Trung Quốc lo Mỹ nối lại thử hạt nhân
Bắc Kinh kêu gọi Washington tôn trọng thỏa thuận kiểm soát vũ khí sau khi có tin Mỹ xem xét thử hạt nhân lần đầu tiên từ năm 1992.
“Chúng tôi đặc biệt quan ngại với những thông tin này. Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBT) là trụ cột quan trọng trong hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân quốc tế. Dù nó chưa có hiệu lực, việc cấm thử hạt nhân đã trở thành thông lệ quốc tế”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm qua cho biết.
Phát ngôn viên Trung Quốc nhấn mạnh CTBT là công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy giải giáp, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, bảo đảm hòa bình và an ninh toàn cầu.
“5 cường quốc hạt nhân, gồm cả Mỹ, đã ký hiệp ước và cam kết ngừng thử hạt nhân. Mỹ tiến hành nhiều vụ thử hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Chúng tôi kêu gọi Washington tôn trọng trách nhiệm và hoàn thành nghĩa vụ, hỗ trợ mục tiêu của hiệp ước này”, ông Triệu nói, thêm rằng Mỹ không nên có những bước đi gây bất ổn cấu trúc kiểm soát vũ khí và an ninh toàn cầu.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo Trident II không mang đầu đạn được Mỹ thử hồi tháng 9/2019. Ảnh: US Navy.
Phát biểu được đưa ra sau khi tờ Washington Post dẫn tin từ các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đại diện các cơ quan an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ đã thảo luận có nên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 1992 hay không.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh Mỹ cho rằng các quốc gia như Nga và Trung Quốc tiến hành thử hạt nhân đương lượng thấp, nhưng không nêu bằng chứng cụ thể và hai quốc gia trên đã bác bỏ cáo buộc. Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia, đơn vị bảo đảm an toàn cho kho dự trữ vũ khí hạt nhân Mỹ, không bình luận về thông tin.
Kể từ năm 1945, ít nhất 8 quốc gia đã tiến hành khoảng 2.000 vụ thử hạt nhân, trong đó hơn 1.000 vụ do Mỹ thực hiện. Lần gần đây nhất Mỹ thử hạt nhân là vào tháng 9/1992. Các hậu quả liên quan môi trường và sức khoẻ con người đã dẫn tới một lệnh cấm gần như toàn cầu.
CTBT được đàm phán từ thập niên 1990 và đã có 184 quốc gia ký kết, bao gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, nó cần được 8 quốc gia sở hữu công nghệ hạt nhân phê chuẩn để có hiệu lực.
Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ 'can thiệp' Hong Kong
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo sẽ có biện pháp đối phó nếu Mỹ "xâm phạm lợi ích" của nước này tại đặc khu Hong Kong.
Phát biểu trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc Mỹ đang tìm cách gây tổn hại tới an ninh quốc gia nước này trong vấn đề Hong Kong, tuyên bố nước này sẽ có biện pháp đáp trả.
Ông Triệu cho biết thêm Bắc Kinh đã "giao thiệp chính thức" với Washington khi Cố vấn An ninh Nhà Trắng O'Brien nhận xét rằng luật an ninh Hong Kong có thể dẫn tới các lệnh trừng phạt của Mỹ với Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng phản đối mạnh mẽ các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với các công ty nước này bị cáo buộc hỗ trợ "đàn áp" người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cho rằng đó hoàn toàn là vấn đề nội bộ Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ hôm 22/5 cho biết họ đang trừng phạt 9 công ty và tổ chức của Trung Quốc với cáo buộc "đồng lõa vi phạm nhân quyền, đàn áp, giam giữ hàng loạt, ép buộc lao động và giám sát công nghệ cao chống lại người Duy Ngô Nhĩ" và nhiều người khác.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại buổi họp báo hôm 19/5. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Tuyên bố cứng rắn của ông Triệu được đưa ra sau khi Phó thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính nói với phái đoàn Hong Kong dự họp quốc hội rằng Bắc Kinh sẽ "thực hiện bằng được" luật an ninh Hong Kong.
Dự luật an ninh Hong Kong được đệ trình lên quốc hội Trung Quốc trong phiên khai mạc kỳ họp quốc hội thường niên tại Bắc Kinh hôm 22/5, trong đó cấm các hoạt động ly khai, lật đổ, cũng như sự can thiệp của nước ngoài và khủng bố trong thành phố.
Dự luật dự kiến được thông qua vào 28/5, ngày bế mạc kỳ họp thường niên của quốc hội Trung Quốc. Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ủy quyền xây dựng luật an ninh chi tiết và ban hành ở Hong Kong mà không cần thông qua Hội đồng Lập pháp ở Hong Kong. Hội đồng Lập pháp Hong Kong sẽ thảo luận dự luật an ninh vào ngày 27/5.
Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam đã tuyên bố sẽ "hợp tác hoàn toàn" với quốc hội Trung Quốc để hoàn thành dự luật. Carrie Lam nói dự luật an ninh sẽ không ảnh hưởng đến quyền, tự do và tính độc lập về tư pháp của đặc khu.
Nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Australia, Anh và EU đã bày tỏ quan ngại về dự luật an ninh Hong Kong, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các quyền, tự do cũng như quyền tự trị cao của Hong Kong. Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ "phản ứng cứng rắn" nếu Trung Quốc ban hành dự luật này.
Chuyên gia TQ: Mỹ bán cho Đài Loan vũ khí hạng nặng cực kỳ nguy hiểm Các chuyên gia quân sự ở Trung Quốc đại lục cho rằng Mỹ bán cho Đài Loan thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm, có thể kích động hòn đảo tấn công quân đội Trung Quốc. Thiết giáp Trung Quốc diễn tập năng lực đổ bộ, chiếm đảo. Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 21.5, phát ngôn viên Bộ Ngoại...