Trung Quốc: Làn sóng quan tham tự tử vì sợ bị điều tra
Số liệu thì chưa đầy đủ, nhưng nó cho thấy tỷ lệ tự tử trong số các quan chức Đảng Cộng sản và chính phủ có thể cao hơn 30% so với phần còn lại của dân cư thành thị Trung Quốc, theo BBC News.
Một số người nói chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đang tỏ ra có kết quả. Ảnh Reuters
Các chuyên gia nói đây là vấn đề áp lực từ cuộc chiến chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Cho tới sáng ngày 14/9, Đổng Học Cương không phải là một số liệu về tình trạng tự tử, mà là một quan chức cấp trung tại thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, 51 tuổi, có vợ con và có cuộc đời cũng giống như bất kỳ ai trong chúng ta.
Ông đã nhảy từ cửa sổ tầng chín xuống, tự tử chết.
Đêm trước, ông đã bị các điều tra viên chống tham nhũng của Đảng Cộng sản thẩm vấn, với nội dung được cho là liên quan tới các cáo buộc nói ông đã nhận hối lộ từ các nhà phát triển bất động sản và đã đút lót cấp trên để được thăng cấp.
Đột nhiên thấy mình bị kẹt trong sứ mệnh &’chống cái xấu’ nhằm cứu vãn Đảng Cộng sản Trung Quốc của ông Tập Cận Bình hẳn đã khiến ông Đổng cảm thấy kinh hoàng và thấy thà chết còn hơn.
Ông Tập đã cam kết sẽ không khoan nhượng với nạn tham nhũng trong các quan chức Đảng, và cảnh báo ông sẽ tiễu trừ “cả hổ lẫn ruồi”, từ cấp cao nhất tới cấp thấp nhất trong hệ thống.
Truyền thông nhà nước khuếch đại áp lực bằng những thông tin ồn ào hàng ngày về các vụ bắt giữ, điều tra, xét xử và kết án.
Đảng Cộng sản Trung Quốc không hề tỏ ý hối tiếc về những tổn thất nhân mạng. Ông Tập nói đây là cuộc chiến sinh tử cho sự tồn vong của chính bản thân đảng.
Hồi 65 năm về trước, cuộc cách mạng cộng sản đã được nhiều người Trung Quốc đón nhận bởi họ coi Đảng Cộng sản là ít tham nhũng hơn, tích cực hơn trong việc đem lại công lý xã hội so với chính phủ Quốc Dân đảng nắm quyền trước đó.
Nay, Trung Quốc là một trong những xã hội bất bình đẳng nhất thế giới và Đảng bị mắng nhiếc là một cỗ máy làm giàu cho những ai lãnh đạo Đảng.
Trong thời gian hai năm kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã đưa ra một sứ mệnh cá nhân nhằm tái thiết Đảng Cộng sản cho phù hợp với vai trò trong thế kỷ 21.
Tỉnh Sơn Tây thường được coi là tuyến đầu của chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc.
Video đang HOT
Khu vực này giàu nhờ trữ lượng mỏ và bất động sản, và các quan chức đảng ở đây cũng vậy. Hối lộ đơn giản là cách để công việc ở đây có thể vận hành.
Nay, từ bí thư tỉnh ủy cho tới giám đốc công an bị mất chức, Sơn Tây là nơi chứng kiến một loạt các vụ bắt giữ. Ai cũng nơm nớp lo rằng mình sẽ là người tiếp theo.
&’Chấm dứt nhanh chóng’
“Ông ấy hoảng loạn.” Đó là nhận định của Cao Cần Vinh, phóng viên điều tra đầu tiên đưa tin về vụ Đổng Học Cương nhảy lầu tự tử.
Ông Cao đã bị tù tám năm sau khi phơi bày vụ tham nhũng của một bí thư đảng địa phương, và ông hiện vẫn đang bị những kẻ thù quyền lực dọa giết.
Nhưng ông nói chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập là có hiệu quả và vụ tự sát của ông Đổng Học Cương chính là một trong những bằng chứng.
“Quý vị có thể nghĩ rằng cái chết là một viễn cảnh đáng sợ, nhưng những quan chức này thì kinh sợ về việc mất đi tài sản và danh tiếng, và họ cũng lo rằng họ có thể bị đưa ra để dọa những người khác.”
