Trung Quốc là nước có nhiều hạn chế nhất về dữ liệu xuyên biên giới
Theo báo cáo của Tổ chức Sáng tạo và Công nghệ Thông tin ( ITIF), Trung Quốc là nước có nhiều hạn chế nhất về luồng dữ liệu xuyên biên giới, với 29 chính sách địa phương hóa dữ liệu.
Sẽ rất khó để đạt được tiến bộ ý nghĩa về dữ liệu kỹ thuật số trong bất kỳ diễn đàn nào liên quan đến Trung Quốc
Báo cáo được công bố vào thời điểm nhiều chính phủ đang đưa ra các quy tắc điều chỉnh luồng dữ liệu qua biên giới. ITIF phát hiện có 62 quốc gia hiện đã áp dụng tổng cộng 144 biện pháp địa phương hóa dữ liệu, cao hơn gần gấp đôi con số ghi nhận được vào năm 2017, khi có 35 quốc gia ban hành 67 biện pháp hạn chế dữ liệu.
Việc lưu trữ dữ liệu trong nước đang trở thành xu hướng của các chính phủ trên toàn thế giới, nhưng nỗ lực này nhiều khả năng “tự chuốc lấy thất bại”, vì hạn chế luồng dữ liệu sẽ gây thiệt hại cho các nền kinh tế bằng cách kìm hãm thương mại, giảm năng suất và tăng giá cho các ngành công nghiệp hạ nguồn vốn có liên kết gần nhất với người dùng hằng ngày.
Video đang HOT
Theo báo cáo, Trung Quốc thường viện dẫn vấn đề chủ quyền khi áp đặt quy định lưu trữ dữ liệu quan trọng trong biên giới. Các công ty công nghệ Mỹ, từ Apple cho đến Tesla, đều bị luật pháp Trung Quốc yêu cầu lưu trữ dữ liệu của người dùng nước này ngay tại đại lục. Trong khi đó, Washington cũng đang tăng cường giám sát đối với quyền truy cập vào dữ liệu người dùng của các ứng dụng Trung Quốc.
“Nhiều quốc gia muốn dữ liệu của họ được lưu trữ cục bộ để nó không trở thành yếu tố kinh doanh miễn phí cho các nước khác”, Lu Chuanying, Giám đốc trung tâm quản trị không gian mạng quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, nói.
Bắc Kinh gần đây đã viện dẫn lý do an ninh quốc gia để ban hành một loạt luật và quy định nhằm hạn chế việc “dữ liệu quan trọng” bị rò rỉ ra nước ngoài. Luật Bảo mật dữ liệu của quốc gia, được công bố vào tháng 6.2021, dự kiến có hiệu lực vào ngày 1.9 năm nay, đã đặt ra hình phạt nặng nề cho những vi phạm như vậy. Ví dụ, các công ty chuyển “dữ liệu cốt lõi” của nhà nước ra nước ngoài mà không có sự chấp thuận của Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với hình phạt lên tới 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,5 triệu USD) và có thể bị buộc phải đóng cửa. Tuy nhiên, điều gì là “dữ liệu cốt lõi” vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Đầu tháng này, Trung Quốc cũng cập nhật các Biện pháp Đánh giá An ninh Mạng, một quy định được ban hành lần đầu tiên vào năm ngoái. Bản cập nhật yêu cầu tất cả các công ty công nghệ sở hữu dữ liệu cá nhân của ít nhất một triệu người dùng phải trải qua quá trình xem xét của cơ quan chức năng trước khi tiến hành IPO ở thị trường nước ngoài.
Địa phương hóa dữ liệu không chỉ diễn ra ở các quốc gia quan tâm đến kiểm soát không gian mạng như Trung Quốc và Nga, mà còn được tiến hành ở Liên minh châu Âu (EU), khiến các ông lớn công nghệ Mỹ đang thống trị tại thị trường này phải đặc biệt cảnh giác.
