Trung Quốc mạnh tay với các nền tảng phát trực tiếp
Các nhà quản lý Trung Quốc nói sẽ xóa bỏ hành vi trốn thuế trong ngành dịch vụ phát trực tiếp ( livestream) ở nước này, với những người chơi chính bao gồm Kuaishou, Bilibili và Alibaba.
Theo Bloomberg, các nhà quản lý Trung Quốc gần đây cam kết tăng cường giám sát các nền tảng phát trực tiếp, đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với ngành công nghiệp đang bị chỉ trích trong những năm gần đây vì trốn thuế và vi phạm nội dung.
Dựa trên hướng dẫn mới từ cơ quan chính phủ, bao gồm Cơ quan Giám sát chống độc quyền và Cục Quản lý không gian mạng của Trung Quốc (CAC), các công ty sẽ được yêu cầu làm việc với chính quyền địa phương 6 tháng một lần về thông tin cá nhân của người phát trực tiếp, bao gồm tài khoản ngân hàng và thu nhập. Hai cơ quan quản lý không nêu tên các công ty cụ thể, nhưng ngành phát trực tiếp bị chi phối bởi những gã khổng lồ trực tuyến bao gồm Kuaishou Technology, Bilibili và Alibaba Group Holding.
Bilibili và Kuaishou, hai ứng dụng phát trực tuyến video nổi tiếng ở Trung Quốc
“Các nhà quản lý Trung Quốc muốn đảm bảo định dạng thương mại này không được phép phát triển như kế hoạch làm giàu nhanh chóng”, ông Michael Norris, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn AgencyChina ở Thượng Hải, nói.
Video đang HOT
Mua sắm thông qua phát trực tiếp đã biến thành “đấu trường” trị giá 60 tỉ USD ở Trung Quốc. Các gã khổng lồ thương mại điện tử và nền tảng truyền thông xã hội, đặc biệt là Kaishou và Bilibili, đang cạnh tranh nhau trong lĩnh vực này, kết hợp giải trí với mua sắm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, thúc đẩy các đơn đặt hàng online tại nhà cách nay hai năm.
Trong năm qua, chính quyền Bắc Kinh đã mạnh tay xử lý người và đơn vị trốn thuế trong lĩnh vực phát trực tiếp, ủng hộ chiến dịch vì “thịnh vượng chung” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các cơ quan quản lý đã phạt một số ngôi sao trực tuyến nổi tiếng nhất nước vì tội trốn thuế. Nổi bật trong số đó là Huang Wei, còn được gọi là Viya, người chuyên phát trực tiếp trên nền tảng Alibaba. Cô được yêu cầu phải trả 210 triệu USD tiền thuế, phí trả chậm và tiền phạt.
Giới chức Trung Quốc cũng phát động việc kiểm soát sâu rộng đối với khu vực tư nhân của đất nước hơn một năm trước, thực hiện quy định mới về mọi thứ, từ dịch vụ tài chính đến giáo dục trực tuyến và game. Bắc Kinh muốn thúc đẩy ngành công nghệ bớt chú trọng vào các dịch vụ internet vốn có thể bị coi là sự phân tâm của xã hội, thay vào đó tập trung vào công nghệ lõi như chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Trung Quốc siết chặt cạnh tranh không lành mạnh trên Internet
Giới chức Trung Quốc đang lấy ý kiến ở một dự luật nhằm ngăn cản hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên môi trường Internet.
Tổng cục Quản lý thị trường Trung Quốc (SAMR) mới đây đã ban hành dự luật nhằm ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên không gian mạng. Trong đó, các công ty Internet hoạt động ở Trung Quốc giờ đây phải tuân thủ một số quy tắc như:
Không được có hành vi cung cấp dữ liệu sai lệch như làm giả số liệu nhấp chuột vào một nội dung bất kỳ.
Không được che giấu các đánh giá tiêu cực và chỉ quảng cáo đánh giá tích cực.
Nền tảng Internet không được dùng các thuật toán, dữ liệu và biện pháp kỹ thuật để tác động đến lựa chọn của người dùng, hoặc dùng các phương pháp khác để thực hiện việc điều hướng truy cập.
Không được dùng dữ liệu và thuật toán để thu thập và phân tích thông tin giao dịch của đối thủ.
Dự luật cũng cho phép cơ quan quản lý mời bên thứ ba vào để kiểm tra nếu vi phạm những quy tắc nêu trên.
Phản ứng trước thông tin này, cổ phiếu của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trên sàn chứng khoán Hồng Kông đã ngay lập tức giảm điểm. Chỉ trong buổi sáng, cổ phiếu của Tencent giảm 3,5% trong khi Alibaba cũng giảm 2,5%.
Giới chức Trung Quốc cho biết dự luật đang được lấy ý kiến rộng rãi cho tới ngày 15/9. Hiện vẫn chưa rõ khi nào dự luật sẽ có hiệu lực.
Các Big Tech Trung Quốc cần phải tuân thủ nhiều quy tắc hơn nữa trong việc cạnh tranh trên môi trường Internet.
Dự luật này là một đòn giáng mạnh vào tham vọng thống trị của các Big Tech Trung Quốc. Hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã ban hành luật chống độc quyền khiến các gã khổng lồ công nghệ chao đảo.
Sau đó, Alibaba bị phạt 2,8 tỷ USD hồi tháng 4 vì vi phạm luật này và nền tảng phân phối rau sạch Meituan đang nằm trong tầm ngắm với những cáo buộc thực hiện hành vi độc quyền.
Vừa tháng trước, giới chức Trung Quốc đã chặn vụ sáp nhập hai nền tảng livestream lớn nhất Trung Quốc là Huya và DouYu của Tencent vì lo ngại độc quyền. Sau đó, Tencent tiếp tục bị cấm sở hữu nhạc trực tuyến độc quyền, bao gồm cả trong trò chơi điện tử.
Trung Quốc vượt mốc 1 tỉ người dùng video trực tuyến Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng người dùng đang có dấu hiệu chậm lại do lĩnh vực này bắt đầu đi xuống sau nhiều năm mở rộng với tốc độ chóng mặt. Giá trị thị trường video trực tuyến năm 2020 của Trung Quốc đạt 241 tỉ nhân dân tệ, tăng 44% so với năm trước đó Số lượng người dùng video trực...