Trung Quốc lập kế hoạch lớn di dời cơ quan hành chính Bắc Kinh
Kế hoạch đầy tham vọng tạo ra một cụm đô thị vệ tinh với diện tích đủ lớn cho dân số khoảng 130 triệu người, nhằm chuyển các cơ quan hành chính Bắc Kinh ra đó. Nó cho thấy rõ quyết tâm của ông Tập Cận Bình tạo ra hình mẫu đô thị mới.
Tuyết rơi ở Tử Cấm Thành hồi tháng 1. Ảnh: Xinhua.
Trong hơn 65 năm qua, giới chức chính quyền thành phố Bắc Kinh luôn theo quy luật thời phong kiến trước đây là làm việc và sinh sống trong trung tâm thành phố gần khu vực Tử Cấm Thành.
Nhưng giờ đây, một sự kiện có tính đảo ngược có thể sẽ được hiện thực hóa, một khi các cơ quan chức năng Trung Quốc thông qua kế hoạch di dời chính quyền thành phố Bắc Kinh, bao gồm hàng ngàn công chức, ra một thành phố vệ tinh là Thông Châu. Theo giới sử học và quy hoạch đô thị thì việc di dời này là sự thừa nhận rằng chiến lược đô thị hiện tại đã tạo nên những vấn đề về giao thông nghiêm trọngvà tàn phá thành phố cổ Bắc Kinh trên diện rộng.
Đây là dấu hiệu quyết tâm của người đứng đầu Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình, nhằm tạo ra một kế hoạch đô thị mới cho Trung Quốc. Trong vòng một năm rưỡi qua, các nhà lãnh đạo có thẩm quyền đã dần tiết lộ một kế hoạch đầy tham vọng là tạo ra một cụm đô thị mới cho khoảng 130 triệu người, rộng hơn 200.000 km2.
Được gọi là Kinh – Tân – Ký, cụm đô thị này gồm 3 khu vực. Kinh là Bắc Kinh, Tân là Thiên Tân, Ký là tên cổ của vùng Hà Bắc (Ký Châu). Ý tưởng này nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng tương đối đồng đều bằng cách phát triển khu vực vành đai và hành lang đô thị vệ tinh, một điều mà chính phủ trung ương cũng muốn thực hiện ở các nơi khác của Trung Quốc.
Một trung tâm chính quyền thành phố đặt tại Thông Châu sẽ là động lực lớn cho dự án trên vì trung tâm này nằm ngay tại khu vực phía đông ngoại ô Bắc Kinh, giáp tỉnh Hà Bắc. Về lý thuyết, chính quyền thành phố sẽ tập trung vào việc hội nhập khu vực và phát triển kinh tế tại nơi đây, còn khu vực trung tâm thủ đô sẽ trong tầm ảnh hưởng của các bộ trung ương.
“Việc chuyển những cơ quan chức năng không trọng yếu từ khu vực trung tâm ra nơi khác đã trở thành một xu hướng kể từ khi trung tâm Bắc Kinh trở nên quá tải về dân số”, tiến sĩ Li Junfu, Phó trưởng khoa nghiên cứu về các vấn đề đô thị Bắc Kinh, Đại học Công nghệ Bắc Kinh, nói. “Một trung tâm phụ như Thông Châu có thể giúp thúc đẩy phát triển ở vùng phụ cận”.
Hàng chục năm qua, vấn đề di chuyển cơ quan chính quyền ra bên ngoài thành phố Bắc Kinh luôn là chủ đề kiêng kỵ. Từ những năm 1950, nhà hoạch định kế hoạch đô thị và kiến trúc sư nổi tiếng Liang Sicheng cũng đã đề xuất xây dựng một trung tâm hành chính đặt phía ngoài thành cổ. Nhưng ý tưởng này đã bị nhà lãnh đạo của Trung Quốc thời bấy giờ là Mao Trạch Đông và các cộng sự bác bỏ, coi đó là phản cách mạng.
