Trung Quốc mở ra cơn ác mộng cho TikTok, Alibaba
Nhà chức trách Trung Quốc muốn hạn chế các công ty Internet sử dụng thuật toán đề xuất video và nội dung liên quan. Đây chính là “công nghệ lõi” của những nền tảng mạng xã hội.
Theo Bloomberg , Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) vừa công bố dự thảo luật gồm 30 nội dung, quy định về việc quản lý thuật toán đề xuất, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến những công ty như ByteDance (tập đoàn mẹ của TikTok), Tencent Holdings và Kuaishou.
Bộ quy tắc này cấm các hành vi “gây nghiện hoặc tiêu thụ nội dung quá mức”, cũng như bất kỳ hoạt động nào đe dọa an ninh quốc gia, phá vỡ trật tự xã hội và kinh tế. Không chỉ mạng xã hội, thuật toán đề xuất còn là phần quan trọng của những công ty thương mại điện tử như Alibaba.
Đến lượt thuật toán gây nghiện của mạng xã hội rơi vào tầm ngắm của cơ quan quản lý Trung Quốc.
Cụ thể, dự thảo quy định doanh nghiệp phải công khai các nguyên tắc cơ bản của thuật toán, giải thích mục đích và cơ chế đề xuất theo cách dễ hiểu. Họ phải cung cấp cho người dùng tùy chọn tắt đề xuất và thực hiện ngay lập tức yêu cầu không tham gia.
Các nhà cung cấp phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra các thuật toán và dữ liệu, tránh tạo ra “ám ảnh” cho người dùng, khiến họ chi tiêu quá mức hoặc các hành vi khác ảnh hưởng đến trật tự và đạo đức công cộng.
Trung Quốc khuyến khích các công ty tuân thủ giá trị chủ đạo, truyền bá năng lượng tích cực. Mọi hành vi sử dụng thuật toán để thiết lập tài khoản giả mạo, tác động làm sai lệch thứ hạng và kết quả tìm kiếm nhằm mang lại lợi ích cho nhà cung cấp, ảnh hưởng đến trào lưu trực tuyến hoặc tránh né sự giám sát của cơ quan quản lý đều bị nghiêm cấm.
Nhà cung cấp thuật toán gây ảnh hưởng đến dư luận, lôi kéo người dùng cần được cơ quan quản lý xem xét và chấp thuận. Những hành vi trái quy định có thể bị phạt đến 46.000 USD và yêu cầu chấm dứt sử dụng.
Video đang HOT
Các thuật toán của ngành công nghệ đã trở thành vấn đề gây tranh cãi trên khắp thế giới. Facebook, Google bị cáo buộc cung cấp tin bài, video làm trầm trọng thêm sự phân cực chính trị và thúc đẩy bạo lực.
Trong phiên chất vấn của Quốc hội Mỹ vào tháng 3, những tập đoàn này bị cáo buộc sử dụng thuật toán để lôi kéo trẻ em trên các dịch vụ như YouTube và Instagram.
Tuy nhiên, trong khi chính phủ Mỹ vẫn chật vật với việc quản lý những gã khổng lồ trên Internet thì phía Trung Quốc lại thể hiện thái độ cứng rắn hơn. Chính quyền Bắc Kinh đã có hàng loạt biện pháp “chỉnh đốn” hoạt động kinh doanh, chống hành vi động quyền, cạnh tranh không lành mạnh trong ngành công nghệ.
Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc sẽ lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo quy định mới trong vòng 30 ngày. Theo SCMP, chưa rõ thời gian ban hành và áp dụng quy định mới.
Quy định mới có thể tác động đến cả những công ty không kinh doanh mạnh xã hội, chẳng hạn Alibaba. Tập đoàn thương mại điện tử này sử dụng thuật đoán để quảng cáo sản phẩm đến những khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, Apple cũng có công nghệ riêng khiến cho người dùng hướng đến những sản phẩm nhất định trên Apple Store.
Lời cảnh tỉnh cho giới công nghệ Trung Quốc
Các ông lớn công nghệ Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị giám sát chặt chẽ hơn sau khi nhà chức trách nước này phản đối văn hóa làm việc 996.
Hôm 27/8, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc tuyên bố lịch làm việc từ 9-21h, 6 ngày/tuần phổ biến trong lĩnh vực công nghệ (văn hóa 996) là trái quy định pháp luật, vi phạm quyền lợi của người lao động.
Theo SCMP , đây là lời cảnh báo đanh thép của các cơ quan quản lý Trung Quốc đối với những gã khổng lồ công nghệ của nước này, vốn kêu gọi nhân viên tham gia vào lịch trình làm việc khốc liệt trong nhiều năm qua.
Vi phạm pháp luật lao động
"Gần đây, tình trạng làm thêm giờ quá mức trong một số ngành công nghiệp nhận được sự nhiều quan tâm", Tòa án Nhân dân Tối nêu trong tài liệu đồng phát hành với Bộ Nguồn nhân lực và An sinh Xã hội Trung Quốc.
