí cầu bay được trên bầu khí quyển, chiến đấu cơ thế hệ kế tiếp, máy bay tác chiến không người lái, vệ tinh cho không quân và bom dẫn đường chính xác.
Video đang HOT
Lâu nay, dư luận thế giới hướng sự chú ý vào việc mở rộng quy mô và các hành động gây quan ngại của hải quân Trung Quốc. Báo cáo của AFCA cho thấy không quân nước này cũng đang nhăm nhe một chiến lược mở rộng tương tự.
Đáng chú ý, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Việt Nm bị xem như “các mối đe dọa” đối với không phận quân sự của Trung Quốc trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Báo cáo còn đề nghị mở rộng phạm vi giám sát của Bắc Kinh từ “chuỗi đảo đầu tiên”, bao gồm Okinawa (Nhật), Đài Loan, Philippines ra tới “chuỗi đảo thứ hai”, gồm quần đảo Izu (Nhật), Guam (Mỹ) và New Guinea.
Cũng theo Kyodo News, không quân Trung Quốc nuôi ý định tăng cường khả năng tấn công các căn cứ của Mỹ gần “chuỗi đảo thứ hai” bằng oanh tạc cơ chiến lược cũng như ngăn chặn Washington can thiệp trong trường hợp xảy ra xung đột do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Liên quan đến Vùng nhận diện phòng không mà nước này đơn phương thiết lập ở biển Hoa Đông năm 2013, báo cáo cho rằng cần tăng cường hợp tác giữa hải quân và không quân để “cải thiện khả năng phòng vệ”. Các bên liên quan chưa có phản ứng với các thông tin trên.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc có thể tấn công tới đảo Guam của Mỹ?
Tạp chí Kanwa Defense Review số tháng 6-2015 đã đăng tải một bài viết có tên "Trung Quốc đang phát triển máy bay ném bom tầm xa", trong đó đặt ra câu hỏi liệu máy bay ném bom chiến lược H-6K có thể thay thế tất cả các máy bay H-6 cũ, hay chỉ được sản xuất ở mức độ giới hạn.
Mới đây, không quân Trung Quốc đã tổ chức một diễn đàn nhằm thảo luận về việc xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược. Không quân Trung Quốc đã được chỉ định là một lực lượng "chiến lược" với mục tiêu tích cực đầu tư tăng cường khả năng hạt nhân, dựa vào việc phát triển các hệ thống vũ khí mới, bên cạnh việc xây dựng một hạm đội không gian.
Trong diễn đàn này, các quan chức và học giả cũng nhắc tới việc phát triển các máy bay ném bom tầm xa, tên lửa đạn đạo tầm trung, hệ thống tên lửa chống vệ tinh, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo và cách tăng cường sức mạnh chung của lực lượng không quân.
Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc
Kanwa Defense Review cho biết, việc phát triển máy bay ném bom tầm xa đã được đưa ra tới 2 lần trong diễn đàn, với lời kêu gọi rằng khả năng tấn công, tình báo và cảnh báo sớm của Trung Quốc nên được mở rộng ra tới "Chuỗi đảo thứ 2". Máy bay ném bom tầm xa này có thể được sử dụng để tấn công căn cứ đối phương, nếu xung đột xảy ra ở Eo biển Đài Loan, hoặc thậm chí là tại khu vực đảo Guam của Mỹ.
Các thông tin chi tiết về loại máy bay ném bom quan trọng của Trung Quốc không được đưa ra trong diễn đàn, tuy nhiên, nhiều khả năng là máy bay H-6K, với tầm hoạt động từ 2.500 đến 3.000km, có khả năng bay ở tốc độ siêu âm và có tính năng tàng hình. Chiếc máy bay cũng sẽ được trang bị động cơ WS-18 và tên lửa hành trình CJ-20.
Ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc không hề có kinh nghiệm phát triển các máy bay siêu âm cỡ lớn. Tuy nhiên, Bắc Kinh mong rằng có thể mua lại được công nghệ của Ukraine từng được sử dụng để chế tạo các máy bay ném bom Tupolev Tu-22M "Backfire", mặc dù hành động này đang được cho là vi phạm một số hiệp ước quốc tế.
Trung Quốc cũng đã cố gắng thuyết phục quân đội Nga bán cho một chiếc Tu-22M "Backfire", tuy nhiên, lời đề nghị này luôn bị các đại diện từ Moscow khước từ trong các buổi thảo luận, theo Kanwa Defense Review.
VietBao.vn (Theo_An ninh thủ đô>>>)
Oanh tạc cơ Tu-22M3 sẽ chưa tới Crimea, Mỹ thở phào Quân đội Nga chưa có kế hoạch triển khai máy bay ném bom Tu-22M3 vũ khí từng là nỗi kinh hoàng đối với Mỹ tới Crimea Quân đội Nga chưa có kế hoạch triển khai máy bay ném bom Tu-22M3 - vũ khí từng là nỗi kinh hoàng đối với Mỹ - tới Crimea. Trao đổi với Tư lệnh Không quân Nga, Thiếu...