Video đang HOT
Ngược lại, họ đặt các bộ của chính phủ và cơ quan quản lý thủ đô trong khu vực phố cổ với mục đích sử dụng các cung điện và quảng trường để làm biểu tượng cho hình ảnh chiến thắng chế độ cũ.
Trải qua nhiều năm, điều này đã hủy hoại thành phố Bắc Kinh cổ khi những hẻm nhỏ, đền đài, tường thành và các tòa nhà cổ bị đập phá để xây thành công sở rộng hơn.
Vị trí thành phố vệ tinh Thông Châu. Đồ họa: New York Times.
Quyết tâm của Tập Cận Bình
Tuy chi tiết cụ thể chưa được tiết lộ nhưng một số báo cáo cho biết trụ sở cơ quan đảng ủy thành phố cũng như một số ủy ban chính trị có thể sẽ được di chuyển đến quận Lucheng, một khu vực thuộc Thông Châu, nơi mới khánh thành một đường tàu ngầm nối với trung tâm thành phố Bắc Kinh.
Website của chính quyền khu vực đã ban bố lệnh cấm xây dựng. Những lệnh này cũng quy định rằng dân cư trong vùng có thể sẽ được phân thành hai loại, dân ngoại thành và dân đô thị. Việc này sẽ chấm dứt hoạt động nông nghiệp và cho phép hoạt động xây dựng phát triển mạnh hơn.
Các quan chức tại một số cơ quan của chính quyền thành phố Bắc Kinh từ chối khẳng định cũng như phủ nhận kế hoạch. Mặc dù vậy, một số các quan chức giấu tên cho biết việc di dời chắc chắn sẽ được thông báo trong ngày quốc khánh Trung Quốc 1/10.
Một quan chức cao cấp tại Văn phòng Thương mại Công nghiệp nói rằng cơ quan của ông đã nhận được thông báo từ cấp trên chuẩn bị cho việc di dời nhưng để thực hiện được cũng mất hàng năm.
Theo Zhang Wuming, nhà nghiên cứu về vấn đề văn hóa đô thị thuộc Cơ quan nghiên cứu Fangtang ở Bắc Kinh, với kế hoạch này, trung tâm Bắc Kinh sẽ chỉ còn có các bộ của chính quyền trung ương.
Ý tưởng trên giúp củng cố chức năng là thủ đô cả nước của Bắc Kinh, có nghĩa là Bắc Kinh sẽ phục vụ cho cơ quan trung ương một cách hiệu quả hơn. Ông Zang cho rằng “nếu các cơ quan của thành phố Bắc Kinh có thể chuyển đến Thông Châu thì từ đây họ có thể điều hành thành phố tốt hơn”.
Người dân Thông Châu có những cảm nghĩ trái ngược về việc di dời. Một số cho rằng sẽ dễ dàng tìm được việc làm ở gần nhà hơn, số khác lo lắng rằng sẽ không đủ khả năng trang trải tiền nhà ở tại các khu vực hành chính mới. Nhiều người vẫn sẽ sống tại những ngôi làng mà mới chỉ vài năm trước đây còn là trung tâm trồng trọt và nuôi cừu.
“Tháng trước chúng tôi được thông báo rằng ngôi làng sẽ bị phá. Những người môi giới đất đã đến và giới thiệu những khu vực mới để người dân chuyển tới nhưng chúng tôi không có khả năng mua được”, ông Hao Wenliang, 73 tuổi, cư dân làng Dongxiaoying, một trong 17 ngôi làng sẽ bị xóa bỏ, nói.
Dân làng nói rằng các trường đại học cũng sẽ chuyển đến đây và còn có cả kế hoạch xây khu ký túc xá của Đại học Nhân dân. Theo quan chức và người dân địa phương, bệnh viện mới, trường tiểu học và trung học cũng đã được lên kế hoạch xây dựng ở đây.
