Trung Quốc lạc lõng đả kích Tòa Trọng tài tại hội thảo ở Hạ Long

Theo dõi VGT trên

Đại biểu Trung Quốc cho rằng Trung Quốc hoàn toàn có quyền từ chối tham gia Toà trọng tài thường trực thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để xem xét vụ kiện của Philippines và sẽ không thực hiện phán quyết do Toà trọng tài đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và đi ngược lại nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên, các lập luận này đều không nhận được sự đồng tình của các đại biểu tại hội thảo ở Hạ Long.

Chiều ngày 10.6.2016, tại Hạ Long, Hội thảo Quốc tế với chủ đề “An ninh và Phát triển biển: Hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm Á-Âu” do Học viện Ngoại giao (DAV) và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tổ chức đã kết thúc tốt đẹp. Sau hai ngày làm việc, đã có hơn 20 tham luận và trên 250 ý kiến thảo luận đã được trình bày tại Hội thảo.

Hội thảo nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có một cơ chế an ninh tập thể. Trong đó, bài học về mô hình an ninh tập thể ở châu Âu được thảo luận và đề xuất khả năng áp dụng ở châu Á. Tuy nhiên, một số đại biểu nhận định quá trình hình thành cơ chế an ninh tập thể cần có thời gian, thông qua trao đổi trực tiếp, liên tục và thực chất giữa các chủ thể liên quan, trong đó cần tận dụng vai trò của ASEAN và các cơ chế mà ASEAN là trung tâm hiện nay.

Hội thảo có hai tham luận đặc biệt của Giáo sư Erik Franck, Thành viên Toà trọng tài, Trưởng khoa Luật pháp Châu Âu và quốc tế, Đại học Tự do Bỉ và Tiến sĩ Raul C. Pangalangan, Thẩm phán Toà án Hình sự quốc tế tại The Hague, Hà Lan về kinh nghiệm tham gia, thực hiện Công ước luật biển quốc tế và giải quyết các tranh chấp biển quốc tế thông qua toà án và trọng tài. Theo Giáo sư Franck, ASEAN với tư cách là một tổ chức quốc tế có thể tham khảo mô hình của Liên minh Châu Âu (EU), trở thành một chủ thể của quan hệ quốc tế, một thành viên của UNCLOS. Theo hướng phát triển này, ASEAN sẽ hội nhập sâu hơn về luật pháp và sử dụng luật pháp là công cụ để thúc đẩy hợp tác và giải quyết tranh chấp.

Trung Quốc lạc lõng đả kích Tòa Trọng tài tại hội thảo ở Hạ Long - Hình 1

Các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông đều mang ý nghĩa chiến lược, nhằm phục vụ cho ý đồ biến Biển Đông thành một eo biển Trung Quốc hơn là vùng biển mở cho hàng hải toàn cầu.

Thẩm phán Pangalangan cho biết tỉ lệ sử dụng toà án công lý và trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp ở Châu Á là thấp so với các khu vực khác. Bên cạnh các rào cản văn hoá và lịch sử, trở ngại thực sự với các quốc gia châu Á chính là sự thiếu tin tưởng và thiếu cam kết với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế của các cơ quan, bộ ngành, các nhà hoạch định chính sách trong nội bộ các nước. Những cơ quan này thường cho rằng các tiến trình pháp lý quốc tế có khả năng bị chính trị hoá, bị thao túng.

Do đó, Thẩm phán Pangalangan cho rằng cần có trao đổi thông tin, đối thoại thường xuyên giữa các đại biểu quốc hội, bộ trưởng tư pháp với các bộ ngành khác nhằm thay đổi nhận thức, tư duy của các nhà hoạch định chính sách về tầm quan trọng và tính hữu hiệu của các toà án quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.

