Trung Quốc liệu có thể tin vào lời hứa của Taliban?

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc có thể vẫn chưa công nhận chính quyền Taliban, nhưng việc xây dựng quan hệ với lực lượng này có thể giúp Bắc Kinh trong nỗ lực chống khủng bố.

Trung Quốc liệu có thể tin vào lời hứa của Taliban? - Hình 1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) tiếp đón một phái đoàn Taliban ở Thiên Tân vào tháng 7 (Ảnh: SCMP).

Vài tuần trước khi Taliban nắm quyền kiểm soát ở Afghanistan, Trung Quốc đã nỗ lực tăng cường quan hệ với nhóm chiến binh này bằng cách tiếp một phái đoàn của Taliban, đồng thời coi đây là một lực lượng chính trị và quân sự quan trọng.

Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm với trưởng đoàn đàm phán của Taliban Mullah Abdul Ghani, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng yêu cầu Taliban cắt đứt quan hệ với các tổ chức cực đoan khác, trong đó có Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) – lực lượng bị Bắc Kinh cho là gây ra các cuộc tấn công bạo lực ở khu vực Tân Cương.

Taliban hứa sẽ không sử dụng lãnh thổ của Afghanistan để âm mưu chống lại Trung Quốc.

Khi Taliban kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan hôm 15/8, Bắc Kinh đã hối thúc lực lượng này thực hiện các chính sách tôn giáo ôn hòa và duy trì quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác.

Giới quan sát ngoại giao cho rằng mặc dù Bắc Kinh chưa công nhận Taliban là chính phủ hợp pháp của Afghanistan, nhưng Trung Quốc coi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Taliban là yếu tố quan trọng cho các nỗ lực chống khủng bố của họ trong khu vực.

Theo SCMP , cuộc tiến công “nhanh như chớp” của Taliban tại Afghanistan khiến Bắc Kinh lo ngại rằng, tình hình hỗn loạn có thể tràn qua biên giới đến khu vực Tân Cương. Bắc Kinh vẫn hoài nghi về việc liệu Taliban có giữ lời hứa cắt đứt quan hệ với các nhóm khủng bố hay không.

Ngay cả khi Taliban tin rằng tính hợp pháp của lực lượng này đã được nâng cao nhờ cuộc gặp với Trung Quốc, giới phân tích nhận định Taliban vẫn phải đối mặt với thách thức trong việc chấp nhận các yêu cầu từ phía Trung Quốc về việc cắt đứt quan hệ với ETIM.

Lời hứa của Taliban

Trung Quốc liệu có thể tin vào lời hứa của Taliban? - Hình 2

Các tay súng Taliban tập trung ăn mừng thỏa thuận hòa bình được ký kết giữa Mỹ và Taliban ở tỉnh Laghman, Afghanistan vào tháng 3/2020 (Ảnh: Getty).

Yang Shu, chuyên gia về Trung Á tại Đại học Lan Châu, cho biết các nhóm như al-Qaeda, tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) và ETIM vẫn hoạt động ở Afghanistan.

Video đang HOT

“Đây không phải là lần đầu tiên Taliban đưa ra lời hứa như vậy. Năm ngoái họ đã đảm bảo với Mỹ rằng họ sẽ cắt đứt quan hệ với tất cả các nhóm khủng bố, nhưng họ đã không giữ lời”, chuyên gia Shu cho biết.

Năm 2020, Taliban từng đạt được một thỏa thuận với Mỹ, trong đó nhóm này cam kết cắt đứt quan hệ với tất cả các nhóm khủng bố, bao gồm al-Qaeda, và ngăn chặn các mối đe dọa đối với lợi ích an ninh của Mỹ trên lãnh thổ Afghanistan.

Edmund Fitton-Brown, điều phối viên của hội đồng Liên Hợp Quốc theo dõi Taliban và các nhóm khủng bố ở Afghanistan, hồi tháng 2 cho biết mặc dù đã cam kết ngừng hợp tác với các nhóm khủng bố, song lực lượng Taliban ở Afghanistan vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với al-Qaeda, cho phép al-Qaeda tiến hành huấn luyện ở Afghanistan và triển khai các máy bay chiến đấu cùng với lực lượng Taliban.

