Trung Quốc “mở toang cửa”, lượng khách quốc tế vẫn kém mặn mà đến thưa thớt
Thời trước đại dịch, Tử Cấm Thành vốn đông nghịt khách quốc tế, thì nay mỗi ngày chỉ có khoảng 20-30 người.
Jay Li, một hướng dẫn viên du lịch địa phương cho rằng, con số này “đã là rất nhiều”.
Hè đang là mùa du lịch cao điểm ở Trung Quốc. Vé vào điểm tham quan nổi tiếng ở Bắc Kinh – Tử Cấm Thành đã bán hết sạch chỉ sau vài phút. Đường phố đông đúc, ga tàu điện ngầm chật kín người. Nhưng lượng khách nước ngoài vẫn rất ít.
Khách Trung Quốc xếp hàng vào thăm Tử Cấm Thành (Ảnh: Ribao).
Jay Li, một hướng dẫn viên du lịch địa phương, cho biết, đến Tử Cấm Thành những ngày này, nếu tìm thấy 20-30 khách nước ngoài “đã là rất nhiều”. Hầu hết người nước ngoài tới Trung Quốc sau đại dịch chủ yếu vì lý do công tác, rồi tranh thủ du lịch. So với trước thời Covid-19, khách quốc tế chỉ bằng khoảng 20%.
Khách quốc tế “kém mặn mà”
Ngay cả khi kế hoạch tăng các chuyến bay quốc tế được triển khai cũng không dẫn tới tình trạng khách du lịch đổ xô tới Trung Quốc như trước dịch. “Quốc gia tỉ dân” từng đón trung bình khoảng 136 triệu lượt khách mỗi năm.
Ông James Riley, CEO của tập đoàn Mandarin Oriental nhận định, lượng khách nước ngoài tới Trung Quốc trong thời gian qua vẫn ở con số “rất khiêm tốn”. Rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.
Các chuyên gia nhận định, du lịch hàng không về cơ bản “đã cạn kiệt trong thời kỳ Covid-19″ nên cần có thời gian xây dựng.
Trung Quốc đang tìm nhiều biện pháp để thu hút thêm khách nước ngoài (Ảnh: News).
Video đang HOT
Thêm nữa, một yếu tố khác khiến Trung Quốc trở thành điểm đến “gây khó khăn” với khách quốc tế ở việc sử dụng các nền tảng thanh toán kỹ thuật số vốn thường dành riêng cho người dân tại quốc gia này.
Thẻ tín dụng nếu không phải do ngân hàng Trung Quốc phát hành, sẽ hiếm khi được chấp nhận. Du khách thường khó sử dụng tiền mặt. Nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú cho tới các bách hóa lớn, quầy hàng vỉa hè, siêu thị, chỉ chấp nhận các hệ thống thanh toán địa phương như WeChat Pay hay Alipay.
Barbara Kosmun, một du khách người Slovenia, tới Trung Quốc dịp hè này để thăm gia đình bạn bè.
Từng tới đây vào năm 2019, nhưng trong lần trở lại này, cô nhận thấy “hệ thống thanh toán kỹ thuật số của Trung Quốc có vẻ khó khăn hơn trước kia”. Sau 5 lần thử tải ảnh hộ chiếu để kích hoạt tại tài khoản nhưng không thành công, Kosmun đành nhờ bạn bè trả tiền giúp.
Hệ thống thanh toán kỹ thuật số ở Trung Quốc được xem là một trong những rào cản với khách nước ngoài (Ảnh: Times).
“Trung Quốc là quốc gia thân thiện nhất thế giới, miễn là bạn biết ngôn ngữ phổ thông, có thẻ ngân hàng ở đây”, Kosmun nhận xét.
Ngoài ra, vấn đề xin thị thực cũng là thách thức với nhiều khách nước ngoài. Họ cần tới đại sứ quán hoặc trung tâm tiếp nhận hồ sơ và xếp hàng.
SCMP từng đưa tin về trường hợp du khách ở Singapore xếp hàng hơn 16 tiếng để chờ lấy lịch hẹn xin thị thực. Hiện tại, mỗi khách Mỹ phải chi khoảng 185 USD (hơn 4,4 triệu đồng) để xin thị thực vào Trung Quốc.
Trong một bài đăng trên trang web Zhihu của Trung Quốc hồi tháng 6 vừa qua nhận được nhiều lượt chia sẻ rộng rãi. Nội dung bài viết nhấn mạnh rằng, khách Mỹ đang có xu hướng thích đi Đông Nam Á hoặc châu Âu du lịch hơn.
Khách Trung Quốc “lười” xuất ngoại
Khách Trung Quốc đông nghịt ở các điểm du lịch trong nước (Ảnh: Ribao)
Theo cuộc khảo sát hồi tháng 4 do Dragon Tail International thực hiện cho thấy, yếu tố chính khiến khách Trung Quốc không muốn du lịch nước ngoài vì lo ngại sự “mất an toàn” ở các nước. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân như vấn đề sức khỏe, khó khăn xin thị thực, chi phí cao.
Kết quả cho thấy, 58% người tham gia khảo sát cho biết, họ chắc chắn không rời khỏi Trung Quốc trong năm 2023 hoặc “không chắc có nên xuất ngoại hay không”.
Tình hình kinh tế ảm đạm cũng là lý do “kìm hãm chi tiêu”. Khách Trung Quốc đang có xu hướng thích du lịch gần nhà.