“Họ không thể chịu nổi cảnh sống như vậy. Họ thà kết thúc cuộc đời một cách nhanh chóng,” ông nói.
Cao Cần Vinh cho rằng nỗi sợ có thể khiến cho đảng trở nên thành thật.
Chúng tôi nói chuyện với nhau ở bên ngoài những bức tường cao ngất của nhà tù Sơn Tây, nơi ông từng bị giam, nơi những lính gác có vũ trang nhìn xuống chúng tôi từ đài quan sát từ phía trên cao.
Ông nói với tôi hiện có 60 quan chức Đảng Cộng sản đang thụ án tù ở trong về tội tham nhũng.
Ông hy vọng sự cân bằng quyền lực giữa những người dám phơi bày sự sai trái và các lãnh đạo Đảng đã tạo ra những thay đổi theo chiều hướng tích cực và rồi những công tố viên đã buộc tội ông rất có thể sẽ bị sờ gáy.
“Phải ngồi tù là một trải nghiệm vô cùng đau đơn, bởi tôi biết tôi vô tội. Tôi thậm chí đã nghĩ tới chuyện tự sát, nhưng rồi tôi tự dặn mình là phải cứng rắn,” ông nói.
“Tôi tự nhủ mình phải trụ vững bởi tôi cần chiến đấu chống lại họ cho tới cùng. Tôi tin là chính sách không khoan nhượng của ông Tập đối với nạn tham nhũng sẽ thay đổi được tình hình.”
Nhiệm vụ của Hecule
Tại thành phố Vận Thành, tôi làm một vòng thăm khu vực trên chiếc limousine đen có tài xế riêng của một nhà phát triển bất động sản Sơn Tây.
Khi xe đi qua một rừng các dự án xây dựng cao tầng, ông ấy nói với tôi về từng dự án mà công ty ông có tham gia đã hối lộ ra sao các quan chức nắm quyền về đất và về luật.
Nhưng nay chiến dịch chống tham nhũng đã đẩy chính quyền vào thế bối rối. Khi mà tay ai cũng nhúng chàm, thì ai là kẻ săn trộm còn ai là người canh giữ?
Sự khác biệt chỉ là về quy mô. Một số tham nhũng nhiều, một số thì ít, nhưng tất cả đều tham nhũng.
Và do vậy, tất cả những ai muốn làm ăn đều phải bắt mối với họ. Thông lệ là tặng quà, bởi nếu không thì dự án của anh sẽ không thể xuôi lọt.
Thay đổi văn hóa làm việc trong Đảng Cộng sản Trung Quốc quả là một nhiệm vụ to lớn, như nhiệm vụ của lực sỹ Hercules. Và có những người chỉ trích nay cho rằng ông Tập Cận Bình đang đi lầm đường.
Một số người trong Đảng nói rằng chiến dịch đó quá cứng rắn, phá bỏ đi những ưu đãi và làm tổn hại tới sự phát triển kinh tế.
Một số người nghi rằng ông Tập đang dùng vấn đề tham nhũng như cây gậy để tấn công các kẻ thù chính trị.
Từ cái nhìn ngoài Đảng, những người chỉ trích nói rằng việc ông Tập nói về quy tắc pháp luật nhưng lại vận hành một bộ máy điều tra là điều mà chỉ ông có thể trả lời.
Hơn nữa, hai năm nắm quyền của ông cũng là thời gian nhiều luật sư, phóng viên bị bỏ tù do đòi có thêm minh bạch.
Nhưng Giáo sư Wang Yukai từ Học viện Hành chính Trung Quốc nói những người chỉ trích hãy thôi phán xét, bởi sự tồn vong của Đảng Cộng sản đang bị đe dọa, và Chủ tịch Tập có sự ủng hộ của người dân ở phía sau.
Chớ ai nên nghi ngờ gì về quyết định của ông Tập. Ông đã tấn công nạn tham nhũng từ cấp cao tới cấp dưới, thậm chí cả ở những vị trí lãnh đạo cao nhất.
