Trung Quốc không thể có khả năng “cây gậy” của siêu cường Mỹ
Mặc dù Trung Quốc đang dùng kinh tế để gây ảnh hưởng ở khắp nơi, nhưng báo Mỹ cho rằng, vai trò ảnh hưởng này rất hạn chế.
Trung Quốc bán máy bay F-7BGI cho Bangladesh
Ngày 28 tháng 11 trên tờ “Thời báo quốc tế New York” Mỹ có bài viết cho rằng, trên phạm vi toàn cầu, rất nhiều người đều cho rằng, Trung Quốc sẽ không thể tránh khỏi trỗi dậy trở thành một nước lớn toàn cầu chiếm vị thế lãnh đạo. Nhưng, cho dù vai trò ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đang không ngừng tăng lên, năng lực gây ảnh hưởng của họ đối với các nước khác vẫn không mạnh.
Theo bài viết, Trung Quốc còn lâu mới đạt được mức “bắt được” nước khác (như bắt tù binh). Điều này ý chỉ sự lệ thuộc của một nước vào một nước khác về kinh tế và an ninh, bên mạnh hơn có thể gây ảnh hưởng đến quyết sách của bên kia.
Trung Quốc mới chỉ có vai trò ảnh hưởng này ở CHDCND Triều Tiên, Campuchia và Lào, nhưng những đồng minh này cũng không thể trợ giúp một nước lớn mới nổi mở rộng vai trò ảnh hưởng.
Những nước khác tiếp cận mức “bị Trung Quốc gây ảnh hưởng” là Pakistan và Myanmar. Nhưng, những nước này hoặc là quá bất ổn, hoặc là do có quan hệ không được tốt với Mỹ nên tìm kiếm một đồng minh có thực lực mạnh hơn.
Xe tăng của Quân đội Campuchia, do Trung Quốc chế tạo
Nga cần tìm kiếm một khách hàng tiêu thụ tài nguyên dầu khí có nhiều tiền bạc, nhưng Nga và Trung Quốc lại tiến hành một cuộc cạnh tranh về thương mại và chính trị ở những nước thuộc Liên Xô cũ.
Ngoài ra, về truyền thống, người Nga không hài lòng với việc người Trung Quốc xâm nhập vào vùng Siberia có dân cư thưa thớt của họ, điều này cũng gây trở ngại cho hai nước tiến hành hợp tác hoàn toàn.
Trong tương lai, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại chủ yếu có thể sẽ giúp Bắc Kinh gia tăng vai trò ảnh hưởng đối với quyết sách của các nước này, như Đức, Brazil và Ả rập Xê út. Vai trò ảnh hưởng này sẽ đem lại lợi ích chính trị và kinh tế trực tiếp cho Trung Quốc và gia tăng lực cân bằng chính trị quốc tế của họ nhằm vào Mỹ và châu Âu.
Video đang HOT
Nhưng, những nước này đều có lý do để hạn chế sự phụ thuộc của họ đối với Trung Quốc, Mỹ hoặc bất cứ nước nào khác. Cho dù là sân sau của Trung Quốc, tuy các nước mới nổi như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, nhưng đồng thời họ cũng hy vọng sự hiện diện của Mỹ ở châu Á để giúp họ tránh quá lệ thuộc vào Trung Quốc.
Tàu chiến Indonesia trang bị tên lửa chống hạm C-705 của Trung Quốc
Thế giới ngày nay, sức mạnh mềm đã trở thành một bộ phận quan trọng trong vai trò ảnh hưởng của siêu cường. Nhưng, đa số người nước ngoài không hiểu tiếng Trung, không quan tâm đến xu thế xã hội của Trung Quốc. Ngoài ra, hệ thống kinh tế và chính trị của Trung Quốc ít có sức hấp dẫn đối với các nước khác.
Người Mỹ chán ghét chiến tranh và các nhà lãnh đạo phiền muộn của họ không có hứng thú với trách nhiệm đối với bên ngoài, điều này đã tạo ra lỗ hổng của lực lượng lãnh đạo quốc tế.
Nhưng, Trung Quốc hoặc bất cứ nước nào khác hầu như đều chưa chuẩn bị tốt và cũng không có năng lực tiếp nhận cây gậy siêu cường của Mỹ.
Máy bay chiến đấu J-7 của Không quân Nigeria, mua của Trung Quốc
Trung Quốc xuất khẩu máy bay huấn luyện K-8 cho Venezuela
Máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long/JF-17 Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác phát triển
Theo Giáo Dục
Ảo giác siêu cường của Trung Quốc
Trong khoảng thời gian 35 năm cải cách, Trung Quốc nhanh chóng trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, không phải những biểu hiện bề ngoài mà chính những nhân tố bên trong mới quyết định một nước có trở thành cường quốc đúng nghĩa hay không.
Chỉ trong vòng 3 năm từ 2007 cho đến 2010, quốc gia quê hương của Khổng Tử và Mao Trạch Đông đã vượt Đức và Nhật để vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mỹ tính theo tổng lượng GDP.
