Trung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của Mỹ
Trung Quốc ngày 4.2 đã đưa ra các động thái tăng thuế đối với hàng hóa từ Mỹ, ngay sau khi sắc lệnh áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump có hiệu lực.
Quy định tăng thêm 10% thuế đối với toàn bộ hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc đến Mỹ đã có hiệu lực ngay khi bước sang ngày 4.2. Chỉ sau đó vài phút, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế với hàng hóa nhập từ Mỹ, bao gồm 15% đối với than, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số loại ô tô, Reuters đưa tin.
Bắc Kinh cho biết quyết định áp thuế sẽ có hiệu lực từ ngày 10.2, tạo thời gian cho Mỹ và Trung Quốc có thể thảo luận về một thỏa thuận. Người phát ngôn Nhà Trắng cho hay Tổng thống Trump có kế hoạch điện đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này.
Trung Quốc trả đũa khi mức áp thuế mới của Tổng thống Trump có hiệu lực
Trung Quốc cũng gửi khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khẳng định các biện pháp đáp trả mức thuế quan của Mỹ là “để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước”, theo The Guardian.
Trong một diễn biến khác, Bộ Thương mại Trung Quốc và Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo sẽ kiểm soát xuất khẩu một số kim loại và đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng điện tử công nghệ cao và chuyển đổi năng lượng sạch. Bắc Kinh cũng thông báo mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Tập đoàn Alphabet, công ty mẹ của Google, đồng thời liệt 2 doanh nghiệp Mỹ vào danh sách “thực thể không đáng tin cậy”.
Tàu container gần cảng Oakland, bang California của Mỹ ngày 3.2. ẢNH: REUTERS
Với động thái mới nhất, Tổng thống Donald Trump vẫn giữ quyết định áp thuế với Trung Quốc, trong khi đã hoãn lệnh áp thuế 2 nước láng giềng Canada và Mexico thêm 30 ngày. Ngoài ra, ông Trump còn đe dọa sẽ tính đến các biện pháp đánh thuế Liên minh châu Âu (EU) dù chưa rõ thời gian cụ thể.
Dấu hiệu châu Âu chưa thể đoạn tuyệt với khí đốt Nga
Thống kê mới nhất cho thấy châu Âu vẫn tiếp tục nhập năng lượng Nga bất chấp tuyên bố sẽ giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ Moscow.
Nga vẫn là nhà cung cấp khí đốt lớn cho châu Âu trong những năm qua (Ảnh: Reuters).
Năm ngoái, Nga đã xuất khẩu kỷ lục 33,6 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), hơn một nửa trong số đó được đưa vào thị trường EU, báo RBK trích dẫn dữ liệu từ công ty phân tích Kpler, đưa tin ngày 28/1.
Con số này tăng 4% so với kỷ lục trước đó là 32,9 triệu tấn vào năm 2022. Ngoài ra, Nga cũng đạt cột mốc mới vào tháng 12, xuất khẩu 3,25 triệu tấn LNG, mức tăng gần 14% so với tháng trước đó và cao hơn 1,3% so với mức kỷ lục trước đây vào tháng 12/2023.
Theo Kpler, phần lớn xuất khẩu LNG của Nga năm ngoái đến từ cơ sở Yamal LNG, với tổng khối lượng 21,1 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2023. Trong khi đó, xuất khẩu từ cơ sở Sakhalin-2 giảm 3,1% xuống còn 9,9 triệu tấn. Đồng thời, các lô hàng từ Vysotsk - nơi có các nhà máy quy mô trung bình Gazprom LNG Portovaya và Kriogaz-Vysotsk - tăng 3,4% lên 2,31 triệu tấn.
Dữ liệu cũng cho thấy khoảng 186.000 tấn đã được xuất khẩu từ cảng Utrenny thuộc dự án Arctic LNG 2. Ngoài ra, Kpler xác định 135.000 tấn LNG Nga khác được xuất phát từ một cảng không xác định.
Báo cáo này phù hợp với tuyên bố trước đó của Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak rằng đến cuối năm 2024, xuất khẩu LNG của nước này sẽ đạt khoảng 33 triệu tấn.
"Chúng tôi đang triển khai các dự án lớn... với các nhà máy mới đang được xây dựng. LNG đang được cung cấp cho cả các nước châu Âu và châu Á", ông Novak nhấn mạnh, đồng thời chỉ ra rằng thị trường LNG "cạnh tranh rất cao" và số lượng quốc gia mua nhiên liệu từ Nga là "đáng kể."
EU mua khoảng 17,4 triệu tấn, tương đương 52% tổng lượng xuất khẩu LNG của Nga vào năm 2024, tăng 4% so với năm 2023, theo báo cáo. Sự gia tăng nhập khẩu này cho thấy EU khó từ bỏ được năng lượng Nga dù đã nỗ lực để giảm phụ thuộc vào Moscos trong thời gian qua.
Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ và Hà Lan là những khách hàng lớn nhất mua LNG của Nga trong khối EU vào năm ngoái, theo báo cáo.
Trong khi đó, khoảng 45% tổng lượng xuất khẩu, tương đương 15,2 triệu tấn, đã được chuyển đến các thị trường châu Á. Trung Quốc dẫn đầu khu vực với 7 triệu tấn nhập khẩu, tiếp theo là Nhật Bản với 5,7 triệu tấn.
EU từ lâu đã tuyên bố sẽ dừng sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, coi đây là một trong những ưu tiên chính sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022.
Tuy nhiên, các dấu hiệu trong thời gian qua cho thấy, châu Âu gặp thách thức để đoạn tuyệt với khí đốt Nga.
Trong thời gian qua, các nước châu Âu đã nỗ lực tìm phương án thay thế khí đốt chảy qua đường ống do Nga cung cấp, trong đó có việc nhập khẩu LNG. Tuy nhiên, giá LNG nhập khẩu từ nước ngoài đắt hơn rất nhiều so với khí đốt tự nhiên được cung cấp qua đường ống từ Nga theo các hợp đồng dài hạn.
Không chỉ mua LNG từ Mỹ, châu Âu cũng mua LNG từ Nga trong thời gian qua, vì mặt hàng này không bị trừng phạt. Điều này gây ra nghịch lý khi châu Âu giảm mua khí đốt Nga qua đường ống, nhưng lại tăng nhập khẩu LNG từ Moscow vào năm ngoái. Điều đó cũng khiến châu Âu rơi vào tình huống phải chấp nhận mua khí đốt với giá đắt để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc: Triển vọng và rủi ro Nga phụ thuộc quá mức vào thị trường dầu Trung Quốc có thể gây thách thức, khi Bắc Kinh tìm kiếm các nhà cung cấp khác. Một cơ sở khai thác khí đốt ở gần thành phố Novy Urengoi, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN Theo cổng phân tích thông tin News.Az của Azerbaijan ngày 24/9, gần đây tập đoàn Gazprom của Nga và Tập...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Libya: Xung đột dữ dội ở thủ đô Tripoli

