Trung Quốc không có khả năng thống trị châu Á, vẫn muốn bành trướng
Còn lâu Trung Quốc mới có thể đưa ra được các giá trị văn hóa và chính trị mà được cộng đồng quốc tế chào đón.
Lính Trung Quốc trong đội danh dự quân đội căng dây cho thẳng hàng để đón Thủ tướng Đức Merkel bên ngoài Đại lễ đường Nhân Dân.
he Straits Times ngày 9/7 đăng bài phân tích của 2 học giả Kai Anh và Huiyun Feng, giáo sư khoa chính trị học đại học bang Utah và hợp tác với chương trình nghiên cứu Trung Quốc tại trường S. Rajaratnam đại học Công nghệ Nam Dương với chủ ý bênh vực, nói đỡ cho các hành vi bành trướng, gây hấn của Trung Quốc gần đây – PV.
2 học giả này nói rằng họ không đồng tình với quan điểm của các chuyên gia quốc tế cảnh báo, Trung Quốc sẽ áp dụng học thuyết Monroe của riêng mình để thống trị châu Á và đá Mỹ ra khỏi khu vực. Học thuyết Monroe được Tổng thống Mỹ James Monroe công bố lần đầu năm 1823, nó cảnh báo các cường quốc châu Âu không can thiệp vào các nước châu Mỹ, tôn trọng Tây bán cầu cũng như những mối quan tâm của Hoa Kỳ.
Trong những tháng gần đây dường như Trung Quốc đã thực hiện chính sách tương tự, đồng thời leo thang ở Biển Đông và Hoa Đông cũng như thể hiện lập trường cứng rắn đối với Hồng Kông. Có vẻ như một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Trung Quốc và Mỹ đang lờ mờ hiện ra Thái Bình Dương, nhưng 2 học giả này phủ nhận sự tồn tại một học thuyết Monroe phiên bản Trung Quốc.
Có 2 lý do cho việc này, đầu tiên là Trung Quốc không có khả năng để thống trị châu Á. Kai Anh và Huiyun Feng dẫn chứng, chi tiêu quân sự của Trung Quốc vẫn ít hơn 1/3 của Mỹ. Mặc dù Ngân hàng Thế giới dự đoán tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong sức mua tương đương sẽ vượt qua Mỹ vào cuối năm nay. Chính phủ Trung Quốc phủ nhận dự báo này.
Mặt khác, 2 học giả cho rằng còn lâu Trung Quốc mới có thể đưa ra được các giá trị văn hóa và chính trị mà được cộng đồng quốc tế chào đón. Trên thực tế, Bắc Kinh còn một chặng đường dài để có thể bắt kịp Hoa Kỳ trong tất cả các khía cạnh của quyền lực.
Ngay cả khi Trung Quốc đuổi kịp sức mạnh của Mỹ, họ vẫn không thể thống trị châu Á bởi tác động của toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Không một quốc gia độc lập nào có thể giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và những thách thức toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy. Ngay cả Mỹ cũng phải hợp tác với các tổ chức và quốc gia khác.
Video đang HOT
Tàu Trung Quốc côn đồ đâm chìm tàu cá Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam gần nơi họ hạ đặt trái phép giàn khoan 981.
Những phân tích này của Kai Anh và Huiyun Feng có logic và dễ chấp nhận, nhưng lý do thứ 2 họ đưa ra rằng Trung Quốc “chưa bao giờ có ý định thống trị khu vực” thì lại là nhận định hết sức chủ quan, ngược lại hoàn toàn với những gì đang diễn ra, đặc biệt là ở Biển Đông – tuyến hàng hải huyết mạch quốc tế. Trung Quốc đang tìm mọi cách hiện thực hóa đường lưỡi bò, độc chiếm Biển Đông bất chấp mọi thủ đoạn – PV.
Kai Anh và Huiyun Feng cho rằng Tập Cận Bình đang thúc đẩy “giấc mơ Trung Hoa” là để trẻ hóa quốc gia, không phải một “giấc mơ châu Á”. Và thú vị hơn, 2 học giả này dùng chính phát biểu của Tập Cận Bình về nỗi nhục trăm năm kể từ khi nổ ra chiến tranh Thuốc phiện để chứng minh, không nhà lãnh đạo nào của Trung Quốc muốn xây dựng lại trật tự “thiên triều – phiên thuộc” vì Trung Quốc đã tham gia vào cộng đồng quốc tế, tôn trọng chủ quyền quốc gia và không can thiệp công việc nội bộ nước khác?!
Vậy là 2 học giả này chỉ “nghe đài Bắc Kinh” mà không chịu nhìn nhận thực tế. Họ cho rằng Trung Quốc vẫn còn đang điều chỉnh chiến lược, tìm kiếm cách hành xử như một cường quốc chính trị của thế giới. Sự quyết đoán (thực tế là hung hăng, đầu gấu) của Trung Quốc có thể là một phần của “quá trình thương lượng” giữa Bắc Kinh với thế giới bên ngoài.
Vậy phải chăng 6 chiến hạm và một số may bay quân sự Trung Quốc đang hiện diện trái phép gần giàn khoan 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam chính là 1 “quá trình thương lượng” bằng nắm đấm của Bắc Kinh?
Kai Anh và Huiyun Feng cho rằng, với sức mạnh ngày càng tăng, Trung Quốc tự nhiên phải thương lượng để tìm kiếm 1 vị trí mới, 1 vị thế mới với thế giới bên ngoài, đặc biệt là Mỹ. Sự bất ổn hiện tại trong quan hệ song phương giữa Trung Quốc với các nước khác “có thể là 1 phần bình thường của quá trình đàm phán mà 2 bên có ý định thăm dò giới hạn chịu đựng của nhau”.