Trung Quốc Nhân dân Giải phóng Quân cũng được cho là một trong những quân đội hùng mạnh nhất khu vực với chi tiêu quốc phòng năm 2013 đứng thứ hai thế giới với khoảng 115 tỷ USD. Các nhà ngoại giao Bắc Kinh hiện diện khắp mọi nơi, tham gia diễn đàn từ khu vực đến quốc tế, từ kinh tế đến chính trị, an ninh - quốc phòng.
Có thể thấy, sự trỗi dậy của Trung Quốc hiện nay lại càng được nhận thức một cách rõ nét hơn trong bối cảnh các cường quốc hàng đầu khác như Mỹ, EU hay Nhật Bản đang suy yếu tương đối.
Khủng hoảng kinh tế tài chính 2008 đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế Mỹ và Châu Âu, làm bộc lộ rõ nét hơn nữa những nghịch lý của các cường quốc này.
Chính phủ Mỹ phải ngừng hoạt động do bất đồng trong chi tiêu ngân sách và nâng trần nợ là ví dụ gần đây nhất. Hay như khủng hoảng nợ công vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết, khiến Châu Âu trì trệ kéo dài suốt mấy năm trở lại đây.
Trong khi đó Nhật Bản, cường quốc hàng đầu châu Á một thời, lại đang chật vật đối phó với nền kinh tế ì ạch cùng một dân số đang lão hóa nhanh chóng.
Tất cả những yếu tố bên trong và bên ngoài kể trên đã tạo ra một "ảo giác" của Trung Quốc".
Không ít dự đoán đã nói rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới vào một tương lai không xa. Và: thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của Trung Quốc cũng như thế kỷ 18 thuộc về nước Anh, và thế kỷ 20 thuộc về người Mỹ.
Gần đây, những biểu hiện sức mạnh từ Trung Quốc đang được cảm nhận đậm nét, đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khi nước này liên tục tiến hành hàng loạt các biện pháp cứng rắn và "cơ bắp" khi đối phó với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ-lãnh hải.
Khái niệm về "ảo giác siêu cường" chỉ ra rõ ràng rằng không phải những biểu hiện bề ngoài mà chính những nhân tố bên trong mới có thể quyết định việc một nước có trở thành cường quốc đúng nghĩa hay không.
GDP đầu người của Trung Quốc cũng chỉ bằng 1/6 của Mỹ - Ảnh: SCMP
"Ảo giác siêu cường" của Trung Quốc được tạo ra do sự choáng ngợp mà tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như con số GDP mà nước này tạo ra.
Nhưng cần phải nhớ rằng con số GDP không phải cốt lõi, mà chính là tính chất và cách thức phân phối lượng GDP đó như thế nào mới quan trọng.
Dù đứng thứ hai, nhưng GDP trên đầu người của Trung Quốc cũng chỉ bằng 1/6 của Mỹ, và hàng loạt những vấn đề kinh tế xã hội khác nảy sinh khiến cho sự phân bổ của số thu nhập này rất không đồng đều.
Trung Quốc hiện còn tắc nghẽn ở một số các vấn đề như cải cách và chuyển đối thể chế, nâng cao tính hiệu quả của bộ máy nhà nước, chống tham nhũng, sự phân chia quyền lực giữa trung ương và địa phương, bất bình đẳng về phát triển giữa nội địa và duyên hải và giữa các khu tự trị.
Các vấn đề cùng tồn tại song song một lúc như những nút thắt cổ chai khó mở.
Hệ quả của nó là nền kinh tế Trung Quốc đã biểu hiện nhiều tốc độ tăng trưởng khác nhau, cùng với đó là sự trì trệ của các nổ lực cải cách sâu rộng.
Hội nghị Trung ương lần thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 9.11 được hy vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong giải quyết các nút thắt của kinh tế.
Nhưng trên hết, nhiệm vụ quan trọng nhất của nó chính là hóa giải "ảo giác siêu cường" mà Trung Quốc đã mắc phải bấy lâu nay.
"Ảo giác" này cần phải được thay thế bằng thực tế thật sự mà nước này phải đối mặt.
Nhiệm vụ không hề dễ dàng, khi mà "ảo giác" này được "nuôi sống" một cách mạnh mẽ từ bên trong, mà biểu hiện sắc nét như qua cụm từ bốn chữ: "tâm lý phù thịnh".
Theo Một thế giới
Tổng thống Putin có quyền lực hơn Tổng thốngObama? Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin được tạp chí Forbes của Mỹ bầu chọn là người quyền lực nhất thế giới, một số người Mỹ đã không muốn chấp nhận sự thật này. Trong cách nghĩ của họ, nước Mỹ siêu cường có nền kinh tế lớn hơn Nga nhiều lần, có quân đội mạnh hơn Nga nên lẽ đương nhiên Tổng thống...