Để sử dụng toà án quốc tế hiệu quả, các quốc gia cần chú trọng đào tạo, tăng cường năng lực của các luật sư trong nước để sử dụng trong các phân xử quốc tế. Trên thực tế, sử dụng toà án không phải lúc nào cũng là “lựa chọn hoàn hảo” nhưng đó là giải pháp hoà bình và công bằng. Từ khía cạnh pháp luật, vấn đề không phải là “ai thắng, ai thua” mà là tiến trình khách quan để tiến tới phán quyết công bằng và hợp lý.

Tại phiên thứ năm, các đại biểu tranh luận về cách thức áp dụng luật quốc tế và việc giải quyết các tranh chấp thông qua Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước.

Đại biểu Trung Quốc cho rằng Trung Quốc hoàn toàn có quyền từ chối tham gia Toà trọng tài thường trực thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để xem xét vụ kiện của Philippines và sẽ không thực hiện phán quyết do Toà trọng tài đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và đi ngược lại nguyên tắc thượng tôn pháp luật.

Video đang HOT

Đại biểu Trung Quốc cũng đưa ra các lập luận về nghĩa vụ đàm phán song phương, nghĩa vụ thành lập trọng tài mang tính khách quan, không thiên vị và nội dung của vụ kiện về phân định biển, một vấn đề Trọng tài không có thẩm quyền, để bác bỏ tính hợp pháp của trọng tài.

Tuy nhiên, các lập luận này đều không nhận được sự đồng tình của các đại biểu tại hội thảo. Ý kiến chung tại Hội thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Luật biển nói chung và cơ chế giải quyết của Công ước nói riêng. Các đại biểu nhấn mạnh đến tính ràng buộc của Trọng tài theo Phụ lục VII. Bản thân Trọng tài đã có kết luận rất rõ ràng và bác bỏ các lập luận phản đối của Trung Quốc.Trung Quốc đã có cơ hội đóng góp vào sự khách quan và công bằng của Trọng tài nhưng đã từ chối tham dự.

Kết thúc Hội thảo, các đại biểu cùng thảo luận về các đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác về an ninh và phát triển trên biển. Điểm nhấn xuyên suốt của các phiên thảo luận của hội thảo là ý chí chính trị, các biện pháp xây dựng lòng tin và tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực pháp lý quốc tế, tôn trọng lẫn nhau là chìa khoá để vượt qua những khác biệt về yêu sách chủ quyền, vùng biển, khoảng cách về năng lực ứng phó để hợp tác nhằm bảo vệ không gian biển, không gian sinh tồn chung của các quốc gia.

Theo Danviet

Lập luận 'nực cười' của Trung Quốc để bác phán quyết Biển Đông

Bắc Kinh cố tình phớt lờ Điều 288(4) của UNCLOS để đưa ra lý do mơ hồ nhằm bác bỏ thẩm quyền xét xử vụ kiện "đường lưỡi bò" của tòa quốc tế.

Lập luận nực cười của Trung Quốc để bác phán quyết Biển Đông - Hình 1

Đô đốc Tôn Kiến Quốc (áo trắng), trưởng đoàn Trung Quốc, lên phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters

Trong Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra ở Singapore hồi cuối tuần qua, các quan chức quân sự Trung Quốc đã thẳng thừng tuyên bố rằng nước này sẽ không tuân thủ phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) - một cơ quan của Liên Hợp Quốc - về vấn đề Biển Đông, theoReuters.

Trước đó, Philippines đã đệ đơn lên PCA, kiện "đường lưỡi bò" phi lý mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông để phục vụ cho tham vọng chủ quyền quá đáng của mình. Bắc Kinh kiên quyết không tham gia vụ kiện, phớt lờ yêu cầu tranh tụng của PCA, và tuyên bố không thừa nhận thẩm quyền xét xử của tòa án quốc tế do Liên Hợp Quốc bảo trợ này.