Năm 2016, Nghị viện châu Âu đã phê duyệt Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR), một trong những luật về quyền riêng tư nghiêm ngặt nhất trên thế giới, và Đạo luật quản trị dữ liệu được đề xuất bởi EU. Tuần trước, Tòa án Công lý EU đã vô hiệu hóa cơ chế Privacy Shield mà các công ty công nghệ như Facebook và Google sử dụng để chuyển dữ liệu thương mại từ châu Âu sang Mỹ.
Theo South China Morning Post , ngoài báo cáo trên, ITIF còn đề xuất “Công ước Geneva về dữ liệu” giữa Mỹ và các đồng minh như Canada, Anh và Nhật Bản, để hình thành một khuôn khổ chung cho việc chia sẻ dữ liệu, trừ các quốc gia và khu vực hạn chế dữ liệu như Trung Quốc, Nga và EU.
Trung Quốc gọi tên Amazon, ByteDance xâm phạm dữ liệu người dùng
Nhà chức trách Trung Quốc vừa "điểm danh" 145 ứng dụng do vi phạm quyền lợi người dùng, trong đó có Amazon, NetEase và ByteDance (công ty mẹ TikTok).
Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) Trung Quốc, 145 ứng dụng, bao gồm Amazon và Dashen của NetEase, đã thu thập bất hợp pháp thông tin người dùng. Ngoài ra, Douyin Lite - phiên bản dành cho điện thoại cấu hình thấp của ByteDance - không hiển thị rõ ràng thông tin chương trình trên chợ ứng dụng, còn Huya - nền tảng livestream lớn được Tencent hậu thuẫn - bị phát hiện lừa dối, cưỡng ép người dùng bật một số quyền nhất định.
Trong một tuyên bố, Amazon cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ nhằm đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu.
Từ năm 2019 tới nay, MIIT đã công bố tổng cộng 15 danh sách các ứng dụng có vấn đề, riêng năm nay là 6. Bộ điểm mặt chỉ tên hơn 1.300 ứng dụng vì thu thập trái phép thông tin người dùng, đòi hỏi quyền truy cập quá mức hay lừa dối khách hàng.
145 ứng dụng nói trên phải thực hiện biện pháp chấn chỉnh trước 26/7 nếu không muốn bị trừng phạt. Dù vậy, trong quá khứ, hầu hết các ứng dụng vi phạm vẫn được tiếp tục hoạt động, chỉ một tỉ lệ nhỏ bị đóng cửa. Chẳng hạn, trong 41 ứng dụng đầu tiên bị gọi tên, 3 bị đóng cửa.
MIIT cùng với Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) chịu trách nhiệm quản lý lĩnh vực công nghệ và Internet. Hiện nay, CAC đang dẫn đầu cuộc điều tra an ninh mạng nhằm vào ứng dụng gọi xe Didi Chuxing, cấm tiếp nhận người dùng mới.
Nhà chức trách đang tìm cách siết chặt quy định bảo vệ dữ liệu người dùng, bao gồm trừng phạt các ứng dụng thu thập quá nhiều dữ liệu sau những cuộc rò rỉ gần đây. Vào tháng 5, một quy định mới của MIIT bắt đầu có hiệu lực, buộc nhà cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm nếu thu thập "quá mức" dữ liệu không liên quan đến dịch vụ chính. Quy định ảnh hưởng đến 39 danh mục dịch vụ như nhắn tin, mua sắm trực tuyến, thanh toán, gọi xe, video ngắn, livestream, game di động.
Huawei đe dọa 'ngôi vương' điện toán đám mây của Alibaba Hoạt động kinh doanh phần cứng gặp khó, Huawei tái tập trung vào thị trường điện toán đám mây Trung Quốc, đe dọa thị phần của "gã khổng lồ" Alibaba. Alibaba đã nhiều năm đứng đầu thị trường điện toán đám mây Trung Quốc, chiếm thị phần lớn gấp nhiều lần so với đối thủ đứng thứ hai - Tencent. Nhưng cả hai...