“Do vậy, tôi không nghĩ Taliban sẽ giữ lời hứa với Trung Quốc. Taliban có thể làm điều gì đó để xoa dịu Trung Quốc, bằng cách không liên kết chặt chẽ với các nhóm khủng bố này, nhưng tôi không nghĩ Taliban sẽ thực hiện đầy đủ các lời hứa của mình”, chuyên gia Yang nói thêm.

Chuyên gia Yang cho rằng Taliban có thể trục xuất một số thành viên ETIM khỏi Afghanistan, nhưng việc cắt đứt quan hệ với các nhóm như vậy sẽ rất khó khăn và các nhóm này có thể tìm cách trả thù.

Theo Reuters , giới quan sát ngoại giao cho biết liên lạc giữa Trung Quốc và Taliban đã diễn ra trong nhiều năm, đôi khi ở cấp độ thấp.

Pan Guang, chuyên gia về khu vực Trung Á tại Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói rằng Bắc Kinh có liên hệ với Taliban ngay cả trước khi xảy ra vụ tấn công ngày 11/9/2001 ở Mỹ, gặp gỡ thủ lĩnh Taliban lúc đó là Mohammed Omar ở Afghanistan. Các liên lạc đã tạm dừng sau ngày 11/9, nhưng được nối lại trong những năm gần đây.

Ông Pan cho biết việc Bắc Kinh tiếp đón một phái đoàn Taliban khi Mỹ đang rút quân khỏi Afghanistan có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc đóng vai trò trong việc tái thiết Afghanistan.

Kể từ ngày 15/8, Taliban đã khẳng định rằng sự trở lại nắm quyền của lực lượng này sẽ khác với giai đoạn cách đây 20 năm. Trước khi Mỹ dẫn đầu lực lượng quốc tế đưa quân vào Afghanistan, Taliban là lực lượng điều hành đất nước.

Zabihullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban, cho biết hôm 16/8 rằng các quyền của phụ nữ sẽ được bảo đảm và Taliban muốn duy trì quan hệ hòa bình với các quốc gia khác.

“Tôi muốn đảm bảo với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ, rằng không ai sẽ bị tổn hại. Chúng tôi không muốn có bất kỳ kẻ thù bên trong hoặc bên ngoài nào”, Mujahid nói.

Zhang Jiadong, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cho biết rất khó để dự đoán Taliban sẽ cầm quyền ở Afghanistan như thế nào.

“Ít ra thì có vẻ như không có khả năng xảy ra một cuộc nội chiến. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài mới có thể biết được Taliban sẽ nắm quyền như thế nào”, ông Zhang nói.

“Taliban cần phải đưa ra những lời hứa hẹn như vậy để được thế giới công nhận và đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực suôn sẻ. Họ đang gửi đi những thông điệp lạc quan, nhưng đó chỉ là những lời hứa suông và Trung Quốc nên tin tưởng hoàn toàn, nếu không sẽ biến chúng ta trở thành những kẻ ngây thơ”, chuyên gia Zhang nhận định.

Li Shaoxian, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc – Ả Rập tại Đại học Ninh Hạ, cho biết tương lai trước mắt của Afghanistan vẫn còn đáng lo ngại.

“Taliban phải đối mặt với những thách thức rất nghiêm trọng. Chúng tôi hy vọng nội bộ Afghanistan có thể đạt được sự hòa giải toàn diện vì lợi ích của việc phát triển ổn định. Đồng thời, chúng tôi lo ngại Afghanistan sẽ trở thành đấu trường của những phần tử khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo”, chuyên gia Li cho biết.

Trung Quốc lo viễn cảnh "lợi bất cập hại" khi Taliban nắm quyền

Giới chuyên gia nhận định, Trung Quốc dường như đang lo ngại việc Taliban lên nắm quyền dường như sẽ mang đến nhiều rủi ro hơn là cơ hội cho Bắc Kinh.