Cần phải nhấn mạnh rằng, chỉ có Trung Quốc kéo tàu chiến, máy bay, giàn khoan, tàu công vụ, tàu cá vỏ thép hùng hổ kéo sang vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa láng giềng để “thăm dò giới hạn cuối cùng” của họ chứ không quốc gia nào đưa tàu chiến và giàn khoan vào vùng biển Trung Quốc để nắn gân Bắc Kinh. Kai Anh và Huiyun Feng đang cố tình đánh đồng kẻ cướp với nạn nhân theo tư duy biến không tranh chấp thành có tranh chấp – PV.
Tiếp đó Kai Anh và Huiyun Feng khuyến cáo các nước châu Á “không nên phóng đại mối đe dọa từ Trung Quốc” như Joseph Nye Jr đã cảnh báo: Nếu bạn đối xử với Trung Quốc như một kẻ thù, họ sẽ trở thành kẻ thù. Nhưng trên thực tế, mối uy hiếp từ Trung Quốc đã rất hiện hữu, thường trực và rất lớn không cần ai phải phóng đại. Tàu Trung Quốc đã côn đồ đâm chìm tàu cá Việt Nam, đâm hỏng tàu Kiểm ngư Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, bất chấp luật pháp và công luận quốc tế – PV.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc muốn lôi kéo Hàn Quốc cùng chống Mỹ-Nhật?
Chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này được xem như một động thái của Bắc Kinh nhằm tìm kiếm cơ hội bắt tay với Seoul để cùng đối phó liên minh Mỹ-Nhật, nhưng đây sẽ là nhiệm vụ khó thành công, theo giới phân tích.
Chủ tịch Trung Quốc vẫy chào người dân Hàn Quốc khi đặt chân đến Seoul vào hôm 3.7 - Ảnh: Reuters
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt chân đến Seoul vào ngày 3.7 trong chuyến thăm Hàn Quốc kéo dài 2 ngày.
Đây là lần đầu tiên một chủ tịch đương quyền của Trung Quốc thăm Hàn Quốc trước khi bay sang Triều Tiên trong gần 2 thập kỷ qua, theo AFP.
Giới quan sát nhận định chuyến thăm Seoul của ông Tập cho thấy lãnh đạo Trung Quốc đang dần mất kiên nhẫn với Bình Nhưỡng, đồng thời cũng thể hiện mong muốn thiết lập một liên minh chống Nhật và Mỹ, tờ tin tài chính Quartz (Mỹ) cho biết ngày 4.7.
Theo Quartz, để đạt được mục tiêu nói trên, chủ tịch Trung Quốc sẽ phải mang đến Seoul cam kết tăng cường giao thương giữa 2 nước, vốn có giá trị hằng năm lên đến khoảng 230 tỉ USD.
Vào ngày 3.7, ông Tập và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đồng ý sẽ cùng làm việc để hoàn tất một thỏa thuận tự do thương mại trước cuối năm 2014 và cũng sẽ thiết lập giao dịch trực tiếp giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng won của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, bất chấp việc Đại sứ Trung Quốc tại Seoul Qiu Guohong hồi trung tuần mạnh miệng tuyên bố quan hệ Trung-Hàn "chưa bao giờ tốt đẹp như lúc này", nhiều chuyên gia phân tích quốc tế vẫn cho rằng giữa Bắc Kinh và Seoul vẫn sẽ luôn tồn tại nhiều hạn chế.
Tờ New York Times dẫn lời ông Chun Yungwoo, cố vấn an ninh quốc gia cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Le Myung-bak, cho rằng "ông Tập sẽ không bỏ lỡ cơ hội này để khiến cho mối quan hệ giữa Nhật và Hàn Quốc xấu hết mức có thể", nhưng bà Park sẽ không nghe theo "lời ve vãn này", dù Seoul đang có bất đồng với Tokyo.
Cho đến nay, Hàn Quốc chỉ tìm cách gây sức ép bắt Nhật thừa nhận các tội ác mà quân đội nước này đã gây ra trong thời Thế chiến thứ 2 thông qua đồng minh Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, theo ông Chun.
Bất đồng về CHDCND Triều Tiên
Trong khi Hàn Quốc luôn mong muốn Triều Tiên bị tước bỏ vũ khí hạt nhân, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc lại là duy trì sự ổn định của chính quyền Bình Nhưỡng để tránh xảy ra một làn sóng tị nạn từ Triều Tiên tràn sang Trung Quốc, New York Times bình luận.
"Hàn Quốc và Trung Quốc có chung mục tiêu về giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng thực sự thì chúng tôi có những khác biệt", ông Yang Xiwu, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, nói với nhật báo Mỹ.
Ông Yang còn nói thêm rằng Trung Quốc không theo đuổi mục tiêu "hạn chế hoàn toàn các vũ khí hủy diệt hàng loạt" tại Triều Tiên.
"Quan hệ kinh tế phát triển mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã giúp Seoul và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, nhưng giữa 2 nước vẫn thiếu mục tiêu chung về chiến lược, cũng như quyền lợi chung", tờ Quartz dẫn lời ông Scott Snyder, chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR).
Theo TNO
Cộng hòa tự xưng Luhansk ban lệnh tổng động viên Ngày 22-5, thống đốc nước Cộng hòa tự xưng Luhansk Valery Bolotov cho biết, nước cộng hòa này đã ban hành lệnh tổng động viên đối với nam công dân ở độ tuổi từ 18-45 gia nhập quân đội. Thống đốc Bolotov cho rằng mọi nam giới có đủ sức khỏe phục vụ quân đội ở độ tuổi từ 18-45 đều có thể...