Trung Quốc lớn tiếng bảo vệ giới hạn đánh bắt trên Biển Đông
Trước phản ứng mạnh mẽ của Mỹ, Philippines, Bắc Kinh hôm nay 10/1 vẫn lớn tiếng bảo vệ quy định đánh bắt của tỉnh Hải Nam, theo đó yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin phép giới chức Trung Quốc mới được vào khu vực chiếm 2/3 Biển Đông.
Mỹ ngày 9/1 đã gọi quy định bắt các tàu cá nước ngoài phải xin phép Trung Quốc mới được vào khu vực chiếm 2/3 Biển Đông mà tỉnh Hải Nam đưa ra là hành động “khiêu khích” và “nguy hiểm”. Quy định này phần lớn giống với một quy định có từ năm 2004 và các quy định tương tự cũng đã từng được công bố vào năm 1998 và 1993.
Bắc Kinh cho rằng động thái mới nhất là nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên đánh bắt. “Chúng tôi không hài lòng và phản đối” phản ứng của Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cho biết quy định này đã được áp dụng từ nhiều năm qua và còn lớn tiếng cho rằng chỉ trích đối với quy định là xuất phát từ “thiếu lẽ thường cơ bản” hoặc do “một số động cơ được che giấu nào đó”.
Quy định phải xin phép giới chức Hải Nam các tàu cá nước ngoài mới được vào khu vực bao trùm lên 2/3 Biển Đông bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2014 và được thông qua vào cuối tháng 11 vừa qua.
Video đang HOT
Tân Hoa xã tháng trước cho hay, quy định được áp dụng trên 2 triệu km vùng biển mà Hải Nam tuyên bố quản lý, tuy nhiên không nói chính xác khu vực hay các biện pháp sẽ được thực thi. Song tổng diện tích của khu vực chiếm 2/3 Biển Đông, mà nhiều vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam,Philippines, Brunei, Malaysia.
Ngoài Mỹ, đảo Đài Loan, Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay cũng đã ra tuyên bố bày tỏ “lo ngại sâu sắc” với động thái của Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines còn cho biết cơ quan này đã sẵn sàng bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế nằm cách bờ biển Philippines 200 hải lý. Hội nghề cá Việt Nam hôm nay cũng đã có văn bản phản đối quy định của Hải Nam, Trung Quốc, và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái trên Biển Đông.
Ngoài Biển Đông, Trung Quốc hiện cũng đang đối mặt với phản ứng mạnh mẽ của Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không bao trùm cả Senkaku/Điếu Ngư đã gây ra căng thẳng quốc tế hồi tháng 11 vừa qua. Vùng phòng không của Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy bay nước ngoài phải công bố mục đích bay và duy trì liên lạc với giới chức Trung Quốc nếu không sẽ đối mặt với “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp” của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không nói rõ những biện pháp này là gì.
Thei Dantri
Myanmar sẽ giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào?
Báo Myanmar Times ngày 30/12 dẫn lời ông U Aung Htoo, Vụ phó Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao Myanmar cho biết, khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm tới, nước này sẽ phải tránh bất kỳ hình thức gây áp lực nào từ bên ngoài về vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Myanmar nhận bàn giao chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN từ Brunei vào ngày 10/10/2013
Theo ông U Aung Htoo, Myanmar sẽ tham khảo phương pháp tiếp cận của Brunei và góp phần thúc đẩy một giải pháp ngoại giao cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa một số nước thành viên ASEAN và Trung Quốc trên Biển Đông.
"Trung Quốc hiện tại đã đồng ý bàn thảo về bộ quy tắc ứng xử nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông. Chúng tôi không thể đối đầu với Trung Quốc nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để xử lý các thỏa thuận về tranh chấp với Trung Quốc", ông U Aung Htoo nói.
Cũng theo ông U Aung Htoo, điều quan trọng là trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Myanmar không được ngả về bất kỳ bên nào trong vấn đề tranh chấp Biển Đông và sẽ nỗ lực tránh lặp lại trường hợp ASEAN không thể đưa ra tuyên bố chung sau hội nghị hồi tháng 7/2012, trong nhiệm kỳ Campuchia làm Chủ tịch.
Ông U Aung Htoo tuyên bố: "Chúng tôi có thể ra tuyên bố chung khu vực mà không bị ảnh hưởng bởi áp lực bên ngoài".
Myanmar nhận bàn giao chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN từ Brunei vào ngày 10/10/2013 và sẽ bắt đầu tổ chức cuộc họp ASEAN đầu tiên trên cương vị Chủ tịch khối vào ngày 15/1/2014.
Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của mình, theo U Than Maung - một cố vấn của Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế Myanmar (ISIS) - cơ quan tư vấn chính sách đối ngoại cho Bộ Ngoại giao Myanmar, nước này cần phải tuân theo một chính sách ngoại giao "độc lập" để tránh xung đột với các đối tác của ASEAN cũng như các thành viên khác trong cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, U Kye Myint - một cố vấn khác cũng từ ISIS lo ngại rằng, Myanmar sẽ bị "kẹt" giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Bởi hiện Trung Quốc vẫn là đồng minh chính trị và kinh tế quan trọng của Myanmar, song Mỹ đang giữ "chốt cửa", mở đường cho nước này hội nhập sâu rộng hơn vào các hoạt động kinh tế, chính trị... của cộng đồng quốc tế.
Mặc dù vậy, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao Myanmar U Aung Lynn cho biết, Myanmar cam kết tiếp tục ủng hộ tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, đồng thời khẳng định: "Xây dựng lòng tin và sử dụng các biện pháp ngoại giao là nền tảng của việc giải quyết tranh chấp này".
Theo Minh Châu
Petrotimes
Hoa Kỳ cung cấp 4,2 triệu đô la giúp Việt Nam sớm đạt được TPP Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hoan nghênh việc Hoa Kỳ đã cung cấp 4,2 triệu đô la giúp tăng cường năng lực cho Việt Nam trong đàm phán TPP và đề nghị phía Hoa Kỳ tiếp tục dành linh hoạt cho Việt Nam trong đàm phán hiệp định này. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình...