Trung Quốc lên tiếng về nguyên tắc quốc phòng mới của liên minh Mỹ-Nhật
Ngày 30/4, Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về các nguyên tắc chỉ đạo quốc phòng mới của Mỹ và Nhật Bản, cảnh báo nguyên tắc này không được làm ảnh hưởng đến bên thứ ba.
Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh. (Ảnh:News.cn)
“Chúng tôi hết sức quan ngại về các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới Mỹ-Nhật, cũng như những bình luận của giới chức cấp cao về Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói tại buổi họp báo thường kỳ.
“Liên minh Mỹ – Nhật là một thỏa thuận song phương được xây dựng căn cứ trên những yếu tố lịch sử đặc biệt. Nó không thể vượt quá khuôn khổ song phương hay hủy hoại lợi ích của các bên thứ 3″, người phát ngôn nhấn mạnh.
Ông Cảnh Nhạn Sinh cho rằng việc tăng cường liên minh quân sự là hành động lỗi thời, đi ngược lại tiến trình hòa bình, phát triển, hợp tác và sự thịnh vượng chung của thế giới.
“Tất cả các bên nên quan tâm đúng mức tới tác động của việc củng cố liên minh quân sự Mỹ – Nhật, cũng như ảnh hưởng của việc mở rộng mối quan hệ hợp tác này đối với ổn định khu vực và hòa bình thế giới”, ông Cảnh Nhạn Sinh cảnh báo.
Ông Cảnh Nhạn Sinh đưa ra những bình luận trên chỉ hai ngày sau khi Mỹ và Nhật Bản công bố các nguyên tắc chỉ đạo mới về hợp tác quốc phòng song phương, theo đó hai bên sẽ mở rộng cả về phạm vi và quy mô hợp tác theo hướng tăng cường sự chủ động tham gia của lực lượng phòng vệ Nhật Bản vào các hoạt động an ninh ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản.
Nguyên tắc chỉ đạo mới này được cho là sẽ làm thay đổi căn bản liên minh quân sự Nhật – Mỹ cũng như sự can dự của Nhật Bản vào các vấn đề an ninh trong khu vực khi xóa bỏ những hạn chế hoạt động về mặt địa lý của các lực lượng vũ trang Nhật Bản.
Nguyên tắc mới được công bố trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và được cho là lời cảnh báo đanh thép đối với Trung Quốc sau hàng loạt hành động gây hấn gần đây của nước này ở Biển Đông và Hoa Đông, gây quan ngại sâu sắc cho các quốc gia trong khu vực.
Video đang HOT
Như mọi lần, Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào tình hình trong khu vực.
“Chúng tôi phản đối bất kỳ quốc gia nào ở bên ngoài khu vực can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi hàng hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Không nước nào được đánh giá thấp quyết tâm và khả năng của chúng tôi trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình”, ông Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố.
Tuy nhiên, trong các tuyên bố gần đây, Washington nhiều lần khẳng định quần đảo Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản) hay Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc) trên biển Hoa Đông thuộc quyền quản lý của Tokyo và nằm trong phạm vi bảo vệ của Hiệp ước An ninh và Hợp tác song phương Mỹ – Nhật.
Mỹ cũng khẳng định có quyền can dự vào bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của nước trong việc đảm bảo an ninh, an toàn hàng không và hàng hải ở Biển Đông, biển Hoa Đông cũng như các vùng biển khác ở châu Á – Thái Bình Dương.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ sẽ triển khai khu trục hạm tàng hình tới Thái Bình Dương
Một quan chức Mỹ hôm nay tuyên bố sẽ triển khai các tàu khu trục tàng hình hiện đại nhất tới Thái Bình Dương do lo ngại nguy cơ bất ổn tại đây. Cùng ngày, nước này cho biết muốn mở rộng hợp tác cùng Nhật trên Biển Đông sau khi Tokyo sửa đổi hiến pháp.
Tàu khu trục tàng hình DDG 1000 lớp Zumwalt tối tân của Mỹ. (Ảnh:Youtube)
Tờ Thời báo phố Wall dẫn lời Chuẩn đô đốc Christopher Paul thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hôm nay phát biểu tại Canberra (Úc) rằng nước này quyết duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Thái Bình Dương.
Ông Paul cho hay Mỹ sẽ triển khai thêm hàng loạt tàu chiến hiện đại tới vùng biển trên, trong đó có tàu khu trục lớp Zumwalt.
Tàu khu trục lớp Zumwalt là loại tàu chiến hiện đại nhất của hải quân Mỹ với chiều dài 180m, tốc độ tối đa 56km/giờ, cùng các tên lửa hùng mạnh như Tomahawk hay Sea Sparrow. Với chi phí sản xuất lên tới 3,45 tỉ USD, tàu Zumwalt có thể chở theo máy bay trực thăng và được trang bị hệ thống chống rađa cực kỳ hiện đại.
"Khu vực Thái Bình Dương đang có nhiều thay đổi ... Có những kẻ muốn cản trở tự do hàng hải và hạn chế đi lại trên vùng biển quốc tế, bồi đắp tạo đảo trái phép, tạo ra các vùng cấm, đồng thời đe dọa các nước láng giềng", Chuẩn đô đốc Paul khẳng định.
Ông Paul hôm nay cũng nhấn mạnh Mỹ muốn Úc và Nhật mở rộng hoạt động quân sự ở Thái Bình Dương để hỗ trợ Mỹ đảm bảo an ninh khu vực. Hồi tháng trước, các lãnh đạo hải quân Mỹ cho biết Bộ Quốc phòng nước này đang xem xét kế hoạch triển khai tàu chiến tại Úc và tăng cường tập trận với Ấn Độ.
Mỹ, Nhật muốn mở rộng hợp tác hải quân trên Biển Đông
Hải quân Mỹ-Nhật trong một cuộc tập trận chung. (Ảnh: Wiki)
Cùng ngày, Chuẩn đô đốc Robert Thomas, tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, tuyên bố việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp để Tokyo được phép trợ giúp đồng minh khi bị tấn công sẽ mở đường cho sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa quân đội Mỹ - Nhật ở khắp châu Á, trong đó có khu vực Biển Đông.
"Quyền phòng vệ tập thể sẽ mở đường cho Hạm đội 7 của Mỹ và Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản có thể diễn tập và hoạt động trên châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương", Chuẩn đô đốc Mỹ Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 cho biết.
"Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có khả năng hoạt động tại các vùng biển và không phận quốc tế, hay bất kỳ đâu trên trái đất này", ông Thomas cho hay.
Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã lên kế hoạch trình dự thảo sửa đổi Hiến pháp lên Quốc hội trong vài tháng tới nhằm cho phép Nhật thi hành quyền phòng vệ tập thể. Việc Liên minh của Thủ tướng Abe hiện đang nắm phần lớn ghế trong Quốc hội có thể sẽ giúp dự thảo này được thông qua dễ dàng hơn.
Nếu dự thảo luật mới được Quốc hội Nhật Bản thông qua, các nhiệm vụ huấn luyện và hợp tác giữa Nhật và Mỹ có thể được mở rộng từ biển Nhật Bản đến vùng Biển Đông đang tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực, cũng như vùng biển Ấn Độ Dương.
Tokyo và Washington tuyên bố đến cuối tháng 6 sẽ ra đưa ra các hướng dẫn mới đối với quan hệ liên minh Mỹ-Nhật. Các thay đổi này sẽ giúp Nhật đóng vai trò quân sự to lớn hơn trong khu vực.
Lực lượng hai nước sẽ tổ chức tập trận ở nhiều địa điểm mới tại châu Á. Hiện hạm đội 7 vẫn là lực lượng hải quân mạnh nhất tại châu Á, với khoảng 80 tàu chiến, 140 máy bay và 40.000 binh sĩ. Trong khi đó, Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản có khoảng 120 tàu chiến, bao gồm hơn 40 tàu khu trục và 20 tàu ngầm.
Mỹ hoan nghênh việc Tokyo có một vai trò quân sự lớn hơn, bởi nó sẽ thúc đẩy các đồng minh của Mỹ tại châu Á, trong đó có Úc, mạnh bạo hơn, trong bối cảnh Trung Quốc hung hăng hơn trên Biển Đông, khu vực đang có nhiều tranh chấp lãnh thổ.
Cả Mỹ và Nhật đều không tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, nhưng Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đang hoạt động tại khu vực này và nếu có thêm một đội tàu của Nhật hiện diện tại đây, Bắc Kinh sẽ nổi giận.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mới đây tuyên bố liên minh Mỹ- Nhật "không nên vượt quá phạm vi một mối quan hệ song phương và không được gây ảnh hưởng xấu đến an ninh hay lợi ích của bất kỳ quốc gia nào trong khu vực".
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Bài phát biểu lịch sử của Thủ tướng Abe trước Quốc hội Mỹ Trong bài phát biểu lịch sử tại Quốc hội Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 29/4 bày tỏ "hối tiếc sâu sắc" về các hành động của Nhật Bản đối với các nước láng giềng châu Á trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Thủ tướng Abe phát biểu trước quốc hội Mỹ (Ảnh: AFP) Thủ tướng Abe thừa nhận...