Từ những yếu tố trên, các nhà chức trách kỳ vọng thị trường du lịch nội địa sẽ tạo ra doanh thu khoảng 700 tỷ USD trong năm 2023.
Những điểm đến đang hút khách nội địa phải kể tới Thành Đô, Côn Minh, Hàng Châu, Tây An – “quê hương” của đội quân đất nung phục vụ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng và Urumqi, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương.
Phí tham quan đảo Lý Sơn
Thông tin thu phí tham quan đảo Lý Sơn nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Lý Sơn mỗi năm đón 170 ngàn lượt du khách, trong đó có 2.000 khách quốc tế. Ảnh minh họa/INT
Tháng 7/2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi thông qua Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí tham quan trên địa bàn huyện Lý Sơn nhưng vì tình hình dịch bệnh nên tạm hoãn từ đó đến nay.
Mới đây, chính quyền huyện Lý Sơn nhắc lại chuyện này và sẽ tiến hành thu phí vào năm 2024. Thông tin này lập tức nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Có ý kiến cho rằng cần phải thu phí tham quan để dùng số tiền đó sửa sang lại các điểm di tích và dọn rác phục vụ cho chính du khách. Lại cũng có ý kiến không đồng tình với việc thu phí này vì ở Lý Sơn, cơ sở hạ tầng quá yếu, khâu phục vụ cũng không được như các nơi khác, giờ lại thu phí thì sẽ mất khách...
Ý kiến nào cũng đưa ra những lý lẽ để bảo vệ cho quan điểm ủng hộ hoặc phản đối của mình. Riêng chính quyền huyện Lý Sơn thì ... kiên quyết thu. Vì nếu thu với mức 80.000 đồng cho một khách tham quan ở đảo Lớn và 20.000 đồng cho khách tham quan đảo Bé thì mỗi năm ước thu được 8 tỷ đồng, trừ 30% lương cho đơn vị vận hành bán vé thì ngân sách huyện sẽ có thêm 5,6 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền trên sẽ phục vụ trực tiếp cho việc trùng tu, bảo vệ, sửa sang các điểm tham quan và vệ sinh môi trường.
Chính quyền huyện đảo Lý Sơn cũng nói rõ là số "phí tham quan" chỉ áp dụng cho khách du lịch còn khách đi công tác sẽ miễn hoặc giảm tùy theo từng đối tượng. Nếu phương án trên đây được triển khai như quyết tâm của huyện Lý Sơn thì bắt đầu từ Tết Dương lịch 2024 này, khách ra đảo Lý Sơn phải tốn thêm 100.000 đồng nếu thăm cả 2 đảo Lớn và đảo Bé.
Thực ra số tiền trên không lớn đối với một du khách khi muốn khám phá hòn đảo này chỉ vì... mê các miệng núi lửa hoặc muốn có một tấm ảnh check-in Cổng Tò Vò hay tận mắt xem Chùa Hang như thế nào chẳng hạn.
Điều mà đa số ý kiến không đồng tình với chuyện thu phí này còn băn khoăn là liệu sau một vài năm có nguồn thu ổn định mà các điểm di tích vẫn luộm thuộm hoặc cả đảo ngập trong rác thải thì khách sẽ không đến Lý Sơn nữa!
Lý Sơn mỗi năm đón 170 ngàn lượt du khách, trong đó có 2.000 khách quốc tế (số liệu năm 2023). Đây cũng là hòn đảo mà số lượng di tích văn hóa, lịch sử khá đậm đặc với 25 di tích được xếp hạng, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia cùng với nhiều thắng cảnh độc đáo.
Đặc biệt, hòn đảo này còn trầm tích trong lòng nó câu chuyện lịch sử 300 năm kể từ khi cha ông mở cõi về phương Nam, trong đó có việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải quần đảo Hoàng Sa.
Với những gì mà Lý Sơn có được như thế, đủ sức để hấp dẫn du khách thì việc thu phí tham quan cũng không có gì phải bàn tới bàn lùi. Vấn đề ở chỗ, các nhà quản lý hòn đảo này cần học tập chính quyền Hội An tỉnh Quảng Nam trong việc "lấy du lịch nuôi du lịch".
Cù Lao Chàm của Hội An là hòn đảo không nhiều điểm tham quan và các di tích lịch sử, văn hóa dày đặc như Lý Sơn mà họ vẫn bán vé tham quan với giá 70.000 đồng/khách.
Thế nhưng chẳng ai nói mắc hay rẻ vì đây là hòn đảo sạch, trong lành thực sự từ cách ứng xử của người dân với khách lẫn môi trường trên đảo. Đây cũng là hòn đảo đầu tiên ở Việt Nam nói không với túi ni lông hơn 10 năm nay.
Lý Sơn nên học Hội An chứ không phải đi đâu cho xa trước khi quyết định thu phí tham quan.
Du lịch trải nghiệm châu Á nổi trội trên 'phiên bản mới bản đồ thế giới' Phiên bản mới bản đồ thế giới hấp dẫn vừa được tiết lộ, cho thấy danh sách 'Top 10 các điểm đến là trải nghiệm mơ ước của du khách toàn cầu'. Trong đó nổi lên 'Thiên đường trên Ấn Độ Dương' Maldives cùng 3 điểm đến châu Á hút khách khác. Trên phiên bản mới bản đồ thế giới, Maldives đứng đầu...