Trung Quốc lại thổi phồng mối nguy từ tàu ngầm Việt Nam
Trong khi đưa tin thổi phồng về mối đe dọa từ tàu ngầm Việt Nam thì chính Trung Quốc đang tạo ra bất ổn trong khu vực.
Sau khi nói về mối nguy hiểm của tàu ngầm Kilo Việt Nam với toàn bộ đảo Hải Nam hồi đầu tháng 1/2015 của tờ Hoàn Cầu, đến ngày 27/1, tờ Tuyền Châu vãn báo (Trung Quốc) tiếp tục có bài viết về thực lực tàu ngầm của các nước trong khu vực, trong đó có cả Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản. Sau đó, bài viết đã lớn tiếng cho rằng, Hải quân Trung Quốc đang phải đối mặt với các thách thức ở dưới biển.
Theo phân tích của bài viết, trước đây, Việt Nam đã không hề coi trọng năng lực tác chiến của lực lượng tàu ngầm. Vì vậy, Hải quân Việt Nam chỉ sở hữu 2 chiếc tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Yugo – loại tàu ngầm thường chỉ dùng được vào mục đích huấn luyện và nghiên cứu.
Bộ đôi tàu ngầm HQ-182 và HQ-183 tại quân cảng Cam Ranh
Tuy nhiên, chiến lược của Việt Nam đã thay đổi và Hà Nội đã bắt đầu tăng cường sức mạnh ngầm từ năm 2009 bằng bản hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm Kilo do Nga sản xuất.
Tính đến thời điểm hiện tại, phía Nga đã bàn giao cho Việt Nam 4 chiếc, và theo các điều khoản được ký kết, trước khi kết thúc năm 2016, nhà sản xuất Nga phải bàn giao đầy đủ 6 chiếc cho đối tác Việt Nam.
Sau khi nói về việc mua sắm tàu ngầm của Việt Nam, bài viết cho rằng, sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Việt Nam là không thể xem thường. Tàu ngầm lớp Kilo có thể bắn tên lửa 3-14E Club-S tầm bắn gần 300 km, tiến hành tấn công ngoài tầm nhìn đối với tàu chiến đối phương.
Cuối cùng bài báo kết luận rằng, Việt Nam hy vọng dựa vào tàu ngầm lớp Kilo với số lượng hạn để năng lực hải quân của mình thay đổi triệt để là không thực tế lắm.
Video đang HOT
Theo phân tích, nguyên nhân là bởi: Dù tàu ngầm lớp Kilo tiên tiến, nhưng các trang bị chiến đấu chủ yếu khác của Hai quân Viêt Nam phần lớn không thể hình thành năng lực tác chiến đồng bộ và có hệ thống với tàu ngầm tiên tiến.
Trước khi tờ Tuyền Châu vãn báo đăng tải bài viết này, hồi đầu tháng 1/2015, tờ Thời báo Hoàn cầu cũng có bài viết ‘ca ngợi’ sức mạnh hạm đội tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam.
Theo tờ báo này, sáu tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam mua của Nga chắc chắn sẽ được sử dụng một khi quân đồn trú Việt Nam ở quần đảo Trường Sa bị phong tỏa.
Hải quân Việt Nam đã nhận được từ Nga 3 tàu ngầm lớp Kilo. Tất cả các tàu này đều được trang bị tên lửa hành trình 3-14E Club-S. Tên lửa này có tầm trên 280 km và có thể vươn tới Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, nơi đặt bộ tư lệnh hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.
Tờ Hoàn cầu nhận định, các căn cứ hải quân chính của Trung Quốc đặt tại đảo Hải Nam cũng nằm trong tầm với của các tên lửa của tàu ngầm Việt Nam. Ngoài ra, các tàu ngầm lớp Kilo có thể tấn công các hạm tàu bằng ngư lôi GE2-01.
Thời báo Hoàn cầu cũng cho hay, Trung Quốc đã phái tới đảo Hải Nam 3 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn lớp Tấn Type 094 để phòng ngừa bùng nổ xung đột vì quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cũng có thể triển khai ở khu vực này các tàu ngầm lớp Thương Type 093 nếu cần.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang sử dụng các tàu ngầm Nga trong thời gian khá dài và hiểu biết sâu sắc về các mặt yếu của tàu ngầm Kilo.
