Trung Quốc ký chia sẻ dữ liệu nước với vùng Mekong
Trung Quốc hôm nay ký thỏa thuận với Ủy hội sông Mekong, cam kết chia sẻ dữ liệu quanh năm về dòng chảy thuộc địa phận Trung Quốc.
“Thỏa thuận này là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử hợp tác giữa Trung Quốc và MRC”, An Pich Hatda, giám đốc điều hành của Ủy hội sông Mekong (MRC) cho biết sau cuộc họp trực tuyến hôm nay.
Theo thỏa thuận mới, Trung Quốc sẽ cung cấp dữ liệu quanh năm của hai trạm thủy điện tại tỉnh Vân Nam, bao gồm dữ liệu lượng mưa và mực nước sông. Trung Quốc cũng đồng ý báo cáo bất kỳ sự tăng hay giảm mực nước thất thường nào.
Sông Mekong đoạn chảy qua biên giới Thái Lan và Lào nhìn từ phía Nong Khai, Thái Lan, hôm 29/10/2019. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
MRC hồi tháng 6 kêu gọi Trung Quốc minh bạch dữ liệu dòng chảy bằng cách “công bố dữ liệu quanh năm một cách kịp thời, nhằm giúp theo dõi và báo cáo hiệu quả về lũ lụt và hạn hán” trên sông Mekong, cũng như phục vụ công tác dự báo của các nước láng giềng. Hai năm hạn hán kỷ lục trên sông Mekong đã đẩy cuộc sống của nhiều người phụ thuộc vào dòng sông lâm vào cảnh khó khăn.
18 năm qua, Trung Quốc chỉ chia sẻ dữ liệu nước trong mùa mưa từ tháng 6 tới tháng 10 với MRC, cơ quan tư vấn cho các nước thành viên gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, để đưa ra cảnh báo lũ sớm.
Việc thúc đẩy Trung Quốc chia sẻ nhiều dữ liệu hơn về dòng chảy sông Mekong được tăng cường sau khi chính phủ Mỹ chỉ trích 11 con đập của Trung Quốc đã “thao túng” dòng Mekong, gây ảnh hưởng tới sinh kế của người dân ở hạ nguồn. Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc này.
Sông Mekong dài khoảng 4.350 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Đây được coi là một trong những huyết mạch của Đông Nam Á, bảo đảm cuộc sống cho gần 200 triệu người trong ngành nông nghiệp và thủy sản.
Đức hỗ trợ thiết bị đánh giá tác động đập trên sông Mekong
Chính phủ Đức hôm nay cấp bộ thiết bị giúp Uỷ hội sông Mekong (MRC) theo dõi các tác động của hai đập thuỷ điện của Lào ở hạ nguồn.
Các thiết bị của Đức sẽ hỗ trợ MRC đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới của đập thuỷ điện Xayaburi và Don Sahong do Lào xây dựng, thông cáo của MRC cho biết.
Trị giá 600.000 USD, bộ thiết bị bao gồm công cụ giám sát phù sa và lượng nước được xả, kính hiển vi, máy ghi chất lượng nước, đèn soi tảo, thuyền, bẫy cá và thiết bị GPS. Đây là một phần khoản hỗ trợ của Đức dành cho Chương trình Giám sát Môi trường chung tại Các dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong (JEM) của MRC. JEM được vận hành trong hai năm 2020-2021. Các thiết bị của Đức sẽ được lắp đặt tại ít nhất ba địa điểm ở mỗi đập để thu thập dữ liệu.
Xayaburi và Don Sahong là hai trong số 6 đập thuỷ điện Lào xây dựng trên dòng chính sông Mekong. Hai đập này đã đi vào hoạt động lần lượt từ tháng 10/2019 và tháng 1/2020.
Dự án thủy điện Xayaburi của Lào trên dòng sông Mekong. Ảnh: AFP.
Đại sứ Đức tại Lào Jens Ltkenherm cho biết việc phát triển thuỷ điện có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng cũng tạo ra các thách thức lớn về các tác động xuyên biên giới bất lợi cho môi trường và các hoạt động kinh tế và xã hội của người dân.
"Do đó, Đức mong MRC có các dữ liệu để tư vấn cho chính phủ bốn nước thành viên trong việc giảm thiểu các tác động có hại nêu trên", Ltkenherm nói.
Trong quá trình tham vấn và xây dựng Xayaburi và Don Sahong, ba nước còn lại trong MRC là Campuchia, Thái Lan và Việt Nam cùng các bên liên quan đã kêu gọi Lào thực hiện chương trình đánh giá đúng đắn tác động của các công trình này khi chúng đi vào hoạt động. Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong cần đảm bảo không gây tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống kinh tế-xã hội của các nước ven sông.
Sông Mekong có tổng chiều dài hơn 4.800 km, chảy qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trên thượng nguồn, Trung Quốc đang vận hành 11 đập thủy điện.
Mỹ dành hơn 150 triệu USD cho hợp tác ở khu vực Mekong Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết dành khoảng 153,6 triệu USD cho các dự án hợp tác tại khu vực sông Mekong trong hội nghị trực tuyến hôm nay. Trong số 153,6 triệu USD được Mỹ phân bổ, 55 triệu USD được dành cho các dự án phòng chống tội phạm xuyên biên giới ở khu vực Mekong, 1,8 triệu USD hỗ trợ...