Trung Quốc mạnh cỡ nào nếu chiến tranh tổng lực với Ấn Độ?
Số lượng chiến đấu cơ đông đảo cùng năng lực tên lửa chiến lược vượt trội là hai loại vũ khí hàng đầu Trung Quốc có thể dùng để tung vào một cuộc chiến tranh tổng lực với Ấn Độ.
Quân đội Trung Quốc tuy đông đảo nhưng vẫn đang trong giai đoạn hiện đại hóa toàn diện.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thành lập năm 1972, bao gồm lục quân, hải quân, không quân, pháo binh và cảnh sát vũ trang là lực lượng nòng cốt bảo vệ Trung Quốc.
Trung Quốc quy định công dân từ 18-49 tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Do số lượng người tình nguyện gia nhập PLA mỗi năm đều cao nên Bắc Kinh không bắt buộc mọi công dân phải nhập ngũ.
Mặc dù là lực lượng có quân số đông đảo nhất thế giới nhưng quân đội Trung Quốc chỉ mới đang trong quá trình hiện đại hóa, với ngân sách quốc phòng 152 tỷ USD.
Dưới đây là đánh giá của Global Fire Power về năng lực quân sự Trung Quốc.
Không quân
Trung Quốc giới thiệu chiến đấu cơ thế hệ 5 J-20 hồi đầu năm nay.
Không quân Trung Quốc (PLAAF) thành lập năm 1949 với 400.000 người, là lực lượng đông đảo nhất ở châu Á. PLAAF hiện vẫn đang trong giai đoạn loại bỏ các máy bay cũ từ thế kỷ trước để biên chế các chiến đấu cơ mới hiện đại và không chiến tốt hơn.
PLAAF có tổng cộng 2.955 máy bay, bao gồm 1.271 chiến đấu cơ, 782 máy bay vận tải và 912 trực thăng. Trung Quốc tự chế tạo các loại chiến đấu cơ nội địa như Shenyang J-11, J-31 và Chengdu J-10, J-20.
Nhưng các mẫu chiến đấu cơ hiện đại nhất của nước này đều mua từ Nga như Sukhoi Su-30MKK, Su-35. Trung Quốc cũng sở hữu phi đội ném bom chiến lược tầm xa Xian H-6K, H-8 và H-20. Đây là các máy bay ném bom Trung Quốc tự sản xuất dựa trên bản quyền thiết kế của Nga.
Video đang HOT
Giới chuyên gia đánh giá, Trung Quốc không chỉ có số lượng chiến đấu cơ gấp đôi Ấn Độ mà các phi đội máy bay này còn dễ dàng chiếm ưu thế ở khu vực biên giới phía tây với Ấn Độ nhờ các sân bay quân sự ở Tây Tạng, Tân Cương.
Nhưng các máy bay này cũng không thể tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ vì phạm vi hoạt động hiệu quả hạn chế. Các chiến đấu cơ thế hệ 5 của Trung Quốc như J-20, J-31 đều là mẫu máy bay mới nhất mà Ấn Độ không có phiên bản đối trọng tương ứng.
Hải quân
Tàu ngầm hạt nhân Type 094 của Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc (PLAN) là lực lượng yếu nhất bởi Bắc Kinh chỉ mới tập trung phát triển hải quân được hơn một thập kỷ qua.
Lực lượng tàu chiến Trung Quốc đông đảo với 714 tàu nhưng hầu hết đều đã lỗi thời. Bắc Kinh hiện chỉ có 5 tàu ngầm hạt nhân nhưng chỉ 4 tàu Type 094 lớp Jin, lượng giãn nước 11.000 tấn là đủ khả năng tung đòn tấn công hạt nhân.
Tàu sân bay Liêu Ninh nằm trong nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Theo các chuyên gia, nếu chiến tranh với Ấn Độ nổ ra, khả năng tàu sân bay này trải qua hành trình dài đến Ấn Độ Dương là điều bất khả thi.
Trung Quốc vẫn phải chờ đợi vào tàu sân bay nội địa hiện đại và các tàu khu trục lớn nhất châu Á Type 055.
Lục quân
Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm số binh sĩ thường trực xuống còn 1 triệu người.
Lục quân Trung Quốc hiện vẫn là lực lượng đông đảo nhất trên thế giới với 2,3 triệu quân chính quy. Bắc Kinh trong tương lai có kế hoạch cắt giảm con số này xuống 1 triệu người.
Quân đội Trung Quốc dày dạn kinh nghiệm chiến trường, từng trải qua nội chiến, Thế chiến 2, chiến tranh Triều Tiên và các cuộc chiến tranh biên giới.
