Trung Quốc muốn chế tạo tàu ngầm có thể tới bờ biển Mỹ trong chưa tới 2 giờ
Đi từ Thượng Hải tới San Francisco trong chưa đầy 2 giờ nghe có vẻ không tưởng, nhưng Trung Quốc tin rằng nước này sẽ thiết kế thành công một phương tiện dưới nước có thể biến ý tưởng đó thành hiện thực.
Trung Quốc muốn phát triển tàu ngầm siêu thanh.
Trung Quốc đã tiến gần hơn một bước nhằm chế tạo một tàu ngầm siêu thanh vốn có thể đi từ Thượng Hải tới San Francisco chỉ trong 100 phút.
Công nghệ mới, được một nhóm các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân phát triển, giúp một tàu ngầm hoặc một ngư lôi di chuyển ở tốc độ cực cao dưới nước – khoảng 5.800 km/h.
Li Fengchen, một giáo sư về thiết kế và máy móc di động, cho hay phương pháp sáng tạo của nhóm là tạo một “bong bóng khí” cần thiết cho một cuộc di chuyển nhanh dưới nước. Tàu ngầm sẽ nằm trọn trong bong bóng khí này để tránh lực cản của nước.
Ý tưởng trên được dựa trên định nghĩa “siêu bong bóng” của Liên Xô, vốn bao gồm việc thiết kế một bong bóng khí khổng lồ quanh một vật thể để tránh ma sát và giúp di chuyển nhanh dưới nước.
Video đang HOT
Thiết kế tàu ngầm thông thường (trên) và tàu ngầm siêu thanh của Trung Quốc (dưới).
Về mặt lý thuyết, một phương tiện siêu thanh di chuyển với vận tốc lên tới 5.800 km/h đồng nghĩa với việc một chuyến đi xuyên Thái Bình Dương chỉ mất 100 phút, trong khi một hành trình xuyên Đại Tây Dương chỉ mất chưa tới 1 giờ.
Nhưng dù có nhiều tiến bộ, giáo sư Li cho hay vẫn còn nhiều trở ngại quan trọng mà các nhà khoa học phải vượt qua, như việc kiểm soát thiết bị lái chính xác và tạo một động cơ đủ khỏe để có thể chịu được toàn bộ quá trình hoạt động.
Nhiều thông tin chi tiết liên quan tới công nghệ trên hiện vẫn còn chưa rõ ràng, vì dự án được xem là một bí mật quân sự.
Đã xuất hiện những lo ngại rằng công nghệ trên có thể được sử dụng để phát triển các vũ khí thậm chí nguy hiểm hơn.
Công nghệ “siêu bong bóng” vẫn được sử dụng để tạo ra các ngư lôi di chuyển nhanh và các vũ khí khác. Mỹ, Nga, Đức và Iran cũng đang nghiên cứu về vấn đề này.
An Bình
Theo Dantri/RT, SCMP
Mỹ kết hợp UAV X-47B và chiến đấu cơ trên tàu sân bay
Hải quân Mỹ vừa thông báo cuộc diễn tập kết hợp giữa máy bay không người lái (UAV) X-47B và chiến đấu cơ F/A-18, hoạt động lần đầu tiên trên cùng một tàu sân bay.
Chuyến bay thử nghiệm của X-47B được hoàn thành hôm 17-8 trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở phía Đông Đại Tây Dương. Các quan chức Hải quân Mỹ ca ngợi đây là mốc đánh dấu quan trọng cho lĩnh vực hàng không của hải quân khi lần đầu tiên để UAV bay cùng các máy bay có người lái trên không cũng như xuất phát từ tàu sân bay.
Người quản lý chương trình, Đại úy Beau Duarte, cho biết: "Ngày hôm nay, chúng tôi trình diễn khả năng cất và hạ cánh trên tàu sân bay của X-47B cũng như kết hợp bay với máy bay có người lái trong khi vẫn duy trì hoạt động trên tàu sân bay bình thường. Đây là chìa khóa mở ra cánh cửa UAV - tàu sân bay trong tương lai".
X-47B (trái) diễn tập cùng F/A-18 trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Ảnh: U.S. Navy
Không giống như Predator hoặc các loại máy bay chiến đấu cánh quạt khác, X-47B là máy bay phản lực tàng hình sử dụng điện năng. Nó được chế tạo bởi tập đoàn công nghệ hàng không Northrop Grumman của Mỹ, gần giống phiên bản máy bay ném bom tàng hình B-2 cỡ nhỏ.
X-47B có khoang vũ khí tải trọng 4,5 tấn. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ cho biết không có ý định trang bị vũ khí cho chiếc UAV này.
Theo Northrop, sau khi cất cánh hôm 17-8, X-47B hạ cánh từ độ cao 365 m xuống sàn tàu sân bay khi đang ở tốc độ 193 km/h, dựa vào bộ điều khiển xử lý di chuyển tự động. Tiếp đó, chiếc F/A-18 hạ cánh gần phía sau đuôi X-47B.
Chiếc UAV thử nghiệm có sải cánh 18,9 m, bay ở độ cao tối đa hơn 12 km. Tầm bắn của X-47B vào khoảng 2.400 km, có thể đạt tốc độ cận âm. Nếu một chiếc máy bay có người lái chỉ duy trì được thời gian bay khoảng 10 giờ/lần thì chiếc X-47B có thời gian bay gấp ba lần.
Bên cạnh đó, X-47B còn có khả năng tự động cất và hạ cánh cũng như tự tiếp nhiên liệu. Chi phí cho kế hoạch hoàn thiện X-47B ước tính khoảng 5,9 tỉ USD, hoàn thành năm 2020.
Theo NLD
Uruguay sẽ được mở rộng thềm lục địa lên 350 hải lý Uruguay đã nhận được sự ủng hộ của một tiểu ban về vấn đề ranh giới trên biển của Liên hợp quốc (LHQ) về việc mở rộng thềm lục địa từ 200 hải lý hiện nay lên khoảng 350 hải lý tại Đại Tây Dương. Trong cuộc họp báo tại thủ đô Montevideo ngày 22/8, Ngoại trưởng Uruguay Luis Almagro cho biết tháng...