Trung Quốc lo sợ tình báo Nhật Bản
Nhật Bản tăng cường hoạt động tình báo nhằm vào Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng, thậm chí có nguy cơ bùng phát xung đột.
Táo bạo hơn
Báo chí Trung Quốc mới đây đưa tin nước này đã bắt giữ 2 công nhật Nhật Bản bị cáo buộc đang hoạt động gián điệp tại tỉnh Liêu Ninh và Chiết Giang.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010, Trung Quốc tiến hành một vụ bắt giữ công dân Nhật Bản với cáo buộc hoạt động gián điệp. Vụ bắt giữ được tiến hành từ hồi tháng 5 vừa qua song mới được báo chí đăng tải.
Theo cơ quan chức năng Trung Quốc, hai nghi phạm “gián điệp Nhật Bản” đều trực tiếp từ Nhật Bản xâm nhập vào Trung Quốc.
Một người bị bắt tại căn cứ quân sự Đơn Đông (thuộc tỉnh Liêu Ninh) gần biên giới Trung-Triều, người còn lại bị bắt khi xâm nhập khu vực đóng quân của Hạm đội Đông Hải thuộc Quân chủng Hải quân, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại Chiết Giang.
Khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên gần tỉnh Liêu Ninh
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc không làm rõ những chi tiết như tại sao những người này vào được Trung Quốc, đó là nam hay nữ…
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Suga đã chỉ trích hành động của Trung Quốc, đồng thời cho biết các nhà ngoại giao Nhật Bản tại Trung Quốc đang hỗ trợ 2 công dân bị bắt giữ.
Theo phía Trung Quốc, 2 người bị bắt giữ có phương thức hoạt động khác với các trường hợp trước đây. Các “gián điệp” Nhật Bản từng bị phát hiện thường được trang bị thiết bị đo lường, xâm nhập các vùng xa xôi của Trung Quốc như Tân Cương, Nội Mông để tiến hành đo lường và vẽ bản đồ.
Video đang HOT
Chỉ có gián điệp Đài Loan mới sử dụng biện pháp xâm nhập các căn cứ của PLA để thu thập tin tức tình báo, nhằm cảnh báo các cuộc tấn công bất ngờ đối với Đài Loan.
Các nhân viên an ninh Trung Quốc
Theo báo chí Hong Kong, Cơ quan tình báo Nhật Bản lần này cũng đã áp dụng biện pháp mạo hiểm giống Đài Loan. Điều này cho thấy nhu cầu tin tức tình báo của Nhật Bản đã có sự thay đổi.
Theo đánh giá của báo chí Trung Quốc, sau khi ông Shinzo Abe trở lại nắm quyền ở Nhật Bản, các hoạt động gián điệp của nước này nhằm vào Trung Quốc được đặt vào vị trí ưu tiên.
Hoạt động gián điệp và tuyển dụng gián điệp người địa phương được Nhật Bản chú trọng nhằm đảm bảo an ninh.
Theo_Báo Đất Việt
Chỉ trích Nga, phương Tây đang tự tố cáo mình
Trong khi Mỹ thường xuyên xâm nhập Syria thì chính họ lại đang dùng lời lẽ "đao to bua lớn" chỉ trích và đe dọa Nga "bay lạc" vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Thiện chí của Nga
Sau sự cố máy bay Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ kỳ, Moscow đã thể hiện thiện chí bằng cách đưa ra lời giải thích và xin lỗi với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, ngày 5/10, Phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov khẳng định rằng máy bay quân sự của nước này xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ do điều kiện thời tiết xấu, đồng thời cho biết đã áp dụng những biện pháp nhằm ngăn chặn trường hợp tương tự xảy ra.
"Ngày 3/10, sau khi hoàn tất chuyến bay chiến đấu, trong quá trình di chuyển trên địa hình rừng núi để trở về sân bay Hmaymin, máy bay quân sự Su-30 của Nga đã bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong một thời gian rất ngắn, khoảng vài giây", Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết.
Để khẳng định cho lời giải thích của mình, Tướng Konashenkov đã công bố hành trình bay hạ cánh của các máy bay Nga ở căn cứ Hmaymeen của Syria. Theo giải thích của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, căn cứ này nằm cách biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ chỉ khoảng 30km.
