Trung Quốc khởi động cuộc họp đặc biệt vạch lộ trình tương lai đất nước
Trung Quốc bắt đầu cuộc họp kéo dài 4 ngày để vạch ra lộ trình tương lai của nước này hôm 26/10, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng với Mỹ.
Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm 200 thành viên, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng này, đã khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra một báo cáo công việc, một bản dự thảo kế hoạch 5 năm và một tài liệu phác thảo các mục tiêu dài hạn của Trung Quốc đến năm 2035 tại cuộc họp.
Hội nghị toàn thể dự kiến sẽ ban hành một thông cáo chung. Các nguồn tin cho biết các bản dự thảo sẽ được công bố trong những tuần tới và dự kiến sẽ được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào tháng 3, 2020 phê duyệt. Trong các dự thảo này đặt ra các mục tiêu kinh tế và chính trị quan trọng và các mục tiêu dài hạn cho giai đoạn mới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Tháng trước, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc dự báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Liên minh châu Âu trong 7 năm tới và vượt qua Mỹ vào năm 2032.
Trong các bài phát biểu gần đây, ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc phải tự chủ hơn, đầu tư nhiều hơn vào đổi mới công nghệ trong nước, cải thiện môi trường và tập trung vào chiến lược mà ông gọi là chiến lược “lưu thông kép”. Khái niệm này nghĩa là tăng cường tập trung vào tiêu dùng nội địa, thúc đẩy nền kinh tế đồng thời cân bằng nó với ngoại thương và đầu tư.
Zhang Yansheng, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết các mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ 14 sẽ bao gồm chất lượng tăng trưởng kinh tế, công nghệ và đổi mới, cải cách thể chế và xây dựng các chuỗi cung ứng công nghiệp.
Ông nói: “Nền kinh tế ‘lưu thông kép’ và cải cách và mở cửa hơn nữa cũng sẽ là những điểm mấu chốt”, đồng thời cho biết thêm rằng kế hoạch 5 năm cũng sẽ bao gồm các biện pháp phát triển nền kinh tế carbon thấp và giảm tiêu thụ năng lượng để đáp ứng cam kết đạt được mức trung tính carbon vào năm 2060.
Cuộc gặp bắt đầu chỉ hơn một tuần trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chắc chắn sẽ có tác động đáng kể đến quan hệ Mỹ – Trung và phản ứng kinh tế và ngoại giao từ Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần đổ lỗi cho Trung Quốc vì không ngăn chặn được COVID-19, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Dịch bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở miền Trung Trung Quốc vào tháng 12/2019.
Càng mâu thuẫn với Mỹ, Trung Quốc càng đẩy mạnh kế hoạch phát triển kinh tế
Quan chức Trung Quốc dự định tập trung tại Bắc Kinh tuần này để vạch ra kế hoạch phát triển kinh tế thập kỷ tới, vài ngày trước cuộc bầu cử quan trọng nhất nước Mỹ.
Video đang HOT
Kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc dự kiến sẽ tập trung vào đổi mới công nghệ, tự lực kinh tế và bảo vệ môi trường. Họ cũng sẽ đặt ra các mục tiêu trong 15 năm tới, trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm cách thực hiện cam kết trẻ hóa quốc gia bằng cách giành vị trí dẫn đầu toàn cầu về công nghệ và các ngành chiến lược khác.
Kinh tế Trung Quốc đang hồi phục nhanh chóng sau cú sốc COVID-19. Nếu nền kinh tế này có thể bám sát quỹ đạo tăng trưởng của những năm gần đây, nó sẽ vượt qua Mỹ trong vòng một thập kỷ tới, theo Bloomberg. Viễn cảnh mâu thuẫn sâu sắc hơn với kinh tế Mỹ đang làm cơ sở cho chiến lược của ông Tập, nhằm đẩy nhanh các kế hoạch bảo vệ Trung Quốc khỏi những biến động của kinh tế thế giới.