Nạn tham nhũng ăn vào thâm căn cố đế và nếu ông không mở chiến dịch tiễu trừ, Đảng sẽ tiêu vong. Chiến dịch của ông Tập là một làn sóng gây sốc cho toàn hệ thống.
Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc họp chính trị quan trọng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản trong tuần này, và chống tham nhũng vẫn là chủ đề hàng đầu trong nghị trình làm việc.
Đảng cầm quyền đến nay vẫn chưa tìm ra cách hoạt động hiệu quả mà không phải đụng đến chuyện bài trừ tham nhũng.
Theo NTD/BBC
Bắc Kinh thay đổi nhân sự Quân ủy trung ương liên quan đến Biển Đông
"Đã có một số trường hợp Trung Quốc cố gắng xâm phạm vùng biển của Việt Nam và điều tương tự có thể xảy ra trong tương lai", Gindarsah nhấn mạnh.
Ông Tập Cận Bình được cho là sẽ tái cơ cấu Quân ủy trung ương trong kỳ họp trung ương 4 lần này.
Tờ Vượng báo Đài Loan ngày 20/10 đưa tin, hội nghị trung ương 4 đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc hôm nay tại Bắc Kinh có thể liên quan đến một cuộc cải tổ Quân ủy trung ương dưới sự chủ trì của ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư, Chủ tịch Quân ủy trung ương.
Một cuộc cải tổ nhân sự thượng tầng quân đội Trung Quốc đã được đặt ra kể từ khi Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương bị điều tra tham nhũng vào cuối tháng 6. Mặc dù Từ Tài Hậu đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn được cho là có mối quan hệ mạnh mẽ và thế lực ủng hộ trong Quân ủy trung ương mà Tập Cận Bình cần phải loại bỏ.
Theo tờ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông, lý do thứ hai để Tập Cận Bình thay đổi nhân sự Quân ủy trung ương có thể được công bố, là vì căng thẳng lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông và Hoa Đông.
Theo giới phân tích, 2 ứng viên cho vị trí Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương được Tập Cận Bình nhắm sẵn là Lưu Nguyên, Chính ủy Tổng cục Hậu cần và Trương Hựu Hiệp, Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị. 2 Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương đương nhiệm là Phạm Trường Long và Hứa Kỳ Lượng.
Trong một động thái khác có liên quan, BBC ngày 20/10 dẫn lời Bambang Hendratno, một quan chức quân sự cấp cao Indonesia cho biết, đảo Natuna nằm ở biên giới giữa quốc gia này với Biển Đông. Jakarta cần có thêm lực lượng ở đây.
"Chúng ta không nên chờ cho đến khi một cái gì đó xảy ra trước khi chúng ta tăng cường phòng thủ. Chúng ta đã nhìn thấy xung đột chủ quyền giữa Trung Quốc và Malaysia xảy ra như thế nào. Trước khi xảy ra một điều gì đó tương tự, chúng ta nên hành động hơn là để sau khi nó xảy ra", ông Hendrato nói.
Về quan điểm chính thức Indonesia vẫn nói rằng họ không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng nhìn kỹ vào bản đồ thì lại là một câu chuyện khác.
Đảo Natuna nằm ở phía Bắc Indonesia giáp với khu vực xung đột tiềm ẩn trên Biển Đông, nơi đường lưỡi bò Trung Quốc đã chồng cả lên vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia quanh đảo Natuna, Gindarsah, một nhà nghiên cứu quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Jakarta cho biết.
Nếu biên giới trên Biển Đông không được làm rõ, xung đột là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra. "Đã có một số trường hợp Trung Quốc cố gắng xâm phạm vùng biển của Việt Nam và điều tương tự có thể xảy ra trong tương lai", Gindarsah nhấn mạnh.
Theo Giáo Dục
Chiến dịch 'đả hổ' sẽ sờ gáy từng sĩ quan Trung Quốc Chiến dịch đả hổ đập ruồi chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không chỉ đánh các quan chức cấp cao cỡ hổ mà còn sẵn sàng quét sạch các quan chức nhỏ biến chất cỡ ruồi. Ngay cả sĩ quan quân đội cũng không ngoại lệ. Theo Tân Hoa Xã hôm thứ Năm, quân đội Trung Quốc...