Trung Quốc lo viễn cảnh lợi bất cập hại khi Taliban nắm quyền - Hình 1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải) gặp phó thủ lĩnh Taliban Mullah Baradar Akhund tại Thiên Tân, Trung Quốc hôm 28/7 (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc).

Kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố hồi tháng 4 về việc rút toàn bộ quân nhân ra khỏi Afghanistan, giới quan sát đã đưa ra hàng loạt những dự đoán về việc Trung Quốc có thể sẽ tận dụng thời cơ để thế chân vào khoảng trống Mỹ bỏ lại bằng việc gia tăng hiện diện và tầm ảnh hưởng trên "bàn cờ chiến lược" Afghanistan.

Những đồn đoán về kế hoạch của Trung Quốc càng được nhắc đến nhiều hơn sau cuộc gặp cấp cao giữa phái đoàn Taliban và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng trước. Ông Vương khi đó tuyên bố rằng Taliban "đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hòa giải và tái thiết trong hòa bình ở Afghanistan".

Tuy nhiên, với Trung Quốc - quốc gia láng giềng của Afghanistan đang đổ các khoản đầu tư lớn ở khu vực - thách thức về mặt an ninh đặt ra bởi sự trở lại của Taliban dường như lớn hơn bất cứ lợi ích chiến lược nào, giới quan sát nhận định.

Andrew Small, chuyên gia tại Quỹ German Marshall (Mỹ), cho biết: "Trung Quốc không có xu hướng nhìn nhận Afghanistan qua lăng kính cơ hội, mà mục tiêu của Bắc Kinh là muốn kiểm soát các mối đe dọa tại nước này".

Bắc Kinh từ lâu đã cảnh giác về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Afghanistan, quốc gia chung đường biên giới dài 80 km với khu vực Tân Cương của Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc dường như cũng hưởng lợi từ chính sự ổn định mà Mỹ mang lại trong suốt 2 thập niên ở khu vực này.

Trong phát biểu nhằm bảo vệ quyết định rút quân khỏi Afghanistan hôm 16/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: "Các đối thủ cạnh tranh chiến lược của chúng ta là Mỹ và Trung Quốc sẽ thích việc Mỹ tiếp tục đổ hàng tỷ USD nguồn lực vào việc duy trì cho Afghanistan ổn định một cách vô thời hạn".

Trung Quốc đặc biệt lo ngại rằng Afghanistan sẽ trở thành căn cứ cho các lực lượng cực đoan có thể làm ảnh hưởng tới an ninh ở Tân Cương. Bắc Kinh nhiều lần cáo buộc phong trào ETIM - được cho có quan hệ với Taliban, đã sử dụng Afghanistan như là căn cứ để đào tạo lực lượng nhằm thực hiện các vụ tấn công ở Tân Cương.

Đây là vấn đề có tính ưu tiên mà Ngoại trưởng Vương Nghị đã nêu ra trong cuộc họp hồi tháng trước. Đáp lại, Taliban đã cam kết rằng, họ sẽ "không bao giờ cho phép bất cứ lực lượng nào sử dụng lãnh thổ Afghanistan để gây ra các kế hoạch gây đe dọa tới an ninh quốc gia Trung Quốc".

Mối lo bất ổn toàn khu vực

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, các rủi ro an ninh mà Trung Quốc đang lo ngại dường như không chỉ thu hẹp trong khu vực biên giới nước này. Trong những năm qua, Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào khu vực Trung Á thông qua sáng kiến "Một vành đai, một con đường". Tác động lan tỏa của việc Taliban lên nắm quyền đối với các nhóm phiến quân Hồi giáo khác có thể đe dọa các lợi ích kinh tế và chiến lược của Trung Quốc trong khu vực rộng lớn hơn.

Chuyên gia Small cho rằng dù Trung Quốc đang xây dựng quan hệ với Taliban - lực lượng nắm quyền lực ở Afghanistan hiện tại, nhưng Bắc Kinh dường như "luôn không thoải mái với chương trình nghị sự bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ" của nhóm vũ trang này.

"Chính phủ Trung Quốc lo ngại rằng, tác động truyền cảm hứng từ thành công của Taliban ở Afghanistan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các nhóm vũ trang khác trên khắp khu vực, bao gồm cả lực lượng Taliban ở Pakistan", chuyên gia Small nhận định.