Kinh tế Trung Quốc đang hồi phục nhanh chóng sau cú sốc COVID-19. (Ảnh minh họa: SCMP)
Tham vọng nhưng phải "kiềm chế"
Fred Hu, người sáng lập Primavera Capital, một quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết: "Tự lực cánh sinh là phát triển một số năng lực trong nước thông qua đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và đổi mới, một phản ứng cần thiết và thận trọng đối với những bất ổn bên ngoài. Điều này cho thấy Trung Quốc đang cố gắng đánh giá lại một cách thực tế khi xem xét tình hình toàn cầu".
"Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ từ chối chính sách 'mở cửa' lâu đời của mình và hoàn toàn quay vào trong", ông Hu nói.
Ông Tập và các quan chức khác gần đây đã khẳng định nền kinh tế Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa đối với dòng vốn và sự cạnh tranh từ nước ngoài. Điều này có vẻ xuất phát từ những lo ngại về cách thế giới sẽ nhìn nhận những kế hoạch của họ.
Trong một bài phát biểu tại Thâm Quyến vào tháng này, ông tuyên bố sẽ thúc đẩy đổi mới công nghệ, nhưng làm dịu thông điệp hơn khi nói rằng ông chỉ muốn một "hệ thống kinh tế mở mới".
Việc "giảm tông" các thông điệp liên quan đến kế hoạch phát triển mới của Trung Quốc cũng được cho là xuất phát từ mong muốn né tránh ảnh hưởng tiêu cực của mâu thuẫn Mỹ - Trung, bên cạnh các đối thủ thương mại khác.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Chiến lược có tên "Made in China 2025" từng khơi dậy những phản ứng gay gắt trong chính quyền Trump, làm dấy lên sự bất an ở châu Âu cũng như các nền kinh tế khác trong sự cạnh tranh gia tăng. Những chiến lược khác, nếu không cẩn thận cũng có thể trở thành "cột thu lôi" như vậy.
Theo các nhà phân tích của Bloomberg, "việc nhấn mạnh vào khuyến khích lưu thông trong nước không có nghĩa là Trung Quốc đang đóng cửa với thế giới. Chúng tôi dự đoán kế hoạch phát triển tương lai sẽ khuyến khích thương mại hai chiều và thúc đẩy thương mại dịch vụ".
Hiện từ Washington đến Canberra đang ngày càng có nhiều sự ủng hộ trong việc hạn chế Trung Quốc tiếp cận các công nghệ chiến lược. Lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc có sự ủng hộ của cả hai đảng lớn. Hơn nữa, các quan chức Trung Quốc lo ngại ứng viên Dân chủ Joe Biden có thể còn có các biện pháp hạn chế sự phát triển của nước này hiệu quả hơn, khi tập hợp được những đồng minh lại với nhau.
Đó là lý do tại sao các kế hoạch mới "sẽ ít rõ ràng hơn và không cụ thể như trước đây, bởi vì kế hoạch Made in China 2025 đã mang lại rất nhiều rắc rối cho Trung Quốc và đẩy mạnh hơn sự phản đối từ Mỹ", Chen Zhiwu, giám đốc Viện Toàn cầu Châu Á tại Đại học Hong Kong, cựu cố vấn hội đồng nhà nước Trung Quốc cho biết. "Tôi dự đoán họ sẽ tập trung vào các hướng dẫn chung chung và mơ hồ về các chi tiết cụ thể".
Động lực hay mối đe dọa?
Các quan chức nước này lập luận rằng những gì tốt cho Trung Quốc sẽ tốt cho thế giới.
Công ty công nghệ Huawei Trung Quốc vướng phải nhiều nghi vấn đe dọa đến an ninh. (Ảnh minh họa: Asia Times)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên dẫn báo cáo của các phương tiện truyền thông cho biết một phần ba lợi nhuận quý III/2020 của Mercedes Benz AG đến từ Trung Quốc, và doanh thu phòng vé hơn 2 tỷ USD của Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Bắc Mỹ trong năm nay. Điều này chứng tỏ rằng thị trường khổng lồ của Trung Quốc sẽ tạo ra "động lực bền vững cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và thế giới" ông nói.
