Trung Quốc làm tổn hại môi trường kinh doanh tại châu Á
Mỹ muốn mở rộng quan hệ thương mại với châu Á, khu vực đang phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông làm leo thang căng thẳng, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh, một quan chức cấp của Mỹ cảnh báo.
Bộ trưởng thương mại Mỹ Penny Pritzker.
Phát biểu trước các doanh nghiệp Mỹ và Philippines trong chuyến thăm Manila ngày 4/6, Bộ trưởng thương mại Mỹ Penny Pritzker cho hay Mỹ đã đầu tư quá nhiều nguồn lực chiến lược, kinh tế và ngoại giao vào các khu vực khác trên thế giới. Giờ đây, Mỹ cam kết thực hiện chính sách “điều chỉnh sự mất cân bằng và tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại châu Á”.
Chuyến thăm của bà Pritzker tới Việt Nam, Philippines và Myanmar chủ điều tập trung vào các chủ đề kinh tế trong chính sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm tái cân bằng chiến lược tại châu Á.
Theo bà Pritzker, châu Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ trở thành nơi tập trung 54% tầng lớp trung lưu của thế giới và sẽ nhập khẩu gần 10.000 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ vào năm 2022, gấp đôi mức hiện nay. Đến năm 2020, 10 quốc gia thành viên của khối ASEAN cần hơn 1.000 tỷ USD vốn đầu tư tầng để đáp ứng các nhu cầu của dân số đang gia tăng.
Bộ trưởng thương mại Mỹ cho biết với báo giới rằng các công ty Mỹ rất lạc quan về khu vực. Tuy nhiên, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép một giàn khoan, kèm theo các tàu hộ tống, trong vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông mới và có các hành động gây hấn với Philippines là “khiêu khích và làm gia tăng căng thẳng”.
“Chúng tôi rất lo ngại về điều đó. Các hành động như vậy gây ra sự mất ổn định, vốn không tốt cho môi trường kinh doanh”.
Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông, một trong những tuyến đường vận tải biển bận rộn nhất của thế giới. Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển này.
Video đang HOT
Bộ trưởng Pritzker cho hay Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình, thương mại, tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông. Mỹ ủng hộ các biện pháp ngoại giao và pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp, trong đó có quyết định của Philippines nhằm đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ra tòa án quốc tế tại La Hay, Hà Lan.
Theo Dantri
Tổng thống Mỹ thúc đẩy phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển sẽ có ích cho việc giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông nếu được các nhà lập pháp Mỹ phê chuẩn.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Theo VOA, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển sẽ có ích cho việc giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông nếu được các nhà lập pháp Mỹ phê chuẩn.
Nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố như thế trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông vì những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Đông Nam Á.
Trung Quốc đang có những vụ đối đầu căng thẳng với các nước láng giềng ở Đông Nam Á vì vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp hồi tuần trước ở Trường Võ bị West Point, Tổng thống Obama nói rằng Hoa Kỳ khó có thể thúc đẩy cho việc tìm kiếm một giải pháp ở Biển Đông vì Washington tự đặt mình ra ngoài những luật lệ áp dụng cho mọi nước khác.
Tổng thống Obama nói: "Việc kêu gọi Trung Quốc giải quyết những vụ tranh chấp biển đảo của họ dựa theo Công ước Luật Biển trở nên khó khăn hơn vì Thượng viện Mỹ không chịu phê chuẩn hiệp ước này, bất chấp sự khẳng định liên tục của các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của chúng ta là hiệp ước này thăng tiến an ninh quốc gia của chúng ta. Đó không phải là sự lãnh đạo mà là một sự rút lui."
Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, gọi tắt là UNCLOS, đặt ra những luật lệ cho hàng hải quân sự và thương mại, cũng như cho sự phân phối tài nguyên dầu lửa và khí đốt dưới đáy biển.
Tài nguyên là vấn đề mà những người chống lại chủ trương của Tổng thống Obama, trong đó có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, vấn đề thường nêu ra.
"Tôi không tin là nước Mỹ nên tán thành một hiệp ước làm cho các nước có khả năng sản xuất cao có bổn phận pháp lý là trả tiền khai thác cho những nước có khả năng sản xuất thấp dựa trên những lời lẽ thiếu thực tế về di sản chung của nhân loại."
Tuy Công ước Luật Biển không được Thượng viện phê chuẩn, nhưng Hoa Kỳ cũng tôn trọng hầu hết các cơ chế của hiệp ước này.
Ông Michael Auslin, một nhà phân tích của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, nhận định như sau về phát biểu của Tổng thống Obama.
"Tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama đã trình bày một sự lựa chọn sai sự thật. Ông ấy nói rằng nếu chúng ta không phê chuẩn UNCLOS thì chúng ta không thể đòi Trung Quốc nhận lãnh trách nhiệm đối với những hành vi có tính chất khiêu khích, chèn ép và hung hãn. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Dĩ nhiên là chúng ta có thể làm như vậy."
Vụ đối đầu mới nhất ở Biển Đông xảy ra hồi đầu tháng này, khi Trung Quốc đưa giàn khoan tới vùng biển có tranh chấp với Việt Nam.
Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, cho rằng vụ đối đầu này không do Bắc Kinh tạo ra.
Ông Vương phát biểu như sau tại cuộc Đối thoại Shangri-la ở Singapore.
"Đối với những vấn đề liên quan tới chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi hải dương, Trung Quốc không hề thực hiện bước đầu tiên để gây sự. Lúc nào Trung Quốc cũng là phía bị buộc phải phản ứng."
Bà Hillary Mann Leverett, giáo sư Đại học American University, cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách gây thương tổ cho các mối quan hệ đồng minh của Mỹ ở Châu Á.
"Cách mà Trung Quốc đã làm để đạt mục tiêu đó là chèn ép các nước đồng minh này về những vấn đề mà Hoa Kỳ không thật sự quan tâm - một hòn đảo tí tẹo ở chỗ này, một hòn đảo tí tẹo ở chỗ kia. Tại sao nước Mỹ lại phải đưa Đệ Thất Hạm Đội tới để đánh nhau với Trung Quốc vì những hòn đảo như vậy?"
Nhà phân tích Auslin của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ cho rằng việc Washington do dự không muốn đối đầu với Trung Quốc không liên hệ gì tới Công ước Luật Biển.
"Tôi nghĩ rằng điều này cho thấy một xu thế rất đáng lo ngại trong chính quyền Obama là cố gắng tìm ra những cái cớ để không can dự nhiều hơn vào những vụ tranh chấp biển đảo đang sôi sục ở Châu Á."
Philippines đang dựa vào những thiết chế của Công ước Luật Biển để thách thức những yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện tại Tòa án Trọng tài. Phán quyết của tòa án này không có tính chất cưỡng hành.
Theo Bizlive
Điều gì sẽ tiếp diễn tại Ukraine? Tờ Telegraph (Anh) hôm 2.3 đã đưa ra những nhận định và phân tích về tình hình tại Ukraine, sau khi Nga điều quân tới Khu tự trị Crimea của quốc gia láng giềng. Một người lính mặc quân phục không phù hiệu đứng gác bên trong Khu tự trị Crimea của Ukraine - Ảnh: Reuters Nga sẽ được gì khi chiếm Crimea?...