Khi PCA tuyên bố sẽ ra phán quyết cuối cùng trong tháng 6, Trung Quốc đã tìm cách làm suy yếu giá trị của phán quyết bằng cách phát động một chiến dịch ngoại giao và vận động hành lang gần như trên khắp thế giới để thuyết phục các nước ủng hộ hành động ngang ngược của họ.

Sau khi thuyết phục được Nga, Campuchia, Lào ủng hộ lập trường giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng đàm phán song phương, không "quốc tế hóa vấn đề" của mình, Trung Quốc quay sang lôi kéo các nước châu Phi. Xinhua ngày 6/6 đưa tin các nước Tanzania, Uganda, Eritrea, Comoros và Liên minh châu Phi (AU) cũng đã ra tuyên bố ủng hộ quan điểm này của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo giáo sư Julian Ku thuộc Đại học Luật Hofstra (Mỹ), đồng sáng lập Opinio Juris - chuyên trang hàng đầu thế giới về luật quốc tế, trong khi hồ sơ kiện của Philippines có các căn cứ pháp lý rất vững chắc, việc Trung Quốc liên tục tuyên bố phớt lờ phán quyết của PCA không chỉ là một hành động sai trái mà còn "không thể chấp nhận được" về mặt pháp lý.

Trong bài viết trên trang LawFare, với cương vị là một chuyên gia hàng đầu về luật quốc tế, giáo sư Ku cho rằng những lập luận mà Trung Quốc đưa ra để bác bỏ thẩm quyền xét xử của PCA cũng như giá trị phán quyết Biển Đông của tòa án này là rất yếu, thậm chí là "nực cười".

Các nhà ngoại giao, học giả Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng Bắc Kinh không có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài Liên Hợp Quốc, bởi họ cho rằng thẩm quyền xét xử của tòa án này không bao gồm các tranh chấp về "chủ quyền hay lãnh thổ".

Các quan chức Trung Quốc còn ngang nhiên nói rằng việc phớt lờ phán quyết của PCA là hành động cần thiết để "bảo vệ và duy trì luật pháp quốc tế", đồng thời cáo buộc ngược Philippines đã "vi phạm" luật pháp quốc tế khi tiến hành vụ kiện.

Theo giáo sư Ku, lập luận này của Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị vì một lý do rất đơn giản. Họ đã cố tình phớt lờ Điều 288(4) của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), trong đó quy định: "trong một vụ tranh chấp, thẩm quyền xét xử của tòa án phải do tòa án đó xem xét, quyết định". Điều khoản này đồng nghĩa với việc chỉ có PCA mới có quyền quyết định đơn kiện của Philippines có thuộc thẩm quyền xét xử của mình hay không, chứ không phải là Trung Quốc.

Trong vụ kiện này, PCA đã bỏ ra hơn một năm trời chỉ để xem xét về thẩm quyền xét xử của mình, và ra quyết định rằng có 7 trên 15 yêu cầu trong hồ sơ kiện của Philippines là thuộc thẩm quyền xem xét của tòa.

Khi Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS vào năm 1996, họ đã đồng ý hoàn toàn với việc tuân thủ việc giải quyết tranh chấp theo điều 296, trong đó quy định "Bất cứ quyết định nào do tòa án có thẩm quyền đưa ra đều là quyết định cuối cùng và phải được tất cả các bên tranh chấp tuân thủ".

Lập luận nực cười của Trung Quốc để bác phán quyết Biển Đông - Hình 2

Giáo sư Julian Ku phát biểu tại một hội thảo quốc tế. Ảnh: Lawnews

Ông Ku chỉ ra rằng Trung Quốc chỉ có thể bác bỏ phán quyết của tòa án quốc tế nếu tòa án đó tuyên bố không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. Bản chất "ràng buộc" của phán quyết do tòa án quốc tế đưa ra đã được Trung Quốc nhất trí khi phê chuẩn UNCLOS, và họ không có cớ gì để bác bỏ điều này.

