Trung Quốc lại tăng ca nhiễm ‘nhập khẩu’
Trung Quốc ghi nhận 11 trong 12 ca nhiễm mới nCoV là “nhập khẩu”, nâng tổng số ca nhiễm nước này lên 82.816, trong đó 4.632 người chết.
Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), trong các ca nhiễm mới hôm nay, tỉnh Thiểm Tây báo cáo 7 ca, đều là công dân trở về từ Nga. Thành phố cảng Mãn Châu Lý thuộc khu tự trị Nội Mông ghi nhận ba ca nhiễm ngoại nhập mới, song không cho biết thêm chi tiết.
Các ca nhiễm mới ở Thiểm Tây gần đây đều là công dân Trung Quốc trở về hôm 20/4 trên một chuyến bay từ Moskva, Nga. Chuyến bay này tới nay ghi nhận tổng cộng 30 ca dương tính với nCoV, 8 ca nhiễm không triệu chứng, theo Ủy ban Y tế tỉnh Thiểm Tây.
Kiểm tra thân nhiệt tại ga Hán Khẩu, Vũ Hán, Trung Quốc, hôm 11/4. Ảnh: AFP.
NHC hôm nay cũng báo cáo 29 ca nhiễm mới không triệu chứng, giảm nhẹ so với con số 34 một ngày trước đó. Tổng số ca tử vong do dịch bệnh ở Trung Quốc hiện là 4.632, không ghi nhận ca tử vong mới trong 24 giờ.
Video đang HOT
Trung Quốc đã tiến hành thắt chặt rà soát dịch tại các cảng biển và biên giới, cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài từ 28/3, thậm chí chuyển hướng các chuyến bay quốc tế từ thủ đô Bắc Kinh nhằm ngăn Covid-19 lây lan.
Một nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Hong Kong công bố trên tạp chí y khoa Lancet hôm 21/4 cho biết, Trung Quốc báo cáo 55.000 ca nhiễm tính tới ngày 20/2, nhưng các chuyên gia nhận định con số thực tế có thể lên tới 232.000 ca.
Trung Quốc gần đây chịu áp lực quốc tế về cáo buộc che giấu dịch bệnh và nguồn gốc nCoV. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 16/4 cho biết Washington đang tìm cách xác định liệu nCoV có xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết nước này sẽ “theo đuổi” cuộc điều tra về nguồn gốc nCoV và phản ứng ban đầu của Trung Quốc khi Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, trong khi Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tuyên bố sẽ buộc Trung Quốc trả lời những “câu hỏi hóc búa” về đại dịch toàn cầu này.
210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19 sau khi dịch khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019, khiến hơn 2,8 triệu người nhiễm, hơn 197.000 người chết. Mỹ và châu Âu hiện là những vùng dịch lớn nhất toàn cầu.
Mai Lâm
Ca nCoV ở Trung Quốc có thể gấp 4 lần báo cáo
Trung Quốc báo cáo 55.000 ca nhiễm tính tới ngày 20/2, nhưng các chuyên gia nhận định con số thực tế có thể lên tới 232.000 ca.
Tổng số ca nhiễm nCoV tại Trung Quốc tính tới ngày 20/2 có thể lên tới 232.000 nếu áp dụng định nghĩa rộng hơn về người nhiễm từ tháng 1, theo nghiên cứu được một nhóm tác giả tại Đại học Hong Kong công bố trên tạp chí y khoa Lancet hôm 21/4.
Nghiên cứu được công bố trong bối cảnh Trung Quốc bị cáo buộc che đậy quy mô bùng phát của Covid-19. Nước này hồi tháng 1 chỉ thống kê số ca nhiễm và tử vong là những người có triệu chứng được xét nghiệm dương tính với nCoV.
Kết quả là tâm dịch Vũ Hán tới ngày 20/2 ghi nhận khoảng 27.000 ca nhiễm, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng số người nhiễm thực tế là 127.000. Giới chức Trung Quốc hồi tuần trước cũng sửa số liệu người chết vì nCoV tại Vũ Hán, tăng 1.290, tương đương 50%, với lý do báo cáo trước đó bị chậm.
Các chuyên gia tại Đại học Hong Kong xây dựng mô hình diễn tiến dịch mới dựa trên dữ liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố sau chuyến thăm Trung Quốc hồi cuối tháng 2, cùng định nghĩa thứ 5 về ca nhiễm của Ủy ban Y tế Quốc gia nước này.
Một nhân viên mặc trang phục bảo hộ phun hóa chất tẩy trùng một nhà máy ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 25/3. Ảnh: AFP.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ban hành 7 định nghĩa khác nhau về người nhiễm nCoV từ ngày 15/1 đến 3/3. Định nghĩa thứ 5 về người nhiễm, được giới chức đưa ra hồi đầu tháng 2, yêu cầu tính những người có triệu chứng lâm sàng vào ca nhiễm nCoV, thay vì phải xác nhận bằng cả kết quả xét nghiệm axit nucleic.
Định nghĩa này khiến số ca nhiễm nCoV ở Trung Quốc tăng đáng kể, thậm chí lên tới khoảng 15.000 trong 24 giờ, khiến giới chức y tế nước này rút lại quyết định một tuần sau đó.
Nghiên cứu mới cho thấy thay đổi trong cách định nghĩa ca nhiễm "ảnh hưởng đáng kể" đến số liệu, làm tỷ lệ lây nhiễm tăng từ 2,8 lên 7,1. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý việc thay đổi định nghĩa về ca nhiễm trong đại dịch là điều bình thường, bởi hiểu biết khoa học về virus và năng lực của phòng thí nghiệm được tăng cường theo thời gian.
Giáo sư Chris Dye, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Oxford, nói không nên dùng báo cáo mới để thúc đẩy quan điểm rằng Trung Quốc cố tình "giấu dịch". "Nghiên cứu có thể cung cấp sự điều chỉnh hữu ích về số ca nhiễm nCoV tại Trung Quốc, song không thay đổi kết luận bản chất về tỷ lệ nhiễm thấp tại Trung Quốc và việc nước này kiểm soát hiệu quả Covid-19", Dye nói.
Các chuyên gia khuyến cáo các nước không đủ dụng cụ xét nghiệm nên thêm tiêu chí chẩn đoán lâm sàng vào định nghĩa ca nhiễm nCoV để hiểu rõ hơn về dịch bệnh. Nhiều nước như Anh và Mỹ hiện vẫn coi kết quả xét nghiệm là tiêu chí duy nhất để xác nhận người dương tính với nCoV.
Adam Kucharski, chuyên gia dịch tễ và toán học tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, nhận xét mô hình của các chuyên gia Hong Kong là "nghiên cứu hữu ích" và cho thấy lý do "cần hết sức cẩn trọng khi diễn giải hình dạng của đường cong dịch tễ học".
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,7 triệu ca nhiễm, hơn 190.000 người chết và gần 746.000 người đã hồi phục. Trung Quốc báo cáo gần 83.000 ca nhiễm, trong đó hơn 4.600 người chết và hơn 77.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến
Anh có thể duy trì giãn cách xã hội đến hết năm nay Cố vấn y tế trưởng của Chính phủ Anh, giáo sư Chris Whitty cho rằng người dân Anh sẽ phải chung sống với một số biện pháp xã hội phiền toái ít nhất cho đến tận hết năm nay. Cảnh vắng lặng tại London, Anh khi lệnh giãn cách xã hội được áp đặt nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 15/4/2020. (Nguồn:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngoại trưởng Nga lên tiếng về việc đạt được thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề Ukraine