Các dự báo của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF cũng củng cố luận điểm này. Các tính toán của Bloomberg dựa trên những ước tính mới nhất cho thấy Trung Quốc sẽ là động lực tăng trưởng lớn nhất thế giới trong những năm tới.
Không giống như các nước khác, nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm nay sau khi các nhà chức trách ngăn chặn được COVID-19.
15 nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP toàn cầu trong 2025. Nguồn: Bloomberg.
Tuy nhiên, số lượng các quốc gia xem các công ty công nghệ Trung Quốc là mối đe dọa an ninh đang tăng lên. Một số đang hợp tác để đỡ phụ thuộc nhập khẩu vào Trung Quốc khi ngày càng có nhiều lời chỉ trích về các chính sách nội địa của nước này. Các công ty toàn cầu đánh giá lại chuỗi cung ứng của họ do các báo cáo về vấn đề người lao động ở Trung Quốc, liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ và Hong Kong.
Sự phản kháng từ cộng đồng quốc tế đã thúc đẩy Trung Quốc tìm kiếm các nguồn tăng trưởng từ bên trong. Cho đến nay, thuế quan và các biện pháp trừng phạt hầu như không thay đổi hành vi của họ. Bên cạnh đó, họ vẫn duy trì một danh sách các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc có thể bị nhắm mục tiêu tiêu cực, thể hiện sẵn sàng trả đũa khi cảm thấy lợi ích bị đe dọa.
Một nỗ lực phối hợp hơn giữa châu Âu, Nhật Bản và các đồng minh khác của Mỹ có thể tạo thách thức lớn hơn cho Trung Quốc.
Ông Hu cho biết, sự thận trọng ở nước ngoài với Trung Quốc cũng sẽ tác động đến dòng vốn mà nước này đem đi để đầu tư. Khả năng là các công ty được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn sẽ phải giảm quy mô đầu tư ở các thị trường như Mỹ, Anh hoặc Australia. Bên cạnh đó, kỳ vọng xung quanh các dự án như Sáng kiến Vành đai và Con đường, một dự án "cộp mác" ông Tập, cũng sẽ phải được điều chỉnh lại.
Mục tiêu tăng trưởng
Theo Bloomberg, các kế hoạch 5 năm ở Trung Quốc là di sản của một nền kinh tế chỉ huy. Gần đây, các kế hoạch này tập trung vào tái cơ cấu công nghiệp và duy trì tốc độ tăng trưởng từ trung bình đến cao.
(Ảnh: New York Times)
Truyền thông nhà nước đưa tin Trung Quốc có thể sẽ hạ thấp mục tiêu GDP trong kế hoạch sắp tới khi chuyển sang tập trung vào tăng trưởng chất lượng cao. Các thảo luận về kế hoạch phát triển sẽ được công bố sau cuộc họp, nhưng toàn bộ tài liệu sẽ chỉ được công bố rộng rãi tại một phiên họp quốc hội thường niên vào tháng 3/2021.
Wang Tao, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại UBS Group AG tại Hong Kong, cho biết tự lực trong khi vẫn được hưởng lợi từ toàn cầu hóa - hay còn gọi là "lưu thông kép" - mục tiêu mà các quan chức Trung Quốc đặt ra - sẽ là một thách thức, vì những quan điểm gay gắt đối với Trung Quốc vẫn sẽ tồn tại.
"Trung Quốc đang đối mặt với một môi trường phát triển bên ngoài nhiều thách thức hơn. Trong tương lai, Trung Quốc phải tham vọng hơn về cải cách và mở cửa trong nước và có thể lĩnh vực này sẽ mạnh lên".
Phản ứng của Trung Quốc sau khi ông Putin nói về liên minh quân sự Nga-Trung Trung Quốc phản ứng tích cực trước tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin và khẳng định quan hệ hợp tác Nga-Trung là "không có giới hạn". Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói Bắc Kinh phản ứng tích cực với tuyên bố của...