Cố tình phớt lờ

Giáo sư này chỉ ra rằng từ trước tới nay, các quan chức và học giả Trung Quốc khi bàn về thẩm quyền xét xử của PCA đã hoàn toàn phớt lờ Điều 288(4), và cũng không hề đưa ra lời giải thích vì sao Trung Quốc lại không bị ràng buộc bởi những từ ngữ rõ ràng, minh bạch như vậy.

Cách biện bạch được coi là gần với thực tế nhất là do Từ Hoành, vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra hồi tháng trước, theo ông Ku. Ông Từ cho rằng các quốc gia có quyền chấp nhận hoặc không tham gia một vụ kiện, và Trung Quốc "không có nghĩa vụ tham gia quá trình tố tụng có ý đồ khiêu khích".

Ông này còn nói rằng nhiều nước khác cũng từng không chấp nhận tham gia phiên tòa quốc tế "được khởi xướng trái pháp luật", và đây không phải là hành động do Trung Quốc tự nghĩ ra. Tuy nhiên, ông Từ không hề chỉ ra được một trường hợp nào để minh chứng cho tuyên bố của ông.

Theo giáo sư Ku, có thể ông Từ đang ám chỉ tới trường hợp chính phủ Mỹ khước từ tham gia phiên xử do Tòa án Công lý Quốc tế chủ trì về vụ kiện của Nicaragua liên quan đến các hoạt động bán quân sự của Mỹ chống lại chính phủ nước này năm 1985. Tuy nhiên, đây không phải là một "tiền lệ tốt" cho Trung Quốc, bởi quyết định này của chính phủ Mỹ đã vấp phải sự phản đối dữ dội của dư luận quốc tế, và Quốc hội Mỹ cũng quyết định cấm Nhà Trắng tiếp tục hỗ trợ quân sự cho các nhóm nổi dậy ở Nicaragua.

Chuyên gia này chỉ ra rằng điều nguy hiểm là dù các lập luận của Trung Quốc rất yếu về mặt pháp lý, các quan chức, học giả, phóng viên nước này liên tục ra rả giọng điệu đó trên các diễn đàn quốc tế theo chiến thuật "mưa dầm thấm lâu", khiến những người bên ngoài dần dần thấy rằng quan điểm của Bắc Kinh là thuyết phục hoặc ít nhất là chấp nhận được.

Trên thực tế, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra tại Malaysia tuần trước, ông George Yeo, cựu ngoại trưởng Singapore, dường như cũng đã chấp nhận lập luận của Trung Quốc, khi tuyên bố rằng các quốc gia "không nên đánh giá thấp tính pháp lý trong lý do mà Trung Quốc đưa ra".

Lập luận nực cười của Trung Quốc để bác phán quyết Biển Đông - Hình 3

Hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vấp phải phản ứng quyết liệt từ cộng đồng quốc tế. Ảnh: CSIS

Ngoài ra, nếu Trung Quốc khăng khăng không tuân thủ phán quyết, PCA cũng không có trong tay những công cụ cưỡng chế cần thiết để buộc nước này phải thi hành. Bắc Kinh đã thành công trong việc lôi kéo khoảng 40 nước trên thế giới công nhận rằng Trung Quốc chứ không phải là Philippines mới là quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, ông Ku chỉ ra rằng rốt cuộc, sức nặng trong các tuyên bố của Trung Quốc vẫn phải dựa trên các cơ sở pháp lý, và nếu không có những cơ sở này, uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều quan trọng là cộng đồng quốc tế cần vận dụng điều 288(4) để có phản ứng đơn giản, rõ ràng với những biện hộ đầy mập mờ, bất minh của Trung Quốc về lý do họ không tuân thủ phán quyết Biển Đông, giáo sư Ku nhấn mạnh.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãiHàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãi
18:54:44 09/02/2025
Tổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng cóTổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng có
19:54:45 09/02/2025
Thai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạyThai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy
22:06:30 09/02/2025
Tòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông TrumpTòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông Trump
21:40:39 09/02/2025
Ông Trump sắp công bố áp thêm thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu vào MỹÔng Trump sắp công bố áp thêm thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu vào Mỹ
22:18:30 10/02/2025
Trung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gianTrung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gian
22:41:39 10/02/2025
Nga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn DonbassNga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn Donbass
16:07:10 09/02/2025
Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạTướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ
09:28:41 09/02/2025

