Trung Quốc liên tục gây hấn với ý đồ độc chiếm biển Đông
Thời gian gần đây Trung Quốc ngày càng hành động cứng rắn trong việc đòi chủ quyền trên biển Đông, bất chấp sự vô lý trong các tuyên bố của họ cũng như sự phản đối mạnh mẽ của các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế rộng khắp.
Việc làm của Trung Quốc đi ngược lại với điều họ vẫn cam kết là giải quyết bất đồng một cách hòa bình về vấn đề biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Mới nhất – hành động tàu cá Trung Quốc lại gây đứt cáp tàu thăm dò Bình Minh 02 của PetroVietnam, là bước leo thang gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm biển Đông, như in hình bản đồ “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu, tuyên bố sẽ khám xét các tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển Đông từ 2013…
Ngày 3.12, Bộ Ngoại giao Việt Nam (Việt Nam) đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để “trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam”.
Sự việc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 diễn ra vào lúc 4h5 ngày 30.11, khi tàu Bình Minh 02 di chuyển ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ khảo sát địa chấn, đã gặp rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trái phép. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu tàu cá Trung Quốc ra khỏi khu vực của tàu Bình Minh 02, tàu kéo dã cào của Trung Quốc đã chạy qua phía sau gây đứt cáp thu nổ địa chấn của tàu Bình Minh 02. Sự việc xảy ra trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam.
Video đang HOT
Đây là lần thứ hai trong 18 tháng qua, Bình Minh 02 gặp sự cố với tàu Trung Quốc. Tháng 6 năm ngoái, được sự yểm trợ của các tàu ngư chính, tàu đánh cá Trung Quốc cũng đã lao vào phá cáp của tàu Viking II đang thăm dò địa chấn trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam.
Tàu Bình Minh 02 lại bị tàu Trung Quốc làm đứt cáp.
Thời gian gần đây, hàng loạt tàu cá của Trung Quốc, cao điểm có ngày lên tới 100 tàu hoạt động trên vùng biển gây cản trở đến hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam. Có thể nói, một trong những hành động được Trung Quốc áp dụng xuyên suốt trong thời gian gần đây là chặn bắt, đánh đuổi, tịch thu, thậm chí đâm chìm các tàu cá của ngư dân Việt Nam đến đánh bắt tại khu vực Hoàng Sa – vốn là ngư trường truyền thống của ngư dân miền Trung Việt Nam.
Từ đầu năm nay, Trung Quốc đã ngấm ngầm in bản đồ có yêu sách “đường lưỡi bò” ở biển Đông lên cuốn hộ chiếu mới. Yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc đòi chủ quyền với hầu hết biển Đông, bị tất cả các nước liên quan phản đối. Việt Nam và các nước như Philippines, Indonesia, Ấn Độ và Mỹ đã khẳng định không chấp nhận hành động này của Trung Quốc và tẩy chay hộ chiếu “đường lưỡi bò”.
Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, việc Trung Quốc in hình lưỡi bò là phản tác dụng, vì nó không có ý nghĩa gì trong việc tranh chấp biển Đông. Mỹ cũng thể hiện quan điểm không ủng hộ việc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu và khẳng định “sẽ nêu mối quan ngại này với Trung Quốc”.
Tuần trước, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc lại có một hành động ngạo mạn, gây bất bình, khi công bố một luật lệ mới cho phép các tàu chấp pháp của họ từ năm 2013 có quyền tiếp cận và lục soát các tàu thuyền nước ngoài, mà họ cho là vi phạm vùng nước trên biển Đông. Những hành động gây hấn của Trung Quốc như hiện nay sẽ không giải quyết được vấn đề, mà chỉ “đổ thêm dầu vào lửa” ở khu vực vốn đã căng thẳng, phía Trung Quốc lẽ nào không hiểu điều này!
Chuyên gia Nga đánh giá về các hành động bùng phát của Trung Quốc
Chủ tịch “Học viện Những vấn đề địa chính trị” của Nga – ông Leonid Ivashov – nhận định: “Người Trung Quốc có thể thay đổi lập trường của họ – hôm nay họ đi tới tấn công, còn vào ngày mai dưới áp lực có thể xóa khỏi hộ chiếu những hình ảnh gây scandal. Cuộc tranh cãi này sẽ không gây ra xung đột vũ trang. Tôi không nghĩ Trung Quốc sẵn sàng thách thức cả Mỹ và những nước khác, kể cả đồng minh của họ”.
