Trung Quốc mở rộng điều tra tham nhũng sang lĩnh vực tài chính
Theo tin nước ngoài, ngày 3/2, Ngân hàng Bắc Kinh cho biết ông Lục Hải Quân, thành viên Ban Giám đốc ngân hàng này, đang bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Thành viên Ban Giám đốc ngân hàng Bắc Kinh Lục Hải Quân. (Nguồn: bjmac.gov.cn)
Đây là lãnh đạo ngân hàng cấp cao mới nhất bị “ngã ngựa” trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng chiến dịch chống tham nhũng sang lĩnh vực tài chính.
Vụ việc trên diễn ra sau khi Chủ tịch Ngân hàng Dân Sinh Trung Quốc (China Minsheng Banking Corp) Mao Hiểu Phong từ chức hôm 1/2 vì lý do cá nhân sau khi truyền thông loan tin nhân vật này đang bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) điều tra.
Video đang HOT
Truyền thông Trung Quốc đã liên hệ vụ việc của ông Mao Hiểu Phong với cuộc điều tra ông Lục Hải Quân, lưu ý rằng hai nhân vật này đều đi lên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.
Theo tuyên bố đăng trên trang web của Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải tối 2/2, ông Lục Hải Quân nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Năng lượng Bắc Kinh và cổ đông của Ngân hàng Bắc Kinh./.
Theo (Vietnam )
Trung Quốc mạnh tay "đả hổ, diệt ruồi" trong giới truyền thông
Trong năm 2015, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" trong lĩnh vực xuất bản, phát thanh và truyền hình, một quan chức chống tham nhũng của nước này tiết lộ.
Người dân Trung Quốc đang theo dõi một sự kiện thể thao trên TV. (Ảnh:SCMP)
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 30/1 đưa ra thông tin trên, dẫn lời Bà Lý Thu Phương, người đứng đầu tổ điều tra của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) tại Cục Quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, phát thanh, điện ảnh và truyền hình Trung Quốc.
Bà Lý cho biết tổ điều tra đã nghiên cứu các thủ đoạn phổ biến, đặc biệt là "luật bất thành văn", của các quan chức tham nhũng trong ngành công nghiệp truyền hình. Tổ này đã phát hiện nhiều vụ tham nhũng trong các hoạt động mua lại phim truyền hình, tổ chức các gala biểu diễn nghệ thuật hay mở các kênh truyền hình vệ tinh.
Bên cạnh đó, bà Lý thông báo các hoạt động quảng cáo, đưa tin hay mở chi nhánh tại nước ngoài cũng đang được chú trọng, bởi đây cũng là các lĩnh vực có nhiều hành vi tham nhũng. Bà cũng nhận định Ủy ban CCDI sẽ ban hành những quy tắc dành cho các viên chức xuất bản, phát thanh và truyền hình.
Theo bà Lý, có 49 quan chức trong lĩnh vực trên bị điều tra tham nhũng trong năm 2014, đây là con số cao nhất trong 5 năm qua. Thời báo Bắc Kinh đưa tin, kể từ tháng 10/2014, 6 quan chức đài truyền hình tỉnh An Huy đã sa lưới. Báo này cũng cho hay, một quan chức phụ trách kiểm duyệt các bộ phim truyền hình của các nhà sản xuất Trung Quốc chịu bản án hơn 10 năm tù sau khi bị phát hiện nhận hối lộ 300.000 NDT.
La Phương Hoa (trái), em dâu của vợ ông Lệnh Kế Hoạch (phải). (Ảnh: Shanghai Daily)
Đầu tháng 1/2015, báo chí Trung Quốc đưa tin La Phương Hoa, một nhà sản xuất 46 tuổi tại Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã bị bắt giữ vào cuối tháng trước.
Dù nhiều người cho rằng bà La bị bắt giữ vì có liên quan đến vụ việc tham nhũng của người họ hàng gần là cựu Chánh văn phòng trung ương đảng Lệnh Kế Hoạch. Tuy nhiên, Paper.cn cho hay kể từ năm ngoái, ít nhất 8 người làm việc cho kênh kinh doanh của CCTV đã bị bắt giữ, trong đó có 2 cấp trên cũ của bà La và một người dẫn chương trình nổi tiếng.
Chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang được đẩy mạnh. Mới đây, một hoạt động điều tra các "cái chết bất thường" của đảng viên nước này đã được khởi động sau khi có tin hàng loạt quan chức tự sát khi bị tình nghi tham nhũng.
Thoa Phạm
Theo SCMP
Chu Vĩnh Khang đã để lại di họa lớn Đó là tuyên bố mới nhất của đại diện Ủy ban phòng chống tham nhũng tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) khi bày tỏ quyết tâm nhằm dọn dẹp ảnh hưởng tiêu cực của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, người đang bị bắt giam điều tra vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng". Chu Vĩnh Khang (ảnh: China daily) Theo Ủy...