Trung Quốc lớn tiếng “bênh” báo nhà sau khi bị Singapore chỉ trích bịa đặt
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 27/9 đã tham gia cuộc “khẩu chiến” sau Thời báo Hoàn cầu của nước này bị Singapore chỉ trích đưa tin không chính xác về lập trường của Singapore trong vấn đề Biển Đông.
Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu Hu Xijin. (Ảnh: SCMP)
Sau tranh cãi giữa Đại sứ Singapore Stanley Loh và Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu Hu Xijin liên quan đến việc Singapore tố báo này bịa đặt thông tin về lập trường trong vấn đề Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang hôm qua nói rằng, “một quốc gia cá biệt” đang khuấy động căng thẳng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Không nêu đích danh Singapore nhưng người phát ngôn này nói, “quốc gia” kia muốn đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh Phong trào Không liên kết (NAM) mới kết thúc tại Venezuela hồi tuần trước.
Trước đó, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đưa tin rằng, Singapore muốn đưa cả quan điểm của Philippines về phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vào trong tuyên bố chung của Hội nghị không liên kết song các nỗ lực này không thành công.
Trong bài viết của mình, tờ Thời báo Hoàn cầu trích các nguồn giấu tên cho rằng, các đại diện trong phái đoàn của Singapore đã “bực tức” và phản ứng với những tuyên bố không phù hợp.
Video đang HOT
Còn trong một bức thư công bố hôm 26/9, Đại sứ Loh cho rằng bài báo của Thời báo Hoàn cầu về “những từ ngữ và động thái của Singapore là không chính xác và vô văn cứ”.
Đại sứ Loh khẳng định Singapore không nêu vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tại hội nghị NAM. Ông cho rằng Lào, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch ASEAN, đã đệ trình bức thư lên Venezuela, quốc gia tổ chức hội nghị NAM năm nay, cho biết quan điểm của ASEAN về Biển Đông đã không được phản ánh chính xác trong văn bản của hội nghị.
Đại sứ Loh nói: “Chỉ một số lượng nhỏ các quốc gia thành viên của NAM ở ngoài khu vực Đông Nam Á phản đối việc cập nhật quan điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông”.
Vài giờ sau đó, Tổng biên tập Hu của Thời báo Hoàn cầu lớn tiếng khẳng định các nguồn mà báo này dẫn “đáng tin và nghiêm túc”.
Dù Singapore không phải là quốc gia liên quan trực tiếp đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nhưng vai trò của nước này được nhìn nhận như một bên trung gian giữa Trung Quốc và các nước ASEAN có tranh chấp.
Ngọc Anh
Theo SCMP
Tờ Thời báo Hoàn cầu hung hăng doạ chặn tàu Nhật ở Biển Đông
Một tờ báo Trung Quốc dọa cản trở Nhật Bản đi lại ở Biển Đông nếu Tokyo tiếp tục phát triển tên lửa và điều động ra các đảo để tăng cường phòng thủ trên biển Hoa Đông.
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc. Ảnh: Reuters TV.
Tờ Yomiuri Shimbum ngày 14.8 đưa tin Nhật Bản sẽ phát triển loại tên lửa đất đối hải mới có tầm bắn khoảng 300 km. Vũ khí này dự kiến được triển khai tới các đảo như Miyako vào năm 2023. Bằng việc cải thiện tầm bắn, Nhật Bản muốn tăng cường kiểm soát đối với vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc. Quần đảo cách Miyako chỉ 170 km.
Miyako nằm ở cửa ngõ eo Miyako, tuyến hàng hải quốc tế, đồng thời cũng là con đường chính để hải quân Trung Quốc ra Thái Bình Dương. Nếu tên lửa được triển khai ở Miyako, nó sẽ đe dọa tất cả tàu Trung Quốc trong vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư.
Tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times), ấn phẩm phụ thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), ngày 15.8 cáo buộc Nhật Bản không tôn trọng tự do đi lại trong vùng biển quốc tế. Tờ này từ lâu đã nổi tiếng với các bài xã luận mang giọng điệu hung hăng của những cây bút được dư luận Trung Quốc coi là diều hâu.
Theo tờ báo, Nhật Bản từng yêu cầu đảm bảo đi lại ở Biển Đông và eo biển Đài Loan nhưng giờ lại muốn "thống trị eo Miyako và quyết định có cho phép tàu hải quân, dân sự Trung Quốc đi vào hay không".
Nếu Nhật Bản "muốn gây sự với Trung Quốc trên tuyến hàng hải ra Thái Bình Dương, vậy thì đừng trách Bắc Kinh hạn chế những tuyến đường của Tokyo trên Biển Đông", tờ báo đe dọa.
"Đảo Miyako được quân sự hóa nên trở thành một mục tiêu của quân đội Trung Quốc, tức là có thể xem xét phá hủy những cơ sở trên đảo nếu xảy ra chiến tranh với Nhật Bản", tờ báo viết. "Tốt nhất là không để kịch bản này xảy ra, vì lợi ích tốt nhất cho hai nước" và thêm rằng Trung Quốc không có ý định đối đầu với các nước láng giềng hoặc Mỹ vì điều đó "không phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh".
Tờ báo cảnh báo Nhật Bản đừng dùng tiêu chuẩn kép giữa "quân sự hóa Miyako và quân sự hóa quần đảo Nam Sa" (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Ashley Townshend, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney và hội viên Trung tâm châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Phục Đán, cho rằng hai việc trên là hoàn toàn khác nhau.
"Nơi Nhật Bản định quân sự hóa nằm trong lãnh thổ Nhật Bản và phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong khi đó, hành động của Trung Quốc lại diễn ra trên các thực thể có tranh chấp, nhiều thực thể bị mở rộng nhân tạo, và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế các nước Đông Nam Á khác", Townshend nhận định. "Điều đó khiến các hành động của Trung Quốc là phi pháp và khiêu khích, còn Nhật Bản thì không".
Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng nóng lên vì những tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo hồi đầu tháng cáo buộc Bắc Kinh hôm 5.8 14 lần đưa tàu vào khu vực nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư làm leo thang căng thẳng giữa hai nước.
Vị trí đảo Miyako, Nhật Bản. Đồ họa: Google Maps.
Theo Danviet
Cảm ơn Thời báo Hoàn Cầu nhắc Việt Nam ghi nhớ bài học lịch sử Đừng một thế lực nào ảo tưởng Việt Nam sẽ đánh đổi độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc lấy "tình hữu nghị viển vông". Xung quanh việc hãng thông tấn Reuters ngày 10/8 dẫn một số nguồn tin quan chức quốc phòng, ngoại giao phương Tây nói rằng, Việt Nam kéo...