Từ ngày 1.1.2013, lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc có quyền kiểm tra các tàu nước ngoài và buộc những tàu thuyền này thay đổi hải trình tiếp theo, nếu như không có giấy phép tương ứng để vào khu vực biển Đông, mà Trung Quốc coi là thuộc lãnh hải của họ.
Về phần mình, Trung Quốc công bố rằng đây là bước đi trong thời gian các đội tàu chiến Trung Quốc thực hiện thao diễn ở phần tây Thái Bình Dương. Rằng đây là cuộc tập trận theo lịch trình đã định. Tuy nhiên như các quan sát viên đánh giá, động thái này như là tín hiệu cho thấy rằng, để bảo vệ yêu sách của mình, Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị cả thành phần quân sự…”. D.L (Theo Tiếng nói nước Nga)
Theo laodong
Học giả Trung Quốc Lý lệnh hoa: Phải hủy bỏ "đường chín đoạn"
Ngày 24-11, trên blog của mình, học giả Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc đã tiếp tục đăng bài khẳng định "Công ước quốc tế về Luật Biển 1982" mà Trung Quốc đã ký là một công ước vĩ đại.
Theo ông Lý Lệnh Hoa, Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 có nội dung toàn diện và phong phú, là "Hiến chương biển" đương đại. Bài viết có đoạn: "Vấn đề chủ quyền biển đảo và phân giới trên biển dù liên quan đến những điều luật quốc tế khác, song việc xác định lãnh hải, đường cơ sở cũng như ranh giới trên biển cũng phải dựa chủ yếu vào Công ước để xử lý và giải quyết một cách thận trọng". Nhấn mạnh "Trung Quốc là nước đã ký và phê chuẩn Công ước, đến nay đã được 30 năm... Vậy mà cho đến hôm nay, vẫn cố giữ "đường lưỡi bò" không có kinh độ, vĩ độ cụ thể ở Biển Đông", ông Lý Lệnh Hoa đồng thời khẳng định điều đó là sai lầm nghiêm trọng. Ở đoạn cuối của bài viết, học giả Lý Lệnh Hoa nhấn mạnh: "Chúng ta nên cảnh giác và phản đối cách suy nghĩ theo chủ nghĩa dân tộc, tích cực giữ gìn sự uy nghiêm của Công ước, đồng thời không được hiểu Công ước một cách phiến diện, thậm chí cố tình hạ thấp giá trị của nó".
Lý Lệnh Hoa là học giả từng có hàng chục bài báo phản đối và bác bỏ cái gọi là "đường chín đoạn" của Trung Quốc. Tháng 6-2011, ông viết bài trên Thời báo Hoàn Cầu, cho rằng việc coi "đường lưỡi bò" là ranh giới phân định vùng biển của Trung Quốc là quan điểm thủ cựu và nhận thức sai lầm. Ngày 20-8, ông viết bài "Nhận thức mơ hồ và sai lệch về biên giới biển", khẳng định "cho đến nay trong nước vẫn còn tồn tại những luận điểm hết sức thiếu trách nhiệm và phi lý tính như vậy, chúng vô cùng có hại đối với việc giải quyết triệt để vấn đề Biển Đông. Cách nói như vậy không phải là yêu nước, mà lại hại nước. Đường chín đoạn chỉ là đường ảo, trong khi đường biên giới trên biển phải được quốc tế thừa nhận là có thực". Tiếp đó, tại buổi hội thảo mang tên "Công ước Luật Biển Liên hợp quốc (UNCLOS) và việc phân chia biên giới biển Trung Quốc", ông Lý Lệnh Hoa kêu gọi Trung Quốc cần phải hủy bỏ "đường chín đoạn" nếu không muốn tự biến mình thành "kẻ thù của nhiều nước".
Theo ANTD
Trung Quốc không thể cứ mãi yêu sách đường lưỡi bò Tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 khai mạc sáng 26/11 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia nghiên cứu biển Đông của Việt Nam và thế giới nhất trí rằng tuyên bố của Trung Quốc về đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) là vô nghĩa và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...