Giới chức nước ngày cho rằng người lao động xứng đáng được hưởng quyền lợi nghỉ ngơi, chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ tuân thủ quy định hệ thống giờ làm việc quốc gia.
Văn hóa làm việc 996 của giới công nghệ Trung Quốc vừa bị đặt ngoài vòng pháp luật.
Tài liệu trích dẫn 10 trường hợp vi phạm quy tắc lao động của một số công ty ở các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả ngành công nghệ. Việc yêu cầu nhân viên hoạt động theo lịch như vậy "đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thời gian làm thêm", tòa án tuyên bố.
Chẳng hạn, sự việc diễn ra ở một công ty chuyển phát nhanh (không nên tên), doanh nghiệp đã sa thải nhân viên chỉ vì người này phản đối làm từ 9-21h mỗi ngày và 6 ngày/tuần. Lịch làm việc này được viết trong nội quy của công ty. Tuy nhiên, cơ quan quản lý khẳng định đây là hành vi sai trái, buộc phía chủ lao động phải bồi thường 1.234 USD.
Trong một vụ khác, nhân viên ngành truyền thông bất tỉnh trong phòng vệ sinh lúc 5h30, sau đó chết vì trụy tim. Tòa án Trung Quốc khẳng định cái chết của người này có liên quan đến công việc và yêu cầu công ty bồi thường cho gia đình nạn nhân khoảng 62.000 USD. Mới đây, 2 nhân viên Pindoudou thiệt mạng, một vì làm việc quá sức, một tự sát.
Theo luật lao động của Trung Quốc, 996 vẫn có thể hợp pháp nếu không bị lạm dụng, bến thành một lịch trình cố định. Luật cho phép người lao động làm thêm tối đa 3h/ngày. Ca làm việc 12h hợp pháp nếu bao gồm 1h nghỉ trưa. Ngoài ra, tổng số giờ làm thêm mỗi tháng bị giới hạn ở mức 36h.
Lời cảnh báo đanh thép
Theo SCMP , việc công bố các vụ vi phạm luật lao động vào thời điểm này làm dấy lên suy đoán về khả năng nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu có lập trường cứng rắn hơn đối với giới công nghệ trong vấn đề sử dụng nhân viên.
Alibaba là một trong những ông lớn công nghệ Trung Quốc hô hào thực hiện lịch làm việc 996.
Văn hóa 996 là một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, đặc biệt đối với các startup đang chạy đua để mở rộng quy mô trên thị trường có tính cạnh tranh khốc liệt.
Chiến dịch chống 996 có thể nhắm trực tiếp vào các tập đoàn Internet khổng lồ như Alibaba, JD.com, Pinduoduo, ByteDance... Đây chính là những doanh nghiệp đề cao lối làm việc 996 trong nhiều năm qua, đồng thời cũng là điểm xuất phát luồng phản ứng gay gắt trước tình trạng bị bóc lột sức lao động quá mức, thậm chí bức tử nhân viên.
Ngoài ra, Financial Times nhận định, động thái mới của nhà chức trách Trung Quốc là một phần trong đợi chấn chỉnh, rà soát lớn đối với hoạt động kinh doanh tại nước này.
Các ông lớn công nghệ bắt đầu bị giám sát chặt chẽ hơn từ tháng 11/2020, khi Trung Quốc đình chỉ đợt phát hành cổ phiếu trị giá 37 tỷ USD của fintech Ant Group, do tỷ phú Jack Ma điều hành.
Jack Ma tiếp tục đón nhận tin xấu khi tập đoàn thương mại điện tử Alibaba do ông sáng lập chịu mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD vì vi phạm luật chống độc quyền.
Đến đầu tháng 7, Trung Quốc gỡ ứng dụng Didi Global trên các nền tảng di động, cấm đang ký tài xế và người dùng mới. Gã khổng lồ gọi xe bị cáo buộc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng bất hợp pháp. Vụ điều tra diễn ra ngay sau khi Didi IPO thành công trên sàn chứng khoán Mỹ.
Theo CNN , tính từ mức cao vào đầu năm đến tháng 8, vốn hóa của các công ty hàng đầu Trung Quốc đã bốc hơi 1.200 tỷ USD. Phần quan trọng trong số này đến từ các startup công nghệ.
Trung Quốc sắp cấm người livestream xoá bình luận Bên cạnh danh sách những sản phẩm bị cấm lên sóng, dự thảo luật livestream mới của Trung Quốc còn nhiều quy định liên quan đến bán hàng. Hôm 18/8, Bộ Thương mại Trung Quốc công bố dự thảo luật nhằm chấn chỉnh ngành công nghiệp livestream, trong đó liệt kê những mặt hàng bị cấm kinh doanh như đồ chơi tình dục,...