Tin đang nóng

Tro cốt Từ Hy Viên được chôn cất cực khó hiểu, netizen phản đối gay gắt khi lộ sự thật gây sốc phía sauTro cốt Từ Hy Viên được chôn cất cực khó hiểu, netizen phản đối gay gắt khi lộ sự thật gây sốc phía sau
20:20:56 10/02/2025
Vụ chàng trai Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ vì cùng có bầu: Người trong cuộc nói gì?Vụ chàng trai Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ vì cùng có bầu: Người trong cuộc nói gì?
20:32:55 10/02/2025
Tìm kiếm công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ chìm tàu tại Hàn QuốcTìm kiếm công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ chìm tàu tại Hàn Quốc
20:16:03 10/02/2025
Hé lộ bức ảnh cuối đời của Từ Hy Viên, soi cận 1 chi tiết hiếm ai để ý khiến ngàn người xót xaHé lộ bức ảnh cuối đời của Từ Hy Viên, soi cận 1 chi tiết hiếm ai để ý khiến ngàn người xót xa
23:04:04 10/02/2025
Diễn biến vụ Bình 'Kiểm' tổ chức bắt cóc ca sĩ, người mẫu để sản xuất clip sexDiễn biến vụ Bình 'Kiểm' tổ chức bắt cóc ca sĩ, người mẫu để sản xuất clip sex
21:16:00 10/02/2025
Đã tìm ra lý do chồng cũ và mẹ chồng cũ quyết "hút máu" Từ Hy Viên đến lúc chếtĐã tìm ra lý do chồng cũ và mẹ chồng cũ quyết "hút máu" Từ Hy Viên đến lúc chết
20:42:59 10/02/2025
Mai Phương Thuý xinh đẹp ngày đầu năm, Lệ Quyên triết lý chuyện yêu đươngMai Phương Thuý xinh đẹp ngày đầu năm, Lệ Quyên triết lý chuyện yêu đương
22:59:04 10/02/2025
Giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương lừa đảo 2.500 người mua thuốcGiả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương lừa đảo 2.500 người mua thuốc
21:07:03 10/02/2025

Tin mới nhất

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

22:38:28 10/02/2025
Ông Hisham Talaat Moustafa, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Talaat Moustafa Holding Group của Ai Cập đã phác thảo kế hoạch tạo ra một xã hội văn minh ở Gaza trong vòng 3 năm, với chi phí khoảng 27 tỉ USD.
Sau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửa

Sau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửa

22:34:25 10/02/2025
Hàng trăm trang trại chó thịt ở Hàn Quốc đã đóng cửa kể từ tháng 8.2024, sau luật cấm thịt chó cùng chính sách hỗ trợ các trang trại đóng cửa, với mức hỗ trợ lên đến 600.000 won (10,5 triệu đồng)/con.
Quan hệ Mỹ - Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

Quan hệ Mỹ - Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

22:24:04 10/02/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba là lãnh đạo quốc gia thứ hai gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump từ sau ông Trump trở lại cầm quyền.
Hòa bình Gaza trước các thách thức mới

Hòa bình Gaza trước các thách thức mới

22:13:25 10/02/2025
Dù tiếng súng đã tạm im, nhưng thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hamas ở Dải Gaza vẫn rất mong manh, nhất là sau nhiều diễn biến vừa xuất hiện.
Chính quyền ông Trump có thêm nhiều động thái mới

