Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Nhật Bản vì Biển Đông
Trung Quốc đe dọa trả đũa nếu Nhật Bản tham gia tuần tra chung với Mỹ trên Biển Đông. Trong khi đó, Tokyo sẽ cho nâng ngân sách quốc phòng năm 2017 và cải tiến tiêm kích F-15.
Truyền thông Nhật Bản cho hay Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh báo Tokyo sẽ phải trả giá đắt vì vượt qua “giới hạn đỏ” một khi quyết định tham gia tuần tra cùng với Mỹ gần vùng biển Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo.
Tờ Kyodo đưa tin đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Cheng Yonghua được cho đã nói với một quan chức Tokyo rằng Nhật Bản sẽ vượt “giới hạn đỏ” nếu lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia tuần tra trên biển với Mỹ.
Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản tập trận.
Ông Cheng còn nói với giới chức Nhật Bản rằng Tokyo không nên tham gia “các sứ mệnh quân sự chung với M ỹ nhằm cản trở hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. “Trung Quốc sẽ không công nhận các vấn đề liên quan tới chủ quyền và không e ngại các hành động mang tính khiêu khích quân sự”, ông Cheng nói.
Cũng theo nguồn tin Kyodo, quan chức Nhật Bản khẳng định với đại sứ Trung Quốc rằng Tokyo không có kế hoạch tham gia tuần tra chung với Mỹ sau khi Washington điều tàu chiến tới gần vùng biển mà Bắc Kinh xây dựng các hòn đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông.
Trong khi đó, quan hệ ngoại giao Trung – Nhật đã không ít lần dậy sóng liên quan tới tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Mới đây, truyền thông Nhật Bản đưa tin Trung Quốc còn tiếp tục mở rộng các cơ sở quân sự trên đảo Nanji, khu vực nằm gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
Để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, Tokyo đang có ý định chi khoản ngân sách quốc phòng lớn trị giá 5,16 ngàn tỷ y ên (51 tỷ USD) trong năm 2017 nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng Phòng vệ biển hoạt động gần các vùng biển tranh chấp với Trung Quốc. Ngoài ra, một phần khoản ngân sách trên còn được dùng để vô hiệu hóa mối đe dọa từ Triều Tiên bằng cách triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3. Nhật Bản cũng đang tìm cách mua phiên bản nâng cấp của dòng tiêm kích tàng hình F-35.
Video đang HOT
Trong khi đó, hạm đội Đông Hải của Trung Quốc vừa mới hoàn thành một cuộc tập trận quy mô lớn trên vùng biển Nhật Bản nhằm nâng cao khả năng tấn công liên tục tầm xa. Hải quân Trung Quốc gọi đây là cuộc tập trận “thường lệ” và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Nâng cấp F-15
Về phần mình Nhật Bản hiện cho nâng cấp 200 máy bay chiến đấu F-15 để tăng gấp đôi sức chở c ác tên lửa không đối không nhằm đối phó với Không quân Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng trên biển Hoa Đông gia tăng.
Tiêm kích F-15 của Nhật Bản.
Cụ thể hôm 21/8, tờ Nikkei Asian Review đưa tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề xuất tăng thêm ngân sách để nâng cấp các chiến đấu cơ F-15 do M ỹ sản xuất mà lực lượng Phòng không Nhật Bản đang sử dụng. Theo đó, mỗi chiếc F-15 sẽ tăng gấp đôi sức chở từ 8 lên 16 tên lửa không đối không. Ngoài ra, phần cánh và các bộ phận khác của F-15 bị hư hỏng sẽ được sửa chữa để kéo dài thời gian hoạt động.
Hiện tại lực lượng Phòng không Nhật Bản đang vận hành 200 chiếc F-15 phục vụ chiến đấu và huấn luyện cùng với 90 chiếc chiến đấu cơ đa nhiệm Mitsubishi F-2, phiên bản của dòng F-16.
Tokyo cho hay chính việc Trung Quốc có những hành động ” khiêu khích” gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, đã buộc quân đội Nhật Bản tái điều động các lực lượng tới gần khu vực tranh chấp và tăng cường khả năng chiến đấu.
RT dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay lực lượng Phòng không nước này đã 199 lần điều động chiến đấu cơ ngăn cản máy bay Trung Quốc bay v ào vùng biển Hoa Đông kể từ thángT ư đến tháng Sáu. Con số này tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Infonet
Bóng hồng lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nhật Bản
Xuất thân là luật sư và là đồng minh thân cận của Thủ tướng Shinzo Abe, bà Tomomi Inada trở thành người phụ nữ thứ hai nắm giữ cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản.
Bà Tomomi Inada hôm 3/8 được bổ nhiệm làm lãnh đạo Bộ Quốc phòng, trở thành người phụ nữ thứ hai ở Nhật Bản đảm nhận cương vị này. Người đầu tiên nắm giữ vai trò này là bà Yuriko Koike, được bổ nhiệm năm 2007. Ảnh: Reuters
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đến văn phòng Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: Reuters
Bà Inada, 57 tuổi, đã lập gia đình và có hai con. Tốt nghiệp đại học Waseda năm 1981 và trở thành luật sư năm 1985, bà trở thành nghị sĩ vào năm 2005 và là người đứng đầu ban chính sách của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền năm 2012 cho đến tháng 9/2014, theo Alchetron.
Bà Inada và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Ảnh: IPC
Bà có chung quan điểm với ông Abe về cải cách thời hậu chiến và sửa đổi hiến pháp hòa bình. Giống Thủ tướng Abe, bà Inada cũng quan ngại sâu sắc trước những mối đe dọa từ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản trả lời phỏng vấn báo giới tại Tokyo hôm 3/8. Ảnh: Reuters
Kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) phản ứng tiêu cực trước việc bà Tomomi Inada được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng Nhật, gọi bà là "chính trị gia cánh hữu điển hình", lưu ý tới việc bà nhiều lần tới thăm ngôi đền Yasukuni ở Tokyo cũng như việc bà kêu gọi sửa đổi hiến pháp hòa bình và tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản. Ảnh: AP
Đền Yasukuni là địa điểm mà Trung Quốc và Hàn Quốc coi là biểu trưng cho chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản trước đây.
Bà Inada là một trong ba nghị sĩ Nhật Bản từng bị Hàn Quốc từ chối nhập cảnh vào năm 2011, bởi khi ấy họ có kế hoạch đến thăm đảo Dokdo/Takeshima mà hai nước đang tranh chấp. Ảnh: Reuters
Giới quan sát nhận định, tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách để xoa dịu những căng thẳng trong khu vực, trong đó có mối quan hệ với những quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Hồng Hạnh
Theo VNE
Nhật mua 100 chiến đấu cơ đối phó Trung Quốc Chính phủ Nhật vừa quyết định chi 40 tỷ USD mua khoảng 100 máy bay chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ngày càng leo thang ở biển Hoa Đông. Một chiếc F-35 phiên bản Nhật Bản. Ảnh: Air force world Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Tokyo sẽ tiếp xúc đồng thời với...