Trung Quốc lại đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Trung Quốc ngang nhiên đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông trong ba tháng rưỡi, bắt đầu từ 12h ngày 1/5 đến 16/8.
Theo China Daily, phạm vi khu vực biển thực thi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc năm 2019 bao gồm biển Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển tiếp giáp giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, gồm cả quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, một phần khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.
Đội tàu cá Trung Quốc tại cảng Chu San, tỉnh Chiết Giang. (Ảnh: THE NEW YORK TIMES)
Cơ quan bảo vệ bờ biển của nước này còn ngang nhiên tuyên bố sẽ thực thi lệnh cấm một cách nghiêm ngặt.
“Tất cả các vùng biển được nêu trong lệnh cấm đánh bắt cá sẽ được theo dõi 24/24 và mọi vi phạm sẽ được xử lý kịp thời”, China Daily dẫn thông báo từ Cảnh sát biển Trung Quốc cho biết.
Video đang HOT
Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá phi lý trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Việt Nam trong nhiều năm qua liên tục lên tiếng phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo tháng 3/2018, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đơn phương đưa ra xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trái với thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển của Việt Nam – Trung Quốc.
Bà Hằng nhấn mạnh thêm rằng quy chế này không phù hợp với thỏa thuận quan trọng lãnh đạo cấp cao 2 nước đạt được về kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định hợp tác ở Biển Đông và xu thế phát triển quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) hiện nay.
(Nguồn: China Daily )
SONG HY
Theo VTC
Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay tự đóng
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc Type 001A đã bắt đầu chạy thử nghiệm lần thứ 4 trên biển trước khi được đưa vào biên chế trong lực lượng hải quân vào tháng 5.2019.
Tàu sân bay Type 001A rời cảng Đại Liên ra biển thử nghiệm CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Tờ South China Morning Post ngày 28.12 đưa tin cuộc thử nghiệm lần này liên quan đến hệ thống hàng không được trang bị trên tàu.
Cụ thể, một số chiến đấu J-15 trên tàu có cuộc diễn tập cất hạ cánh. Điều này có nghĩa là sự cố kỹ thuật đã được khắc phục và tàu sân bay Type 001A sẽ sớm đi vào hoạt động, theo giới quan sát.
Ngoài ra, các hệ thống liên lạc, radar, hệ thống điện, và nhiều chức năng cơ bản khác của tàu cũng được kiểm tra đợt này. Tàu Type 001A được chế tạo với lớp vỏ thép đặc biệt của Trung Quốc nên nước này sẽ thử nghiệm để đảm bảo không xảy ra sự cố rò rỉ.
Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc cho biết eo biển Bột Hải và nhiều khu vực trên Hoàng Hải sẽ bị phong tỏa và cấm tàu thuyền hoạt động từ ngày 28.12- 4.1.
Tàu Type 001A có lượng giãn nước 70.000 tấn, dài 315 m, rộng 75 m, tốc độ hành trình 57,4 km/giờ. Với phần mũi hếch lên, tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc dựa theo nguyên mẫu của tàu Varyag mà Trung Quốc mua lại của Ukraine năm 1998 và đổi tên thành Liêu Ninh.
Trước đó, tàu Type 001A bắt đầu hành trình đầu tiên trong 5 ngày hồi tháng 5. Tàu chạy thử trên biển lần thứ hai vào ngày 27.8 và lần thứ ba vào ngày 30.10.
Theo TNO
Việt Nam nói về việc duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất ở Trường Sa Các hoạt động nhằm duy tu, bảo dưỡng các cơ sở vật chất đã xuống cấp của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của con người trên các cấu trúc mà Việt Nam đang quản lý thực tế ở Trường Sa là hoàn toàn bình thường và hợp pháp theo luật pháp...