Ngoài ra, ông Igor Konashenkov còn cho biết thêm trong những điều kiện thời tiết nhất định, các máy bay phải hạ cánh từ phía Bắc sân bay. Do đó, việc máy bay quân sự Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ là sự cố do điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Đồng thời Tướng Konashenkov cho biết thêm rằng Nga hiện không có bất kỳ chiếc máy bay MiG-29 nào tại sân bay Hmaymeen. Khẳng định được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hôm 5/10 thông báo một máy bay MiG-29 đã xâm phạm không phân Thổ Nhĩ Kỳ buộc nước này phải huy động 2 chiếc tiêm kích F-16 xua đuổi.
Tiêm kích Su-30SM là nguyên nhân khiến phương Tây chỉ trích Nga trong mấy ngày qua.
Phương Tây đang tự tố mình
Mặc dù Nga đã đưa ra lời giải thích rõ ràng và đảm bảo sẽ không để sự cố tương tự xảy ra nhưng Mỹ, NATO và Thổ Nhĩ Kỳ đang dùng những lời lẽ "đao to búa lớn" chỉ trích Nga và thề sẽ hành động.
Theo đó, NATO đã gạt bỏ lời giải thích của Moscow về việc các máy bay chiến đấu của nước này vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần qua là do nhầm lẫn.
Tổng Thư kí NATO, Jens Stoltenberg nhấn mạnh: "Tôi không muốn nghi ngờ về động cơ thực hiện, tuy nhiên, sự việc xảy ra không giống tai nạn cho lắm vì máy bay Nga đã vi phạm không phận đến 2 lần và ở lại một khoảng thời gian rất lâu".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng cho rằng vụ xâm nhập của máy bay Nga vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ gây ra một sự leo thang nghiêm trọng.
"Nếu Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả... nó có thể gây ra một vụ bắn hạ và đó chính là điều mà chúng tôi đã cảnh báo có thể xảy ra", Reuters dẫn lời ông Kerry khi đang ở thăm Chile.
Ông Kerry nói thêm rằng ông đã điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Feridun Sinirlioglu và tham vấn với các đồng nghiệp cấp cao về vụ việc, đồng thời sẽ hối thúc Nga minh bạch hơn về các hoạt động của nước này tại Syria.
Cùng với đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cảnh báo Nga rằng Moskva sẽ mất mát rất nhiều nếu nước này hủy hoại tình hữu nghị với Ankara.
Ông Erdogan nhấn mạnh: "Mối quan hệ tích cực giữa chúng tôi với Nga là đã rõ. Nhưng nếu Nga để mất một người bạn như Thổ Nhĩ Kỳ, đối tác từng hợp tác với Nga trong nhiều lĩnh vực, họ sẽ mất mát nhiều, và họ nên hiểu điều đó".
Tuy nhiên, trong khi đang dùng những lời lẽ mạnh mẽ nhất để chỉ trích lẫn đe dọa Nga thì Mỹ và một số thành viên NATO tự cho mình quyền xâm nhập không phận Syria thực hiện không kích lực lượng IS tại quốc gia Trung Đông này.
Không chỉ dừng lại ở đó, Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa Mỹ còn khẳng định rằng "Mỹ cần lập vùng cấm bay tại Syria dù có phải giao chiến với Nga".
Theo ông, nếu "án binh bất động", Mỹ sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mạnh lên, đồng thời khiến lượng người di cư khỏi Syria ngày một gia tăng.
"Tôi tin Không lực Mỹ đủ khả năng làm được điều đó. Tôi cũng tin rằng người Nga sẽ không dám thách thức vùng cấm bay do Mỹ lập ra. Phải giao tranh với Mỹ không nằm trong toan tính của họ" - ông Rubio phát biểu.
Cần phải nói thêm rằng, tính đến thời điểm hiện tại khi Nga đang thực hiện những vụ không kích vào lực lượng IS trên đất Syria, thì chỉ có Quân đội Nga là lực lượng duy nhất được Tổng thống Syria, ông Bashar al-Assad cho phép vào không phận nước này.
Hòa Bình
Theo_Báo Đất Việt
Báo Nga: Hơn 3000 tay súng khủng bố nháo nhác tháo chạy khỏi Syria Các phần tử cực đoan khủng bố do lo sợ chiến dịch tấn công tổng lực của Quân đội Syria đã tháo chạy sang Jordan. Ngày 5/10, Ria Novosti dẫn nguồn tin quân sự cho biết, hơn 3.000 tay súng thuộc nhóm IS, Nusra và Jaish al-Yarmuk đã tháo chạy khỏi Syria sang Jordan do lo ngại cuộc tấn công quy mô lớn...