Phương tiện chiến đấu của lục quân cũng hết sức đông đảo với 6.457 xe tăng chiến đấu chủ lực, đáng chú ý nhất là hơn 1.000 chiếc Type 99 hiện đại nhất.
Trung Quốc cũng sở hữu 4.788 xe chiến đấu bộ binh, 1.710 pháo tự hành, 6.246 lựu pháo và 1.770 ống phóng rocket.
Giống như trong chiến tranh biên giới Ấn Độ năm 1962, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ không tận dụng ưu thế bộ binh trước quân đội Ấn Độ vì địa hình núi cao hiểm trở và các tuyến đường nối liền biên giới vẫn còn khá sơ sài.
Vũ khí hạt nhân
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A của Trung Quốc.
Theo thống kê của tổ chức kiểm soát vũ khí, Trung Quốc hiện có 270 vũ khí hạt nhân.
Loại tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc có tầm bắn tới 15.000km, đạt tốc độ tối đa 30.000 km/giờ và mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.
Trung Quốc cũng vượt trội hơn Ấn Độ khi sở hữu các hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, ngăn các mối đe dọa tầm xa bay đến lãnh thổ Trung Quốc.
Các chuyên gia nhận định, đòn tấn công hạt nhân của Trung Quốc chắc chắn sẽ mạnh mẽ và gây thiệt hại nhiều hơn so với vũ khí hạt nhân Ấn Độ.
Cuối cùng, các tàu ngầm Trung Quốc cũng có thể phóng 90 quả tên lửa đạo đạo từ dưới mặt nước (SLBM), khiến Ấn Độ không kịp có thời gian để phản ứng.
Theo Danviet
Kim Jong-un tố Mỹ "bịp bợm" về nguy cơ chiến tranh
Triều Tiên lên tiếng cáo buộc Mỹ đang "bịp bợm", lừa gạt cộng đồng quốc tế khi dọa dẫm tấn công Triều Tiên nhưng thực tế nước này sẽ không phát động một cuộc chiến toàn diện.
Triều Tiên tuyên bố không tức giận trước những lời đe dọa từ Mỹ.
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động cầm quyền Triều Tiên nhấn mạnh rằng, Bình Nhưỡng "không tức giận" trước những lời đe dọa từ chính quyền Trump bởi biết rõ đây chỉ là những lời bịp bợm.
Mặc dù chính quyền Donald Trump không ngừng kêu gọi các hành động cứng rắn chống lại Triều Tiên song Mỹ sẽ không phát động một cuộc chiến toàn diện.
"Mỹ đang kêu gọi tấn công quân sự Triều Tiên, củng cố các bước để nâng cao khả năng phòng vệ của nước này trước một "mối đe dọa đối với thế giới". Đây là một nỗ lực nhằm thúc đẩy việc áp đặt các biện pháp trừng phạt quốc tế lẫn áp lực quốc tế lên Triều Tiên", theo Rodong Sinmun.
Theo Triều Tiên, những chiêu trò của Mỹ chỉ là "sự lừa gạt tức cười" nhằm để làm tan rã sức mạnh bất khả chiến bại của Triều Tiên.
"Triều Tiên vẫn không hề do dự trước những động thái tuyệt vọng của Mỹ nhằm lật đổ Triều Tiên", Rodong Sinmun nhấn mạnh.
Những tuyên bố từ Rodong Sinmun được đưa ra trong bối cảnh quân đội Mỹ và Úc sắp tập trận đổ bộ lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2.
Các cuộc tập trận diễn ra ở các bãi biển phía bắc Queensland, Úc là một phần của chiến dịch Talisman Saber (TS17) - chiến dịch tập trận lớn nhất của quân đội Mỹ và Úc.
Triều Tiên phản đối cuộc tập trận và cho rằng, đây là hành động phô trương lực lượng vô ích. "Mỹ sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng, ngay cả một quả đạn pháo cũng sẽ không thể rơi xuống lãnh thổ của nước này trong khi họ ném bom rải thảm các nước khác", theo Rodong Sinmun.
Tháng trước, Triều Tiên đã thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa, dấy lên quan ngại Bình Nhưỡng có thể phát động một cuộc tấn công hạt nhân thảm khốc vào lục địa Mỹ.
Theo Danviet
Ấn Độ có gì chống đỡ nếu TQ mở chiến tranh tổng lực? Ấn Độ ngày nay đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, tập trung phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa đề phòng Trung Quốc. Tên lửa tầm xa Ấn Độ là loại vũ khí răn đe Trung Quốc hiệu quả. Theo India Express, sức mạnh quân sự Ấn Độ ngày càng được cải thiện mỗi năm....