Trung Quốc muốn có “chủ quyền Internet”
Khi Internet ngày càng trở nên quan trọng với các hoạt động hàng ngày của chính phủ và các công ty đa quốc gia, Trung Quốc đã kêu gọi cần có “chủ quyền internet”.
Trong một bài viết dài cả một trang trên số báo ra hôm thứ Hai vừa qua, tờ báo phát ngôn chính thức của Đảng cộng sản Trung Quốc, People’s Daily, đã thảo luận về vai trò của Trung Quốc khi giải quyết các vấn đề về Internet và cơ sở hạ tầng Internet trên toàn cầu.
Bài báo đã phỏng vấn 5 chuyên gia Trung Quốc, trong đó có Phương Tân Hưng (Fan Binxing), người được gọi là “cha đẻ” nổi tiếng của phần mềm tường lửa Great Firewall. Kết quả: họ tin rằng mỗi quốc gia nên có quyền lực tối đa trong việc định đoạt lưu lượng truy cập Internet trong và ngoài lãnh thổ của mình. Đó là khái niệm mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền Internet”, và mặc dù các chuyên gia trong bài báo có ý kiến khác nhau, song thông điệp cối lõi là mỗi nước nên có quyền cai trị Internet theo cách riêng mà họ thấy phù hợp.
Một thông điệp nữa theo Trung Quốc là từ lâu Mỹ đã gây ảnh hưởng quá nhiều trong việc quản trị Internet, và các tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden cho thấy sự đạo đức giả của Mỹ khi kêu gọi mở cửa cho Internet, trong khi lại liên tục theo dõi các chính phủ, công ty nước ngoài và các cá nhân.
Gần đây, chính phủ Mỹ nói họ có kế hoạch sẽ không kiểm soát cơ quan chức năng quản lý các địa chỉ và tên miền Internet, trong một động thái xoa dịu các căng thẳng sau những rò rỉ của Snowden và cũng để khuyến khích sự hợp tác quốc tế về quản lý Internet. Tuy nhiên, một số công ty phần cứng và Internet của Mỹ vẫn tiếp tục kiếm soát phàn lớn lưu lượng internet toàn cầu.
Một số dịch vụ của Google đã bị chặn trước ngày kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn vừa qua
“Chủ quyền internet” là một ý tưởng phù hợp với các luật pháp quốc tế, báo People’s Daily viết. “Từ quan điểm cụ thể, mỗi quốc gia nên có quyền thực thi các chính sách internet theo nhu cầu của họ. Các quốc gia khác không có quyền can thiệp”.
Video đang HOT
Xét ở một khía cạnh khác, một số người cho rằng việc thu nhỏ vai trò của Mỹ có thể dẫn đến sự phân mảnh Internet – chẳng hạn như nó sẽ khiến internet của Trung Quốc bị chia cắt, tách biệt hơn so với phần còn lại của thế giới web.
Những giận dữ về hành vi gián điệp mạng của Mỹ vẫn tiếp tục, nhưng câu hỏi quan trọng hơn vào thời điểm này là liệu thế giới có tốt đẹp hơn với chính sách “chủ quyền Internet” mà Trung Quốc đặt ra?
Theo Wall Street Journal
NÓNG 24h: Bầu Kiên phản pháo cáo trạng; Hàng chục công nhân tiếp tục bị ngộ độc
Ngày thứ hai phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm; thông tin mới nhất về giàn khoan HD981,... đáng chú ý nhất trong ngày.
Tình hình biển Đông tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận
Bầu Kiên khẳng định không làm sai pháp luật
Ngày thứ hai diễn ra phiên tòa, trả lời trong phần xét hỏi, bầu Kiên luôn khẳng định: "Tôi kinh doanh như đúng trong giấy phép. Trong công ty không có khái niệm chỉ đạo, không có ai có quyền chỉ đạo, tôi thực hiện theo nghị quyết của HĐQT".
Tòa hỏi ông Kiên về việc Công ty Thiên Nam kinh doanh vàng trạng thái, bầu Kiên cho biết HĐQT chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của công ty. "Cáo trạng dùng từ không chính xác, đó là pháp nhân đặt lệnh mua bán vàng chứ không phải cá nhân đặt lệnh. Công ty Thiên Nam đặt lệnh chứ không phải bị cáo".
Bầu Kiên tại phiên tòa ngày 21/5
Trước các trả lời này của đại diện các cơ quan nhà nước, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho rằng các cơ quan mà tòa triệu tập không đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi của tòa. Bị cáo tiếp tục kiến nghị triệu tập đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp VN, bà Phạm Chi Lan (nguyên phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN, người tham gia soạn thảo Luật doanh nghiệp) tham gia phiên tòa với tư cách là nhân chứng vụ án.
Theo ông Kiên, "vụ án này không liên quan đến một mình tôi mà liên quan đến hàng trăm ngàn lãnh đạo doanh nghiệp".
Phó Thủ tướng điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thông báo những diễn biến mới nhất liên quan đến việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; cho biết Trung Quốc liên tục gia tăng số lượng tàu, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ lớn... khiến tình hình rất căng thẳng.
Về vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Kerry đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam thể hiện trong việc kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và đối thoại, không để căng thẳng leo thang, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực; bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến gần đây tại Biển Đông; coi việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông là hành động khiêu khích, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực.
Hàng chục công nhân tiếp tục bị ngộ độc
Rạng sáng 20/5, sau ca làm đêm, 380 công nhân làm việc tại Công ty TNHH MCNEX Vina (Khu công nghiệp Phúc Sơn, TP Ninh Bình) được bố trí ăn bữa khuya tại nhà ăn của công ty.
Khoảng 3h cùng ngày, 29 công nhân có triệu chứng đau bụng, buồn nôn phải nhập viện cấp cứu.
Một ngày trước đó, gần 90 lao động tại nhà máy này cũng phải nhập viện điều trị vì bị choáng váng, đau bụng, buồn nôn sau bữa ăn trưa.
Như vậy trong hai ngày liên tiếp (19 và 20/5), tổng cộng 118 công nhân nhà máy MCNEX phải đi cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm. Hiện phần lớn các công nhân đã ổn định sức khỏe, nhiều người đã xuất viện.
Trung Quốc cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ
Tàu CSB Việt Nam lập đội hình tuần tra
Theo Reuters/AP/Kyodo, ngày 21/5, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh cam kết giải quyết một cách hòa bình các cuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ.
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao lần thứ 4 về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố lòng tin ở châu Á (CICA) ở thành phố Thượng Hải, ông Tập Cận Bình kêu gọi thiết lập một cấu trúc hợp tác an ninh châu Á mới dựa trên một nhóm khu vực, trong đó có Nga và Iran, song loại trừ Mỹ.
Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc không đề cập tới vụ tranh chấp với Việt Nam liên quan tới giàn khoan dầu mỏ Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trên Biển Đông trong bài phát biểu này.
Theo Xahoi