Chính quyền ông Trump có thêm nhiều động thái mới

22:00:58 10/02/2025
The Hill đưa tin Nhà Trắng trong ngày 8.2 đã bảo vệ quyết định của Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) về việc cắt giảm đáng kể các khoản tài trợ dành cho những trường đại học và trung tâm nghiên cứu.
Dịch cúm diễn biến khó lường ở nhiều nước

Dịch cúm diễn biến khó lường ở nhiều nước

21:56:15 10/02/2025
Nhiều nơi ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á đã ghi nhận số ca bệnh cúm tăng cao, nhưng giới chuyên gia cho rằng đỉnh dịch vẫn chưa đến.
Cả nước Sri Lanka mất điện chỉ vì một con khỉ

Cả nước Sri Lanka mất điện chỉ vì một con khỉ

21:50:33 10/02/2025
Một con khỉ xâm nhập một trạm biến áp ở Sri Lanka, gây ra tình trạng mất điện trên toàn nước này vào ngày 9.2, theo giới chức.
Sau khi được thả từ Gaza, 5 con tin người Thái Lan nhận được tiền, lương tháng

Sau khi được thả từ Gaza, 5 con tin người Thái Lan nhận được tiền, lương tháng

21:44:10 10/02/2025
5 con tin người Thái Lan hôm nay 9.2 đã đến sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok sau khi được trả tự do vào ngày 30.1 theo thỏa thuận ngừng bắn nhằm kết thúc xung đột Hamas-Israel ở Dải Gaza.
Tỉ phú Musk bị ngăn tiếp cận hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ

Tỉ phú Musk bị ngăn tiếp cận hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ

21:40:36 10/02/2025
Một thẩm phán đã ban hành lệnh khẩn cấp tạm thời cấm nhóm cải cách chính phủ của tỉ phú Elon Musk truy cập dữ liệu cá nhân và tài chính của hàng triệu người Mỹ được lưu trữ tại Bộ Tài chính nước này.
Chính phủ Anh yêu cầu tiếp cận dữ liệu mã hóa của người dùng Apple

Chính phủ Anh yêu cầu tiếp cận dữ liệu mã hóa của người dùng Apple

21:36:49 10/02/2025
Đề nghị được Bộ Nội vụ Anh đưa ra hồi tháng 1, viện dẫn Đạo luật quyền điều tra (IPA), qua đó yêu cầu các công ty hỗ trợ cung cấp bằng chứng cho lực lượng thực thi pháp luật.
Hàng loạt trường học ở Mỹ đóng cửa vì dịch cúm nghiêm trọng

Hàng loạt trường học ở Mỹ đóng cửa vì dịch cúm nghiêm trọng

21:26:05 10/02/2025
Nhiều trường học và thậm chí toàn bộ học khu thông báo đóng cửa phòng dịch cúm tại ít nhất 10 tiểu bang ở Mỹ, có thể kể đến Texas, Ohio, Oklahoma, Georgia, Virginia và Tennessee.
Tỉ phú Elon Musk không định mua lại TikTok

Tỉ phú Elon Musk không định mua lại TikTok

21:18:18 10/02/2025
Tỉ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới và là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho biết chưa có ý định mua lại nền tảng mạng xã hội TikTok tại Mỹ, dù ông Trump từng vài lần đề cập khả năng này.

