Trung Quốc muốn gì khi kêu gọi ASEAN tập trận chung trên Biển Đông
Như một hành động chứng minh cho sự nỗ lực của mình trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông, mới đây Trung Quốc kêu gọi các nước Đông Nam Á tập trận chung.
Thời điểm này năm ngoái, Trung Quốc cũng phát đi lời kêu gọi này nhưng không được các nước ASEAN đón nhận. Tuần trước, tại thủ đô Viêng Chăn của Lào, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn có cuộc gặp với những người đồng cấp thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 10, ông Thường đã đưa ra lời kêu gọi tập trận chung.
Trung Quốc đưa ra lời kêu gọi tập trận chung trên biển Đông với các nước ASEAN
Bangkok Post dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon cho biết: “Các bên tham dự hội nghị đều bày tỏ sự quan tâm đối với đề nghị của Trung Quốc, song hiện chưa có thỏa thuận nào đạt được giữa các bên.Nhưng “Thái Lan sẽ tham gia tập trận chung nếu các bên đồng ý”, một nguồn tin nói với Bangkok Post.
Lời kêu gọi của Bắc Kinh được đưa ra chỉ 1 tuần sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ.
Nhận định về lời kêu gọi tập trận chung nói trên của Bắc Kinh, chuyên gia của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) Thitinan Pongsuhirak cho rằng: “Trung Quốc đang cố gắng bắt kịp Mỹ trong chính sách ngoại giao và tổ chức diễn tập trung. Đồng thời động thái này như muốn khẳng định, ASEAN đang đóng một vai trò nhất định và khiến Bắc Kinh không thể xem thường “luật chơi chung” của khu vực”
Video đang HOT
Chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Henry Lstimson (Mỹ) cho rằng: “Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo sự ủng hộ của khu vực và tìm kiếm đồng minh từ các quốc gia ASEAN, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á được tổ chức tại Singapore vào tháng tới.
Cử chỉ của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đang muốn cố gắng chứng minh rằng, Trung Quốc đang ở trong một mối quan hệ tốt với các quốc gia Đông Nam Á”. Bangkok Post cũng đưa ra binh luận, tương lai cuộc tập trận này rất khó diễn ra bởi hiện nay rất nhiều nước thành viên trong ASEAN bất đồng với Trung Quốc trong cách hành xử nước này tại biển Đông.
Cuộc tập trận này diến ra trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nhà lãnh đạo các nước G7 đã ra tuyên bố chung về hàng loạt các vấn đề trọng tâm, trong đó có vấn đề căng thẳng hàng hải ở Biển Đông cũng như Hoa Đông. Tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi rất quan ngại về tình hình ở Biển Đông và Hoa Đông, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.
Tuyên bố của G7 cũng nhấn mạnh, các bên cần tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và Hoa Đông. Bất cứ tuyên bố chủ quyền nào cũng đều phải dựa trên luật pháp quốc tế, và các nước cần “tránh các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng”, “không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để tuyên bố chủ quyền”. Tuy nhiên, một lần nữa tuyên bố của G7 không đề cập cụ thể đến quốc gia nào.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Tương lai châu Á lần thứ 22 tại Tokyo ngày 30/5, cựu thủ tướng Singapore Goh Chok Tong cũng đề cập về việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động cải tạo và xây dựng phi pháp trên Biển Đông như xây đường băng, cảng biển, triển khai khí tài quân sự. Cựu thủ tướng Chok Tong nhận định: “Tranh chấp sẽ không thể được giải quyết bằng khái niệm có sức mạnh là có quyền”.
Cựu thủ tương Singapore Goh Chok Tong trong bài phát biểu tại Hội nghị quốc tế về tương lai châu Á ngày 30/5
Trong bài phát biểu, ông nhận định sự nổi lên của Trung Quốc đang tác động đến cán cân quyền lực châu Á và điều này thể hiện rõ hơn hết trên Biển Đông, nơi đại diện cho những điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc và Mỹ. “Mỹ vẫn sẽ là nước có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu trong tương lai.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang dần tạo được sự ảnh hưởng, bằng chứng là nhiều nước châu Á đều coi Bắc Kinh là đối tác kinh tế lớn nhất hoặc lớn thứ hai. Sự cạnh tranh giữa có các nước lớn là điều khó tránh khỏi, nhưng không nước nào muốn lựa chọn đứng về phía Mỹ hoặc Trung Quốc”, hãng tin Nikkei (Nhật Bản) dẫn lời ông Chok Tong.
Trong khi nói rằng sự ổn định của khu vực châu Á sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc, ông Goh khẳng định “khu vực này đủ lớn để các nước chung sống cách hòa bình và giải quyết các vấn đề trên tinh thần xây dựng, không làm gia tăng căng thẳng”. Ông đồng thời nhắc lại tầm quan trọng của việc giải quyết quyết các tranh chấp một cách hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Phương Anh
Theo_Người Đưa Tin
G7 quan ngại tình hình Biển Đông, kêu gọi giải quyết tranh chấp hòa bình
Lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) hôm nay bày tỏ ngại trước căng thẳng trên biển tăng cao ở châu Á, kêu gọi không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
Lãnh đạo các nước G7 cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu chụp ảnh chung tại hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
G7 quan ngại về tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, AFP dẫn thông báo của G7 tại cuối hội nghị thượng đỉnh, tổ chức trong hai ngày 26 và 27/5 tại Nhật Bản, cho biết. Thông báo không nhắc đích danh một quốc gia nào.
G7, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức, Italy và Canada, tái khẳng định tranh chấp cần được giải quyết "hòa bình" và tôn trọng "tự do đi lại trên biển, trên không".
Các lãnh đạo G7 còn nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền cần phải dựa trên luật pháp quốc tế. Các quốc gia nên kiềm chế, không có "hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng" và tránh "sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép để củng cố tuyên bố chủ quyền".
Tuyên bố trên xuất hiện vào thời điểm căng thẳng ở Biển Đông tăng cao. Trung Quốc đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi có nhiều tuyến hàng hải quan trọng đi qua, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Philippines, Việt Nam. Nước này tiến hành bồi đắp, cải tạo phi pháp một số thực thể bất chấp sự phản đối từ khu vực và quốc tế.
Trung Quốc còn có tranh chấp với Nhật Bản, thành viên G7, về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, làm dấy lên lo ngại Bắc Kinh có thể dùng vũ lực để củng cố tuyên bố của họ nếu cần.
Như Tâm
Theo VNE
Nhà báo Séc: Trung Quốc vi phạm chuẩn mực quốc tế ở Biển Đông Các sự kiện gần đây ở Biển Đông đang thu hút sự quan tâm của những người Séc nghiên cứu về Đông Nam Á. Nhà báo Milos Krejci trả lời phỏng vấn TTXVN. (Ảnh: Ngọc Mai/Vietnam ) Ngày 23/3 phóng viên TTXVN tại Prague đã có cuộc trao đổi với nhà báo Milos Krejci, cây bút chuyên về khu vực châu Á, xung...