Công việc ở khu vực này hiện hoàn thành được một nửa. Các ga dừng của đường tàu ngầm mới, có điểm kết thúc tại Thông Châu, thường có lối ra tại những khu đất trống, trừ những khu vực được tính toán dành cho đường cao tốc.
Đây không phải điều hiếm thấy ở Trung Quốc, nơi hạ tầng cơ sở cơ bản thường ảnh hưởng tới các dự án. Ví dụ như phía ngoài ga tàu ngầm Haojiafu đã được xây dựng trước đây 6 tháng là cánh đồng, những đàn cừu và một đường cao tốc 6 làn.
Điều này cho thấy dự án đã được khởi công từ trước đây nhiều năm nhưng bị trì hoãn vì giới lãnh đạo chưa sẵn sàng để di dời ra phía ngoài trung tâm thành phố.
Một quan chức đã nghỉ hưu của thành phố Bắc Kinh cho biết “trước đây các nhà lãnh đạo đã dừng dự án vì họ cho rằng nó gây quá nhiều phiền phức nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã có những bước thúc đẩy sự hội nhập nên họ buộc phải tiếp tục”.
Minh Châu
Theo New York Time
Hàng ngàn người Philippines sơ tán vì bão Noul
Trên 2.000 ngàn người phải rời bỏ nhà cửa khi bão Noul di chuyển đến gần phía bắc Philippines ngày 10.5, có nguy cơ gây ra lũ lụt, lở đất và sóng biển dâng cao.
Tại thành phố Pasay (Philippines), các tình nguyên viên chuẩn bị hàng cứu trợ cho những người dân sơ tán vì bão Noul - Ảnh: Reuters
Ông Esperanza Cayanan, người đứng đầu cơ quan dự báo thời tiết của chính phủ Philippines, cho AFP biết bão Noul với sức gió giật lên đến 220 km/giờ được dự báo sẽ quét qua phía bắc đảo Luzon của Philippines trong ngày 10.5.
Ông Cayanan cho biết bão Noul sẽ đổ bộ vào tỉnh Cagayan (Philippines). "Đây là cơn bão nguy hiểm, là cơn bão mạnh nhất tính đến thời điểm này trong năm nay", Rene Paciente, người đứng đầu cơ quan thời tiết trên biển của Philippines, cho hay.
Trên 2.000 người tại các làng ven biển ở Cagayan đã được sơ tán, bà Norma Talosig, quan chức đứng đầu lực lượng dân phòng địa phương, cho biết.
"Họ phải sơ tán đến nơi cao hơn, không được ở lại làng. Chính quyền địa phương hỗ trợ xe buýt, xe tải và thậm chí xe cứu thương hỗ trợ người dân sơ tán", theo bà Talosig.
Sóng biển dâng cao do bão là một mối lo ngại lớn trong trong bão tố, theo AFP. Bão Noul được dự báo có thể gây những sóng dân cáo đến 2 m, theo Reuters.
Vào tháng 11.2013, sóng biển dâng cao là nguyên nhân chính khiến nhiều người chết khi siêu bão Hải Yến tàn phá miền trung Philippines, khiến trên 7.350 chết hoặc mất tích. Hàng năm, Philippines hứng chịu khoảng 20 cơn bão.
Ở Đài Loan, được dự đoán nằm trên đường di chuyển của bão Noul, chính quyền địa phương cảnh báo các tàu thuyền về cơn bão này và đã sơ tán gần 1.000 du khách khỏi đảo núi lửa Lục Đảo.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Cổ phiếu HSBC tăng mạnh sau tin tách và dời trụ sở Cổ phiếu HSBC vừa có mức tăng trong ngày mạnh nhất kể từ cuối năm 2011 đến nay, sau thông tin ngân hàng 150 tuổi sẽ tách riêng mảng ngân hàng bán lẻ ở Anh và chuyển trụ sở chính khỏi nước này. HSBC sẽ về lại Hồng Kông sau khi dời trụ sở ra khỏi Anh? - Ảnh: Reuters Bloomberg hôm nay...