Ukraine đang chuẩn bị cho 'kịch bản tồi tệ nhất': Mỹ rút toàn bộ viện trợ

Tunisia đốt trại của những người di cư bất hợp pháp

Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng

Nga nỗ lực ngăn chặn tình hình Iran leo thang

Thuế quan 172% tấn công ngành xuất khẩu thịt lợn Mỹ

Tổng thống Trump bác tuyên bố của Trung Quốc về đàm phán thương mại song phương

Xuất hiện loại vũ khí 'làm mù' chiến tranh điện tử, tái định hình chiến trường Ukraine

Pháp: Tấn công bằng dao tại trường học gây thương vong

Kỷ lục số vụ việc bài Do Thái tại Hà Lan

Hy Lạp huy động số lượng lính cứu hỏa kỷ lục phòng ngừa cháy rừng

Tổng thống Mỹ D. Trump kêu gọi thúc đẩy nỗ lực đạt thỏa thuận hòa bình cho Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu
Sức khỏe
14:47:01 25/04/2025
'Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu': Đậm màu sắc huyền bí - trinh thám luôn đẩy yếu tố bất ngờ trong sự bất ngờ
Hậu trường phim
14:45:56 25/04/2025
Xôn xao visual em gái "chân dài" của Đặng Văn Lâm, 18 tuổi cao gần 1m80, nhan sắc xinh đẹp hết nấc
Sao thể thao
14:13:52 25/04/2025
Đóng tiền mạng tháng 4/2025 chỉ để theo dõi "concert quốc gia" và cảnh không-có-trên-tivi đỉnh chóp thế này!
Netizen
14:12:03 25/04/2025
Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ
Lạ vui
14:00:23 25/04/2025
Mỹ nhân Việt có cát-xê khủng 10 cây vàng: Nhận cú sốc trong lễ đính hôn, âm thầm biến mất khỏi showbiz
Sao việt
13:50:24 25/04/2025
Sử dụng giấy phép lái xe giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Pháp luật
13:44:29 25/04/2025
Xem trực thăng kéo cờ, tiêm kích xé gió trên bầu trời TPHCM
Tin nổi bật
13:40:58 25/04/2025
Việt Nam có 10 khách sạn lọt top tốt nhất thế giới
Du lịch
13:12:16 25/04/2025
Bức ảnh hé lộ sự thật về concert ế vé của siêu sao một thời
Nhạc quốc tế
12:41:30 25/04/2025