Trung Quốc làm phim đồ họa chiến tranh cướp đảo ở châu Á trong tương lai
Video này cũng cung cấp thêm một bằng chứng cho thấy dã tâm bành trướng, xưng hùng xưng bá của Trung Quốc không hề nhỏ, không hề mơ hồ mà rất hiện hữu.
Nếu Mỹ không trở lại Biển Đông với sức mạnh, chớ ngạc nhiên với Trung QuốcTrung Quốc sẽ sa thải it nhất 170 ngàn sĩ quan từ Thiếu úy đến Đại táDiễn văn duyệt binh của Tập Cận Bình cho thấy điều gì về Biển Đông?
Lauren Dickey, một nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ngày 5/9 cho biết trên trang cá nhân của tờ The National Interest, bên cạnh cuộc duyệt binh hôm 3/9 tại Thiên An Môn kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II, tập đoàn truyền thông Trung Quốc Tecent đã làm một bộ phim đồ họa “3D mô phỏng: Chiến dịch cướp đảo” và tung lên mạng internet, phổ biến qua phương tiện truyền thông xã hội QQ.
Ảnh cắt từ clip đoạn video tuyên truyền chiến tranh cướp đảo mà Trung Quốc tiến hành đang lan tràn trên mạng internet.
Đoạn video dài hơn 5 phút cho thấy một cuộc tấn công đổ bộ của Trung Quốc, sau đó là xâm lược một hòn đảo nhiệt đới.
Bối cảnh cuộc chiến mơ hồ diễn ra trong năm 20XX, sau những căng thẳng hàng hải đã dẫn đến một cuộc tấn công vào căn cứ quân sự Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố sẽ tiến hành chiến tranh đáp trả toàn diện bằng cách sử dụng toàn bộ sức mạnh quân sự để “thúc đẩy hòa bình thông qua chiến tranh”.
Các đơn vị đầu tiên được điều động là tên lửa chiến lược, còn gọi là pháo binh 2. Một loạt tên lửa đạn đạo Đông Phong được kéo ra cùng với máy bay ném bom H-6.
Video đang HOT
Cuộc tấn công tên lửa mô phỏng của Trung Quốc đã phá hủy thành công căn cứ không quân và hải quân, cả hai được mô tả giống như lực lượng quân sự Hoa Kỳ với những vũ khí không thể nhầm lẫn, như một chiếc F-22 Raptor, một con tàu rất giống tàu sân bay USS Nimitz đẳng cấp.
Rất ít mệnh lệnh hay lời thoại được đưa ra, nhưng từ những gì thể hiện trên màn hình có thể khiến người xem nhận ra mục tiêu mà “chiến dịch giả tưởng” của Trung Quốc nhằm vào là nguồn cung dầu mỏ, triệt hạ cơ sở hạ tầng các công trình quan trọng để phục vụ cho mục tiêu kế tiếp, tấn công đổ bộ cướp đảo.
Điểm nổi bật khác của video này bao gồm sự xuất hiện “tham chiến” của tàu ngầm nguyên tử Type 93, chiến đấu cơ J-15 cất cánh từ tàu sân bay Trung Quốc, xe tấn công đổ bộ và tàu đổ bộ đệm khí cũng được miêu tả chở binh lính, vũ khí Trung Quốc đổ bộ lên một hòn đảo trong giai đoạn cuối của cuộc tấn công. Các chiến đấu cơ “mô hình” J-10, J-11 và J-20 cũng được nhìn thấy tấn công F-35 Hoa Kỳ.
Ảnh chụp màn hình video mô phỏng chiến tranh cướp đảo.
Sau 5 phút “chiến đấu” dữ dội với các chiến thuật gần như hoàn chỉnh, người bình luận video nói rằng quân đội Trung Quốc đã “chiếm thành công hải đảo, kẻ thù buộc phải đầu hàng một cách hòa bình”. Do hòn đảo mô tả trong video nằm khá biệt lập nên có vẻ như đối phương của Trung Quốc có rất ít lựa chọn.
Đoạn kết của video này là một vài lời “thơ mộng” nói với người dân Trung Quốc rằng: “Hiếu chiến tất vong, thiên hạ tuy an, vong chiến tất nguy” – hiếu chiến tất chuốc bại vong, thế giới tuy hòa bình nhưng nếu Trung Quốc quên chiến tranh tất sẽ nguy khốn. “Chúng ta rất yêu hòa bình, nhưng cũng phải chuẩn bị tốt để đối diện với khả năng chiến tranh trong tương lai”?!
Trước đó đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV công khai phát video mô tả một cuộc tấn công quân sự nhằm vào “dinh Tổng thống” Đài Loan. Video lần này là động thái hiếm hoi mô tả một cuộc tấn công của Trung Quốc nhằm vào lực lượng Hoa Kỳ, một thông điệp hung hăng gửi đến Washington.