Cảnh sát Israel ngăn chặn hành động tế lễ động vật tại Núi Đền

Núi lửa ở Philippines phun trào tro bụi cao hàng nghìn mét

Bước đi quyết liệt nâng cao năng lực tấn công chiến lược của Liên bang Nga

Châu Phi: 'Mỏ vàng' khoáng sản quyết định tương lai năng lượng toàn cầu

Tổng thống Trump cân nhắc tham gia đàm phán hòa bình Nga - Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Thẩm Ngạo Quân 'Tây Thi' số khổ, bị mất tên, đạo diễn chèn ép, bạn trai bỏ rơi
Sao châu á
13:04:17 13/05/2025
Hình ảnh mới của lưới an toàn tại Vạn Hạnh Mall gây ngỡ ngàng, người tận mắt chứng kiến thốt lên 1 điều
Netizen
13:02:32 13/05/2025
Mẹ biển - Tập 39: Lụa phát hiện mẹ nghiện ma túy, bản thân không phải con ruột của bố
Phim việt
12:05:03 13/05/2025
Những cách biến tấu với khăn lụa để mùa hè thêm phong cách
Thời trang
11:50:49 13/05/2025
Yamal, Raphinha tăng tốc trong cuộc đua Quả bóng vàng
Sao thể thao
11:50:16 13/05/2025
Nấu và ăn nhiều 4 món rau bổ gan: Làm giảm chứng nóng gan, giúp ngủ ngon, vừa bổ dưỡng lại rẻ tiền
Ẩm thực
11:09:46 13/05/2025
Thùng bồn của xe đầu kéo bất ngờ bốc cháy trên cao tốc
Tin nổi bật
10:58:53 13/05/2025
Honda CR-V có thêm phiên bản mới siêu hầm hố, 'đe nẹt' Mazda CX-5, Hyundai Tucson
Ôtô
10:47:58 13/05/2025
Nhiều mẫu xe máy ở Việt Nam có nguy cơ bị ' khai tử' khỏi thị trường
Xe máy
10:38:11 13/05/2025
Cơ quan điều tra kiến nghị chấn chỉnh tình trạng "chạy thầu" vì "kẽ hở" qua vụ Thuận An
Pháp luật
10:33:58 13/05/2025