Trung Quốc không còn khả năng nuôi sống hơn 1 tỷ dân?
Trung Quốc đang đối mặt với các cuộc khủng hoảng an ninh lương thực ngày càng nghiêm trọng do tình trạng nông dân bỏ ruộng ngày càng gia tăng và nước này không còn đủ đất canh tác để nuôi sống 1,3 tỷ người, theo tạp chí Time.
Ảnh minh họa.
Ông Liu Chengbao ngày nào cũng dậy từ 6 giờ sáng rồi cùng bố và vợ mình rời khỏi nhà, mệt nhọc leo lên một quả đồi, nơi có mảnh ruộng bậc thang của gia đình.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, ông Liu sống bằng nghề trồng ngô và khoai tây trên mảnh đất rộng 6.500 m2 ở Cam Túc – một tỉnh rộng gần bằng California (Mỹ).
Tại làng Wang Meng (thuộc tỉnh Cam Túc) nơi gia đình ông Liu sinh sống, chỉ còn khoảng 300 người dân. Không ai trong số họ còn trẻ, khỏe. Thanh niên có sức vóc trong làng đều đã bỏ ruộng nương lên thành phố kiếm việc làm. Lý do là làm công nhân trên thành phố sầm uất, phát triển vẫn dễ kiếm tiền hơn ở lại quê hương làm nông.
Video đang HOT
“Tôi quá già để lên thành phố tìm việc. Tôi không có sức khỏe”, ông Liu giải thích vì sao mình vẫn ở lại quê nhà, lấy công việc đồng áng làm kế sinh nhai và nuôi 2 người con học đại học ở thành phố Lan Châu, thủ phủ tỉnh Cam Túc. Do nông nghiệp là nguồn thu chính nên cuộc sống của gia đình ông Liu rất khó khăn. Họ chỉ được ăn thịt vào dịp Tết cổ truyền.
Giống như các nông dân Trung Quốc khác, để tăng năng xuất, tăng thu nhập, ông Liu cũng sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học cho cánh đồng của mình.
“Làm vậy sẽ cho năng xuất tốt hơn. Nhưng vì thế chúng tôi cũng không dám ăn rau mình trồng. Chúng tôi thường trồng riêng ruộng rau để ăn và không phun thuốc”, ông Liu cho hay.
Theo Time, an ninh lương thực của Trung Quốc đang dựa vào những nông dân như ông Liu, song rõ ràng ngày càng bất ổn và đáng lo ngại.
Trung Quốc có hơn 1,3 tỷ dân – chiếm 1/5 tổng dân số toàn thế giới, song chỉ có khoảng 7% diện tích đất canh tác.
Đáng quan ngại là, sự suy thoái đất nghiêm trọng đang diễn ra trên khoảng hơn 40% đất canh tác do nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trong trồng trọt. Các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo, nông nghiệp là lĩnh vực đang gây thiệt hại lớn nhất đến môi trường chứ không phải là lĩnh vực công nghiệp như nhiều người nhầm tưởng.
Trong khi đó chưa kể, hiện nay đất nông nghiệp của Trung Quốc còn đang ngày càng bị thu hẹp để nhường không gian cho các đô thị mới cũng như các dự án công nghiệp.
Ngoài ra, Trung Quốc còn phải đối mặt tình trạng ngày càng có nhiều nông dân bỏ ruộng để lên thành phố làm việc. Đặc biệt lực lượng lao động trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp của Trung Quốc đang giảm đáng kể.
“Nông dân Trung Quốc phần lớn đều đã chuyển thành công nhân. Khi làm công nhân, họ không phải lo lắng về vốn lưu động, các tiêu chuẩn chất lượng, nguồn hạt giống, hóa chất, các trang thiết bị trồng trọt, đầu ra đầu vào cho nông sản”, tổ chức Đất Đen, theo đuổi mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp Trung Quốc bằng việc thúc đẩy hình thành các nông trại lớn hơn cho biết.
Trong khi đó, giới chuyên gia còn dự đoán, trong 3 thập kỷ tới, khoảng 300 triệu người Trung Quốc sẽ từ bỏ nông nghiệp để lên thành phố kiếm việc làm. Trong khi đó, mỗi người Trung Quốc hiện trung bình ăn 63 kg thịt/năm nhưng đến năm 2023 dự tiến tiêu thụ tăng thêm 30 kg/người.
Theo Danviet
IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2016
IMF hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống còn khoảng 6% năm 2016, so với mức dự báo 6,75% đưa ra trước đó, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu bên ngoài yếu hơn, hạn hán nghiêm trọng và đất canh tác bị xâm thực mặn đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
Đối với năm 2017, tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ tăng lên khoảng 6,25%, nhờ tác động tích cực của các hiệp định thương mại vừa được ký kết.
IMF đã đưa ra các chính sách có thể được sử dụng để khai thác tiềm năng của Việt Nam và hỗ trợ khả năng đối phó với những cú sốc. Cụ thể, củng cố ngân sách theo hướng hỗ trợ tăng trưởng, với việc tập trung vào mở rộng diện nộp thuế trong khi vẫn giữ các khoản chi đầu tư công chất lượng cao cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng.
Sử dụng cơ chế tỷ giá hối đoái mới linh hoạt và củng cố các công cụ chính sách tiền tệ, trong khi chuyển dần theo hướng sử dụng lạm phát như neo danh nghĩa. Đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng và DNNN thông qua việc cải thiện quản lý hoạt động, xử lý các khoản nợ xấu và cấp vốn bổ sung cho các ngân hàng, cổ phần hóa và thoái vốn ngoài ngành nhanh hơn.
Hồng Dung
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
ĐB Bùi Thị An: "Không để kẻ nào phá tài nguyên của chúng ta" "Tôi đề nghị đất thu hồi phải là đất tốt để giao lại cho dân chứ không phải đất xấu, đất xa dân cư, đất canh tác không có hiệu quả", ĐB Trần Minh Diệu (Quảng Bình) nói. Nóng chuyện nông trường Thảo luận tại hội trường ngày 10/11, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII nóng lên với những ý kiến...