Trung Quốc lần đầu thừa nhận COVID-19 làm lộ điểm yếu trong hệ thống y tế
Thủ tướng Trung Quốc thừa nhận, dịch bệnh COVID-19 làm lộ các liên kết yếu trong hệ thống y tế của nước này.
Trong báo cáo trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội Trung Quốc Khóa XIII hôm 22/5, Thủ tướng Lý Khắc Cường thừa nhận nhiều mắt xích yếu đã bộc lộ trong quá trình đối phó với tình huống khẩn cấp về sức khỏe của nước này trong mùa dịch.
“Chúng ta phải cố gắng cải thiện công việc, thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả và làm hết sức mình để đáp ứng mong mỏi của người dân”, ông Lý nhấn mạnh.
Thủ tướng Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục tuân theo nguyên tắc “sinh mạng con người là quan trọng nhất” và củng cố hệ thống y tế công cộng.
Dịch COVID-19 lây nhiễm cho hơn 80.000 người ở Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Video đang HOT
Ông Lý Khắc Cường cam kết cải cách hệ thống phòng chống dịch bệnh, cải thiện hệ thống báo cáo và cảnh báo bệnh truyền nhiễm cũng như đảm bảo thông tin được công bố kịp thời, công khai và minh bạch.
Thủ tướng Trung Quốc là người đứng đầu cơ quan đặc trách của chính phủ Trung Quốc cũng hứa hẹn sẽ tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển vaccine, phương pháp điều trị và xây dựng thêm các cơ sở y tế.
COVID-19 theo ông Lý mô tả là dịch bệnh lây lan nhanh nhất, khẩn cấp nhất và đặt ra nhiều thách thức nhất mà Trung Quốc phải đối mặt kể từ khi Trung Quốc được thành lập năm 1949.
Trung Quốc thời gian qua đang đối mặt với làn sóng chỉ trích trong và ngoài nước về phản ứng giai đoạn đầu dịch. Nhiều bác sỹ ở Vũ Hán cảnh báo về một loại virus corona mới từ cuối tháng 12, nhưng tới tận 20/1, giới chức Trung Quốc mới xác nhận COVID-19 lây truyền từ người sang người.
Liu Guoen, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế y tế thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng vấn đề nên được xem xét hiện nay là cách quản lý hệ thống thay vì cải tiến công nghệ.
“Cần phải thiết lập hệ thống để mỗi cấp chính quyền nhận thức được trách nhiệm của họ và báo cáo về các đợt bùng phát mà không bị chính quyền cấp trên can thiệp hay khiển trách”, Liu cho hay.
Dịch bệnh khởi phát từ Vũ Hán cuối năm 2019 cho tới nay lây nhiễm cho hơn 82.000 người Trung Quốc và khiến hơn 4.600 người thiệt mạng.
Trung Quốc giải thích lý do ra luật an ninh Hong Kong
Luật an ninh mới được xem xét nhằm ngăn chặn nguy cơ Hong Kong bị biến thành "bàn đạp xâm nhập", theo Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Vương Thần.
"Tính toán căn bản đằng sau dự luật là Bắc Kinh không cho phép Hong Kong bị biến thành bàn đạp để xâm nhập", Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Vương Thần phát biểu trong phiên họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) hôm nay, đề cập đến luật an ninh mới sắp được ban hành cho đặc khu Hong Kong.
Theo một tài liệu được lưu hành tại kỳ họp NPC hôm nay, luật an ninh mới sẽ ngăn ngừa, chặn đứng và trừng phạt những hành động ở Hong Kong đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc. Luật này cũng yêu cầu chính quyền đặc khu thành lập một cơ quan chuyên biệt để thi hành.
Ông Vương Thần phát biểu tại kỳ họp NPC hôm nay. Ảnh: Xinhua.
Ông Vương xác nhận luật an ninh Hong Kong sẽ cấm các hoạt động đòi ly khai, lật đổ cũng như sự can thiệp của nước ngoài và hành vi khủng bố trong thành phố. "Việc lợi dụng Hong Kong để xâm nhập và phá hoại đại lục phạm vào giới hạn cuối cùng của chúng tôi. Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được", ông nói.
Ông cũng nhấn mạnh Bắc Kinh đang cố gắng bảo vệ quyền pháp lý của cư dân Hong Kong với luật an ninh mới. "Việc ngăn chặn, vô hiệu hóa và trừng phạt những hành vi phạm tội thiểu số, gây tổn hại an ninh quốc gia đồng nghĩa với cung cấp sự bảo vệ tốt hơn cho an toàn tính mạng và tài sản của đa số người dân Hong Kong, cũng như các quyền và sự tự do cơ bản của họ", ông Vương nhấn mạnh.
Phát biểu tại kỳ họp, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định nước này sẽ "vận hành một cách toàn diện và chính xác mô hình 'một quốc gia, hai chế độ', cho phép người Hong Kong quản lý Hong Kong, người Macau quản lý Macau, với mức độ tự trị cao". Ông tuyên bố sẽ thiết lập hệ thống và cơ chế thực thi pháp luật hợp lý, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia tại hai đặc khu.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu trước quốc hội tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hôm nay. Ảnh: AFP.
NPC dự kiến bỏ phiếu nghị quyết vào cuối kỳ họp thường niên, có thể là ngày 28/5. Nếu được thông qua, nghị quyết được chuyển đến Ủy ban Thường vụ NPC để soạn thảo các điều khoản chi tiết của luật. Ủy ban này sẽ họp vào đầu tháng 6 và đây có thể là thời điểm sớm nhất luật an ninh cho Hong Kong được thông qua.
Nếu được thông qua, động thái mới của Trung Quốc đại lục sẽ đi ngược lại Điều 23 Luật Cơ bản năm 2003 của Hong Kong, yêu cầu chính quyền thành phố ban hành luật an ninh riêng để cấm hành vi làm phản, ly khai, xúi giục nổi loạn hoặc lật đổ. Một số nhà lập pháp Hong Kong lo ngại luật an ninh mới sẽ gây bất ổn tại đặc khu và giúp chính quyền trung ương tăng cường quyền kiểm soát tại Hong Kong.
Đề cập tới luật an ninh có thể sắp được ban hành tại Hong Kong, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay ông "không biết đó là gì, vì chưa ai biết", nhưng cam kết nếu điều đó xảy ra, Mỹ "sẽ phản ứng rất cứng rắn". Trong khi đó, các nghị sĩ Mỹ cho biết họ đang đề xuất dự luật trừng phạt các quan chức và thực thể Trung Quốc thực thi luật an ninh ở Hong Kong.
Những quyết định lớn nhất trong sự kiện chính trị quan trọng nhất năm ở TQ Trong kỳ họp Quốc hội được tổ chức vào ngày 22.5, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại quyết định tăng 6,6% ngân sách chi cho quốc phòng. Phiên họp Quốc hội Trung Quốc khai mạc (ảnh: Xinhua) Tại sự kiện chính trị quan trọng nhất năm, Thủ tướng...