Trung Quốc lo viễn cảnh lợi bất cập hại khi Taliban nắm quyền - Hình 2

Hiện trường vụ đánh bom tự sát xe buýt chở nhóm kỹ sư Trung Quốc ở Pakistan làm 9 người Trung Quốc tử vong hồi tháng 7 (Ảnh: EPA).

Mối đe dọa an ninh này được nhấn mạnh vào tháng trước, khi 9 người Trung Quốc thiệt mạng trong một vụ đánh bom liều chết ở Pakistan - một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào công dân Trung Quốc ở nước ngoài trong những năm qua. Phía Islamabad cáo buộc cuộc tấn công do các phần tử Taliban ở Pakistan gây ra.

Sự bất an của Trung Quốc với tình hình tương lai ở Afghanistan dường như được phản ánh bởi các tuyên bố từ Bộ Ngoại giao nước này, trong đó chỉ trích Mỹ "vô trách nhiệm" vì đã "rút quân vội vàng".

Hướng tiếp cận của Trung Quốc

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phát đi tín hiệu rằng, họ không có ý định đưa quân vào Afghanistan để lấp đầy lại khoảng trống mà Mỹ bỏ lại, như một số chuyên gia dự đoán.

Trong một bài viết đăng tải hôm 15/8, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, điều phù hợp nhất mà Trung Quốc có thể làm là sơ tán công dân nước này nếu một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn xảy ra, hoặc "đóng góp vào việc tái thiết và phát triển sau chiến tranh, thúc đẩy các dự án trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường" khi sự an toàn và ổn định được khôi phục trong đất nước vốn đang bị chiến tranh tàn phá".

Theo giới quan sát, Trung Quốc dường như ý thức được tổn thất nếu vướng vào tình hình an ninh bất ổn ở Afghanistan, quốc gia mà các hãng truyền thông và nhiều chuyên gia gọi bằng cái tên "nấm mồ của các đế chế" - viện dẫn nhiều nước lớn từng không thành công khi can thiệp quân sự vào quốc gia này.

Thay vì nối gót theo chiến lược 20 năm qua của Mỹ, Trung Quốc được cho sẽ có cách tiếp cận thực dụng hơn với Afghanistan. Thông qua việc công khai cuộc họp với lãnh đạo Taliban hồi tháng trước, Trung Quốc dường như gửi đi thông điệp rằng họ sẵn sàng công nhận và bắt tay với chính phủ của Taliban miễn là điều đó hợp với lợi ích của Bắc Kinh.

Ngày 16/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, họ hy vọng Taliban có thể "giữ lời hứa" nhằm đảm bảo việc chuyển giao quyền lực trơn tru và "kiềm chế các hoạt động khủng bố và tội phạm".

Sự tự tin trong việc đàm phán với Taliban của Trung Quốc thể hiện ngay trên thực địa ở Kabul. Trong khi Mỹ và đồng minh hối hả di tản nhà ngoại giao và nhân viên người Afghanistan, Trung Quốc và Nga vẫn tỏ ra khá bình tĩnh. Trung Quốc cho biết, đại sứ quán của họ tại Kabul vẫn sẽ hoạt động và họ đã sơ tán phần lớn công dân Trung Quốc ở Afghanistan từ trước đó.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Vụ đâm xe đẫm máu ở Trung Quốc: Thủ phạm tâm lý bất ổn vì mới ly hôn
10:21:49 13/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024

Tin đang nóng

Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc
06:41:29 15/11/2024
Mang con dâu về nhà ngoại để trả, mẹ chồng ê chề xin đón lại khi con dâu chìa ra vài tờ giấy
07:33:00 15/11/2024
Mỗi ngày chồng đi về đưa cho vợ cả cọc tiền, tôi ném xuống đất không nhận chỉ vì một điều này
07:37:55 15/11/2024
Khám phá cách làm kim chi cải thìa lạ miệng, đưa cơm
05:55:41 15/11/2024
Kỳ Duyên công bố 2 chiếc đầm dạ hội mang tính quyết định ở Miss Universe, thiết kế ra sao mà fan tranh cãi?
08:11:58 15/11/2024

Tin mới nhất

Nga sắp tấn công lớn vào mặt trận mới, buộc Ukraine lộ điểm yếu chí mạng?