Có thể bạn quan tâm

'Bogota: City of the lost': 'Bom xịt' ở Hàn bất ngờ gây sốt

'Bogota: City of the lost': 'Bom xịt' ở Hàn bất ngờ gây sốt

Phim châu á

23:54:03 10/02/2025
Dù thất bại tại phòng vé Hàn Quốc, bộ phim Bogota: City of the lost bất ngờ lọt bảng xếp hạng thịnh hành khi phát hành trên nền tảng Netflix.
'Captain America: Brave new world': Món ăn tinh thần 'giải ngấy' tuyệt vời sau dịp Tết

'Captain America: Brave new world': Món ăn tinh thần 'giải ngấy' tuyệt vời sau dịp Tết

Phim âu mỹ

23:50:27 10/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán với các tác phẩm hài hước dành cho gia đình, các fan của thể loại siêu anh hùng sẽ được thưởng thức bom tấn mới nhất của nhà Marvel là Captain America: Brave New World
Phim 'Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành chạm mốc 300 tỷ đồng

Phim 'Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành chạm mốc 300 tỷ đồng

Hậu trường phim

23:42:56 10/02/2025
Theo thống kê của Box Office Vietnam, tính đến chiều 10/2, phim Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành đã thu về 300,4 tỷ đồng doanh thu.
Bức ảnh khiến Triệu Lộ Tư bị cả MXH tấn công

Bức ảnh khiến Triệu Lộ Tư bị cả MXH tấn công

Sao châu á

23:30:31 10/02/2025
Ngày 10/2, Yahoo News đưa tin Triệu Lộ Tư bị bắt gặp đi chơi cùng bạn bè. Nữ diễn viên được trông thấy vẫn cần dùng nạng để di chuyển, nhưng điều này tạo ra nhiều tranh cãi.
Lên mạng kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lên mạng kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

23:22:56 10/02/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Phủ Lý (Hà Nam) đang điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do bị can Nguyễn Hà Giang (SN 2001), trú tại: thôn Lệ Chi, xã Thuy Lôi, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên gây ra.
Nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, nguyên nhân từ lối sống?

Nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, nguyên nhân từ lối sống?

Sức khỏe

23:14:11 10/02/2025
Theo chuyên gia, số lượng tinh trùng của nam giới Việt khoảng 15 triệu/ml tinh dịch, tương đương thế giới nhưng thua xa thời xưa.
Thiếu nữ bán trang sức bạc tỷ của mẹ để lấy vài đồng mua khuyên mỹ ký

Thiếu nữ bán trang sức bạc tỷ của mẹ để lấy vài đồng mua khuyên mỹ ký

Netizen

22:52:18 10/02/2025
Không ít cư dân mạng cho rằng khi con gái đã là một nữ sinh trung học, đáng lẽ vợ chồng bà Wang nên cân nhắc cho con một khoản tiền tiêu vặt.
Hari Won tin dù có ngày tay trắng, Trấn Thành không bao giờ để vợ phải nhịn đói

Hari Won tin dù có ngày tay trắng, Trấn Thành không bao giờ để vợ phải nhịn đói

Sao việt

22:44:10 10/02/2025
Hari Won tiết lộ, ngoài tình yêu, cô lấy Trấn Thành còn vì tin rằng nếu có một ngày hai đứa trắng tay, anh cũng không bao giờ để vợ phải nhịn đói.
Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa

Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa

Sao thể thao

22:24:41 10/02/2025
Marcus Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa sau khi anh lần đầu tiên ra sân kể từ tháng 12 năm ngoái trong chiến thắng trước Tottenham ở FA Cup.
Thị trường âm nhạc sôi động ngay từ đầu năm

Thị trường âm nhạc sôi động ngay từ đầu năm

Nhạc việt

21:58:53 10/02/2025
Ngay từ đầu năm, hàng loạt ca sĩ đã tung ra sản phẩm mới khiến thị trường nhạc Việt sôi động hơn, với hy vọng mở ra một năm thành công.
Cuộc sống của Phương Trinh Jolie - Lý Bình xáo trộn từ khi có con thứ 3

Cuộc sống của Phương Trinh Jolie - Lý Bình xáo trộn từ khi có con thứ 3

Tv show

21:51:36 10/02/2025
Không chỉ Phương Trinh Jolie phải hoãn lại lịch trình biểu diễn ở các sân khấu mà Lý Bình cũng không thể trở lại đóng phim vì gia đình đón thêm một thành viên mới.