Vì thế, tờ báo kết luận, Hải quân Trung Quốc có nhiều cơ hội hơn để gây tổn thất nghiêm trọng cho các tàu ngầm cùng loại khi xảy ra xung đột quân sự. Tuy nhiên sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Việt Nam vẫn có thể khiến bất kỳ đối thủ nào cũng phải kính nể, Thời báo Hoàn cầu viết.
Theo Tuấn Vũ
Đất Việt
"Trung Quốc triển khai tên lửa hạt nhân nhằm vào Nhật"
Một tờ báo Trung Quốc hôm 18/1 đưa tin nước này đã triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 nhằm vào Nhật tại núi Trường Bạch/Beakdu đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
Hình ảnh về quân đoàn hạt nhân và tên lửa của Trung Quốc. (Ảnh: Chosun Ilbo)
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho biết báo International Herald Leadercủa Trung Quốc ngày 18/1 đã đưa thông tin trên sau khi phân tích đoạn phim tài liệu của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc về một quân đoàn trang bị vũ khí hạt nhân và tên lửa đang huấn luyện ở vùng núi đông bắc Trung Quốc.
Tuy nhiên, Chosun Ilbo nhận định rằng do International Herald Leader là một ấn bản chính thức nên bài báo đó giống một bài tuyên truyền cho chính phủ hơn là một bài điều tra.
Vị trí Trung Quốc triển khai tên lửa Đông Phong-21 là núi Trường Bạch, một vùng lãnh thổ tranh chấp nằm trên đường biên giới chung giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, được Bình Nhưỡng gọi là núi Baekdu.
Theo báo Hàn Chosun Ilbo, tên lửa Đông Phong-21 lần đầu tiên được công khai trong cuộc diễu hành quân sự tại Bắc Kinh nhân ngày quốc khánh Trung Quốc năm 1999. Các tên lửa Đông Phong-21 nguyên gốc là loại tên lửa đạn đạo đất đối đất có tầm xa 1.700 - 2.100km. Các phiên bản này có thể bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào ở Hàn Quốc và Nhật, gồm cả căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa.
Tên lửa Đông Phong-21 có thể chở theo một đầu đạn hạt nhân 200-500 kiloton, dài 10,7m và có thể bay với tốc độ Mach 10 (3.402,9m/s). Độ chính xác của Đông Phong-21 cũng đã được cải thiện, tăng gấp 10 lần với bán kính sai lệch chỉ còn 30-40m.
Tên lửa Đông Phong-21 lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng trong cuộc diễu hành quân sự tại Bắc Kinh nhân ngày quốc khánh Trung Quốc năm 1999 (Nguồn: GlobalMil)
Tuy nhiên, phiên bản mới nhất của Đông Phong-21 đã được cải tiến thành tên lửa đạn đạo chống hạm với tầm xa lên tới 3.000km, có thể đe dọa hạm đội tàu sân bay của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Phiên bản này có thể tấn công hạm đội tàu sân bay Mỹ ở gần Guam, khu vực đầu cầu chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương hay bất kỳ mục tiêu nào ở khu vực biển Hoa Đông. Loại tên lửa này rất khó đánh chặn vì nó bay rất nhanh và có thể thay đổi đường bay ở giai đoạn cuối.
Báo Hàn Quốc cũng cho hay Trung Quốc được cho là đã triển khai tên lửa Đông Phong-21 ở bờ biển tỉnh Sơn Đông để chuẩn bị cho các trường hợp xung đột với Nhật về vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tại Hoa Đông. Tỉnh Sơn Đông nằm gần biển Hoa Đông và là nơi dễ bị không quân Nhật tấn công trong trường hợp xảy ra xung đột.
Trung Quốc được cho là có tới 50-100 tên lửa Đông Phong-21 các loại.
Chosun Ilbo dẫn lời Giáo sư Cho Yang-hyun của Học viện Ngoại giao Hàn Quốc nhận xét: "Nếu Trung Quốc triển khai tên lửa Đông Phong-21 tại núi Baekdu thì đó là một lời cảnh báo với liên minh quân sự 3 bên giữa Mỹ-Nhật-Hàn".
Thoa Phạm
Theo Dantri/Chosun Ilbo
Báo Trung Quốc: Phương Tây trả giá cho chủ nghĩa thực dân Căng thẳng tôn giáo và văn hóa mà phương Tây đang phải đối mặt là "sự trả giá" cho chủ nghĩa thực dân và nô lệ, theo nhận định của một bài xã luận đăng trên Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 13.1. Trang nhất các tờ báo Trung Quốc đăng tải hình ảnh về những cuộc tuần hành khắp thế...