07:13:03 15/11/2024
Giới phân tích Ukraine cho rằng Nga có thể coi việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng là một bước ngoặt và sẽ leo thang tấn công ở Zaporizhia để gây áp lực.

Mỹ dọa "đáp trả cứng rắn" lính Triều Tiên tham chiến cùng Nga

06:57:36 15/11/2024
Đầu tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cảnh báo lính Triều Tiên sẽ trở thành mục tiêu quân sự nếu tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine.

Hàn Quốc có thể tăng viện trợ cho Ukraine

06:37:07 15/11/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 14/11 tuyên bố đang cân nhắc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine để ứng phó việc Triều Tiên củng cố quan hệ quân sự với Nga.

Nga khoe "bóng ma bầu trời" Su-57 tung hoành tại chiến trường Ukraine

06:19:52 15/11/2024
Vào ngày 12/9, trang Defence Blog dẫn lời một quan chức Không quân Ukraine giấu tên cho biết, Su-57 có thể được Nga sử dụng nhiều trong những tháng gần đây, để tiến hành hơn 40 cuộc không kích , nhằm vào các mục tiêu bên trong Ukraine.

Điều kiện tiên quyết của Ukraine để hòa đàm với Nga

06:17:55 15/11/2024
Ưu tiên hàng đầu của Ukraine để đàm phán Nga được cho là đã có sự thay đổi sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.

Lấy lòng "Bộ trưởng" Elon Musk, các hãng đổ xô quay lại X để quảng cáo

06:14:22 15/11/2024
Cú đặt cược thành công của Elon Musk vào Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh sa sút của mạng xã hội X, nhiều thương hiệu quay trở lại X để tìm kiếm sự ủng hộ từ chính quyền mới.

Nội các trẻ hóa của Tổng thống đắc cử Donald Trump

06:04:51 15/11/2024
Bộ máy chính quyền tương lai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang dần hình thành với những gương mặt trẻ từ vị trí ngoại trưởng đến bộ trưởng quốc phòng.

Liệu Ukraine có thể phát triển vũ khí hạt nhân?

05:09:19 15/11/2024
Các chuyên gia cho biết Ukraine có khả năng sản xuất ít nhất một vũ khí hạt nhân thô sơ trong vòng vài năm, mặc dù điều này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể và nhiều thách thức.

Phá mạng lưới gian lận thuế VAT xuyên quốc gia ở châu Âu

05:07:27 15/11/2024
Khoảng 400 công ty và 200 nghi phạm dính lứu đến gian lận thuế trong hoạt động buôn bán sản phẩm công nghệ thông tin và thiết bị điện tử trên thị trường các nước nói trên, song hoạt động mạnh nhất là ở Italy.

Campuchia tưng bừng khai hội đua thuyền

05:05:15 15/11/2024
Trong đó, có màn trình diễn đèn nước độc đáo với 36 thuyền hoa đăng của Hoàng gia Campuchia, cơ quan bộ, ngành trung ương và các đơn vị, tổ chức đoàn thể.

Gây quỹ kỷ lục, tại sao chiến dịch tranh cử của bà Harris vẫn nợ 20 triệu USD?

05:02:34 15/11/2024
Ngay sau khi ông Biden rút khỏi cuộc tranh cử tổng thống sau một cuộc tranh luận thất bại với ông Trump, đảng Dân chủ đã tập hợp xung quanh bà Harris và chiến dịch của bà.

Meta bị phạt hơn 800 triệu USD vì vi phạm quy định chống độc quyền của EU

05:01:11 15/11/2024
Mức phạt này là một trong những mức phạt lớn nhất mà EC đã áp đặt đối với các tập đoàn công nghệ quy mô lớn trong những năm gần đây, đồng thời nằm trong 10 mức phạt nặng nhất của EU liên quan đến các quy định chống độc quyền.