Đoạn video này cũng cung cấp thêm một bằng chứng cho thấy dã tâm bành trướng, xưng hùng xưng bá của Trung Quốc không hề nhỏ, không hề mơ hồ mà rất hiện hữu. Nó đi ngược lại hoàn toàn những phát biểu cam kết bảo vệ hòa bình mà ông Tập Cận Bình đã nói. Có chăng, đó là cái cách Trung Quốc “bảo vệ hòa bình bằng chiến tranh” thay vì đối thoại nên cảnh giác không thừa- PV.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Báo Hàn: Trung Quốc đừng mượn cớ duyệt binh để dương vây dọa láng giềng
Lâu nay Trung Quốc vẫn biểu hiện ra tính hai mặt, một mặt viện trợ khá nhiều các nước trong thế giới thứ 3, mặt khác dã tâm chủ nghĩa bá quyền bành trướng...
Hình minh họa. Ảnh: 21.cn.
Trung Ương nhật báo Hàn Quốc (Joins) ngày 31/8 bình luận, ngày 3/9 tới Trung Quốc sẽ tổ chức duyệt binh quy mô lớn tại Thiên An Môn kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sau khi cân nhắc mọi lẽ mới quyết định tham gia sự kiện này.
Điều Hàn Quốc mong đợi chủ yếu tập trung vào việc liệu trục quan hệ Trung - Mỹ mà có người gọi là G-2 có thể phát huy được sức lãnh đạo tương ứng với địa vị của mình hay không. Bắc Kinh lúc nào cũng nói rằng Trung Quốc là nước lớn có trách nhiệm, nhưng đó mới chỉ là lời nói.
Câu trả lờ khu vực cần là việc Trung Quốc có thể chứng minh bằng hành động rằng mình là nước lớn có đóng góp tích cực cho hòa bình và phồn vinh của nhân loại hay không. Nói thẳng ra là Trung Quốc có chịu từ bỏ thói bá quyền, cố chấp, gây ức ép và khống chế láng giềng và chấp nhận xem các nước lân bang là đối tác bình đẳng với mình hay không.
Lâu nay Trung Quốc vẫn biểu hiện ra tính hai mặt, một mặt viện trợ khá nhiều các nước trong thế giới thứ 3, mặt khác dã tâm chủ nghĩa bá quyền bành trướng lại càng ngày càng lớn khiến dư luận quốc tế lo ngại. Bất chấp phản đối của Việt Nam, Philippines, Trung Quốc đang ra sức bành trướng leo thang ở Biển Đông. Bất chấp phản đối của Nhật Bản, Trung Quốc leo thang ở Hoa Đông.
Lần này Trung Quốc huy động 120 ngàn quân tham gia duyệt binh rồi nghĩ đủ cách để mời cho được nguyên thủ các nước tham dự, có thể thấy rõ ý đồ của Bắc Kinh trong động thái này: Biến sự kiện kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II thành bàn đạp thể hiện sức bật của "siêu cường thứ hai thế giới".
Tuy nhiên Trung Quốc chớ nên coi hoạt động duyệt binh lần này là cách thức dương vây với láng giềng, thị uy và thể hiện sức mạnh bá quyền của mình. Tổng thống Mỹ không sang dự vì ông biết Trung Quốc sẽ diễu cả tên lửa chiến lược có thể gắn đầu đạn hạt nhân và bắn sang tận nước Mỹ diễu qua ngay trước mặt mình.
Hàn Quốc và các nước láng giềng khác cũng nhìn thấy điều này, chỉ có điều phản ứng ở mức độ khác nhau mà thôi. Bởi vậy tốt hơn hết Bắc Kinh hãy tập trung vào hợp tác và phát triển, chớ nên cổ súy đối địch đối đầu.
Trong vấn đề bán đảo Triều Tiên, Trung Ương nhật báo cho rằng Trung Quốc nên có thái độ tích cực, sau duyệt binh ông Tập Cận Bình nên có buổi hội đàm với Tổng thống Park Geun-hye và đưa phát biểu thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo một cách nghiêm túc và thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh Đông Á Trung - Nhật - Hàn năm nay tại Seoul.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Trung Quốc đang mắc "bệnh hòa bình" hay ngứa ngáy chiến tranh? Trung Quốc đang "ngứa ngáy chiến tranh" và những hành động leo thang gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông và Hoa Đông dễ bùng phát leo thang thành xung đột. The Sydney Morning Herald ngày 2/9 đưa tin, trong những năm gần đây các nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc ngày càng than vãn về cái gọi là "bệnh...