Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới về đi bộ ngoài không gian
Các phi hành gia trên tàu vũ trụ Thần Châu 19 của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian với thời gian dài nhất thế giới.
Theo Cơ quan vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), hai phi hành gia Thái Húc Triết và Tống Lệnh Đông đã kết thúc hoạt động ngoài không gian vào lúc 21 giờ 57 ngày 17.12 (theo giờ Bắc Kinh). Chuyến đi bộ ngoài không gian trên kéo dài 9 giờ. Đây là chuyến đi đầu tiên thuộc sứ mệnh Thần Châu 19 và phá kỷ lục được thiết lập cách đây hơn 2 thập niên bởi các phi hành gia NASA (Mỹ).
Phi hành gia Trung Quốc đi bộ ngoài không gian ngày 17.12.2024. ẢNH: CMSA
Kỷ lục trước đó được thiết lập vào ngày 11.3.2001 khi các phi hành gia người Mỹ James Voss và Susan Helms dành 8 giờ 56 phút bên ngoài tàu con thoi Discovery trong sứ mệnh tới Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
South China Morning Post nhận định chuyến đi bộ ngoài không gian kéo dài 9 giờ trên đã đán.h dấu một cột mốc trong lịch sử không gian của Trung Quốc. Các phi hành gia trên tàu Thần Châu 19 đã phối hợp chặt chẽ với sự hỗ trợ của cánh tay robot của trạm vũ trụ và nhân viên khoa học mặt đất, hoàn thành các nhiệm vụ như lắp đặt các thiết bị bảo vệ trước mảnh vỡ vũ trụ, kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị và cơ sở bên ngoài tàu.
Chuyến đi bộ ngoài không gian lần này đán.h dấu sự trở lại của phi hành gia Thái Húc Triết sau 2 năm, trong khi Tống Lệnh Đông trở thành phi hành gia thế hệ 9X đầu tiên của Trung Quốc thực hiện hoạt động này.
Tính đến nay, các phi hành gia Trung Quốc đã hoàn thành 18 chuyến đi bộ ngoài không gian. Đầu năm nay, trong sứ mệnh Thần Châu 18, 2 phi hành gia Diệp Quang Phú và Lý Quang Tô cũng hoàn thành một nhiệm vụ tương tự, dành 8 giờ 23 phút bên ngoài trạm vũ trụ Thiên Cung.
Không phải chuyến đi bộ không gian đầu tiên, nhưng vẫn làm nên lịch sử
Trung Quốc phóng loạt vệ tinh cạnh tranh với Starlink của SpaceX
Trung Quốc ngày 16.12 phóng những vệ tinh đầu tiên thuộc nhóm vệ tinh Quốc Võng, một động thái làm tăng phần quyết liệt cho cuộc chạy đua cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng trên không gian ở cả trong nước lẫn quốc tế.
Theo Tân Hoa xã, một nhóm vệ tinh đã được phóng lên bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 5B cùng tầng trên Viễn Chinh 2 từ sân bay vũ trụ Văn Xương thuộc miền nam Trung Quốc vào lúc 18 giờ ngày 16.12. Sau đó, nhóm vệ tinh đã đạt đến quỹ đạo thấp của trái đất như dự kiến.
Vệ tinh chòm sao Quốc Võng đầu tiên được phóng lên bằng tên lửa Trường Chinh 5B từ bệ phóng vũ trụ Văn Xương ở miền nam Trung Quốc ngày 16.12.2024. ẢNH: TÂN HOA XÃ
Các vệ tinh đã đi vào quỹ đạo đã định và nhiệm vụ đã được tuyên bố là thành công. Truyền thông nhà nước Trung Quốc không công bố chính xác số lượng vệ tinh được phóng.
Cái tên Quốc Võng lần đầu được nhắc đến vào năm 2020 khi Trung Quốc nộp hồ sơ lên Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) về dự án chòm vệ tinh gồm gần 13.000 vệ tinh. Đây cũng được coi là phiên bản mà Trung Quốc sử dụng để cạnh tranh với Starlink của SpaceX (Mỹ).
"Chòm sao" khổng lồ này sẽ cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng toàn cầu, đồng thời đáp ứng các mục tiêu an ninh quốc gia của Trung Quốc. Bên cạnh dự án Quốc Võng, các dự án quy mô lớn khác của Trung Quốc đang được triển khai, bao gồm dự án Thiên Phàm với 14.000 vệ tinh, chùm 12.992 vệ tinh của China Satellite Network, chùm 10.000 vệ tinh của Lanjian Aerospace.
Nga có cách làm "mấ.t mạn.g" internet Starlink của Ukraine?
Theo Space News, Trung Quốc hiện mở rộng các cảng vũ trụ nội địa để tạo điều kiện cho tốc độ phóng cao hơn cùng nhiều phương tiện phóng đa dạng hơn nhằm thực hiện kế hoạch triển khai vệ tinh. Việc xây dựng các chòm vệ tinh càng tăng có thể sẽ tác động đến hoạt động quản lý giao thông vũ trụ, rác vũ trụ, thiên văn học, cũng như tạo sức ảnh hưởng không nhỏ về mặt địa chính trị.
Trung Quốc tham vọng đứng đầu thế giới về khoa học vũ trụ vào năm 2050 Trung Quốc đã công bố lộ trình đầy tham vọng để vượt Mỹ và trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học vũ trụ vào năm 2050. Các phi hành gia Trung Quốc (từ trái sang) Lý Quang Tô, Lý Công và Diệp Quang Phúc vẫy tay chào trước chuyến hành trình đến trạm vũ trụ Thiên Cung trên tàu...