Có thể bạn quan tâm

Tôn hình dáng cơ thể với giày bốt và váy dệt kim

Thời trang

08:56:15 15/11/2024
Việc kết hợp bốt cao quá đầu gối với váy dệt kim có chiều dài vừa phải và kiểu dáng ôm sát hay oversized đều là sự lựa chọn tuyệt vời. Diện mạo này hoàn hảo cho mùa thu đông và chắc chắn sẽ khiến bạn nổi bật giữa đám đông.

Đến thăm đồng nghiệp đẻ sinh đôi, tôi bỏ phong bì 100 ngàn, 1 tuần sau, ánh mắt của ai cũng kỳ lạ

Góc tâm tình

08:55:43 15/11/2024
Tôi có cảm giác mình bị cô lập. Mọi người đang nói gì đó liên quan tới tôi mà tôi không hề hay biết. Cách đây 4 năm, tôi sinh con thứ 2.

Trước Chi Dân, An Tây, showbiz Việt cũng rúng động vụ án mạng do nam ca sĩ này gây ra

Sao việt

08:54:57 15/11/2024
Trước Chi Dân và An Tây (Andrea Aybar), một số nghệ sĩ Việt khác cũng đã vướng vòng lao lý, phải trả giá đắt vì hành vi tương tự.

NSND Kim Xuân lần đầu làm mẫu áo dài cho Võ Việt Chung

Phong cách sao

08:54:15 15/11/2024
Lần đầu làm người mẫu áo dài cho nhà thiết kế Võ Việt Chung, NSND Kim Xuân gây ấn tượng mạnh với hình ảnh mặn mà, quý phái và sang trọng.

Bức ảnh phản chiếu lộ khoảnh khắc nhạy cảm của nam diễn viên gen Z đình đám

Sao châu á

08:52:05 15/11/2024
Ngày 14/11, tờ KoreaBoo đưa tin nam diễn viên Choi Hyun Wook trở thành tâm điểm chú ý trên MXH sau khi vô tình để lộ hình ảnh nhạy cảm trên trang Instagram có 5,7 triệu người theo dõi.

Đây được coi là câu hỏi Olympia có nội dung "thiếu nghiêm túc" nhất trong suốt lịch sử 25 năm

Netizen

08:51:10 15/11/2024
Sau 24 mùa phát sóng và tới nay là năm thứ 25, Olympia vẫn giữ vững ngôi vị sân chơi trí tuệ số một dành cho học sinh cấp 3 trên toàn quốc.

Hoa sữa về trong gió - Tập 51: Khang bị đổ tội oan?

Phim việt

08:47:22 15/11/2024
Chính Khang là người báo cáo hành vi sai phạm trong đấu thầu cho sếp nhưng cuối cùng giờ lại trở thành người cũng bị chịu chung trách nhiệm.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Sức khỏe

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Black Myth: Wukong phiên bản "fan made" miễn phí 100% cập nhật nội dung mới, bổ sung thêm nhiều boss

Mọt game

08:18:25 15/11/2024
Black Myth: Wukong rõ ràng là một tựa game cực kỳ chất lượng, thế nhưng chắc chắn không phải 100% game thủ ưa thích nó đều có cơ hội trải nghiệm.

Chiêm ngưỡng biệt điện Bảo Đại ở hồ Lắk

Du lịch

08:04:30 15/11/2024
Trong thời gian tại vị, vua Bảo Đại đã xây dựng nhiều biệt điện trên mảnh đất Tây nguyên để nghỉ ngơi, săn bắn. Trong đó, biệt điện nằm trên ngọn đồi cao hướng về hồ Lắk (thị trấn Liên Sơn, H.Lắk, Đắk Lắk) có vẻ đẹp lạ mắt.

Đây là cách kết hợp để nấu ức gà ngon nhất: Nước dùng vị chua ngọt thơm ngon, thịt mềm đậm đà, ai cũng thích

Ẩm thực

07:45:25 15/11/2024
Món ăn này kết hợp hoàn hảo giữa vị chua thanh của cà chua và độ mềm mịn của thịt ức gà, tạo nên một bữa ăn hấp dẫn cho cả gia đình.