Trung Quốc khoan hơn 2.000 m lấy trầm tích Biển Đông
Thiết bị thăm dò Sea Bull II do Trung Quốc phát triển khoan lấy mẫu trầm tích ở độ sâu 2.060 m dưới Biển Đông, nhưng không rõ vị trí.
“Các nhà khoa học Trung Quốc đã hoàn tất dự án khoan biển sâu, thu được lõi trầm tích dài 231 m từ độ sâu 2.060 m dưới Biển Đông nhờ hệ thống khoan Sea Bull II tự phát triển”, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua cho biết, nhưng không thông báo vị trí mũi khoan.
Trung Quốc cho biết hệ thống Sea Bull II nặng 12 tấn, là thiết bị nghiên cứu địa chất dưới biển nặng nhất nước này, được phát triển bởi nhóm của giáo sư Wan Buyan tại Đại học Khoa học Công nghệ Hồ Nam. Sea Bull II có thể hỗ trợ hoạt động thăm dò băng cháy dưới biển của Trung Quốc.
Thiết bị khoan Sea Bull II lấy mẫu trầm tích hôm 7/4. Ảnh: Xinhua .
Video đang HOT
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng quanh vụ đội tàu hơn 200 chiếc của Trung Quốc neo đậu tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ hôm 7/3. Giới chức Philippines cáo buộc nhóm tàu này do lực lượng dân quân biển Trung Quốc vận hành.
Nhiều nước đã lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ và người đồng cấp Philippines hôm 31/3 cùng bày tỏ quan ngại về sự kiện này và cam kết “tiếp tục phối hợp chặt chẽ ứng phó với các thách thức ở Biển Đông”.
Mỹ gần đây liên tục điều các tàu chiến cỡ lớn tới Biển Đông. Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông hôm 4/4 và tiến hành diễn tập với không quân Malaysia hai ngày sau đó. 4 ngày sau, nhóm tác chiến đổ bộ USS Makin Island cũng tiến vào khu vực này.
Trong cuộc họp báo ngày 8/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định cho biết các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến trên Biển Đông, bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Đội tàu Trung Quốc trên Biển Đông thử thách Biden Philippine nói đội tàu Trung Quốc trên Biển Đông có thể ‘gây thù địch’ Ba tuần hiện diện của hơn 200 tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông Toan tính của Trung Quốc khi triển khai 200 tàu cá trên Biển Đông
Việt Nam yêu cầu các hãng thời trang tôn trọng chủ quyền
Việt Nam phản đối mọi hình thức tuyên truyền sai sự thật lịch sử ở Biển Đông, khi nói về việc các hãng thời trang dùng bản đồ có "đường lưỡi bò".
"Mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá nội dung trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế đều không có giá trị, không thay đổi được thực tế về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như thực tế về vấn đề Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi bình luận về thông tin một số hãng thời trang quốc tế sử dụng bản đồ có "đường lưỡi bò" trên website tại thị trường Trung Quốc.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo ngày 25/3. Ảnh: Vũ Anh .
Người phát ngôn cho biết Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan ở Biển Đông được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
"Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan trên Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói, nhấn mạnh các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam cần tôn trọng luật pháp của Việt Nam.
Một số doanh nghiệp, nhãn hàng quốc tế hoạt động ở Trung Quốc đang sử dụng trên website ở thị trường nước này dịch vụ bản đồ trực tuyến Baidu, trong đó thể hiện "đường 9 đoạn", hay còn gọi là "đường lưỡi bò" do Bắc Kinh đơn phương vẽ ra để đòi yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế. Bản đồ phi pháp này không được sử dụng trên website ở các thị trường ngoài Trung Quốc.
Trong phán quyết năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã bác bỏ yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh không có bất cứ căn cứ pháp lý nào để đòi yêu sách chủ quyền quá mức như vậy.
Tuy nhiên, Trung Quốc tới nay vẫn ngang nhiên tuyên bố không công nhận phán quyết của PCA, đồng thời đẩy mạnh bồi đắp đảo nhân tạo trái phép và tiến hành các hoạt động quân sự hóa phi pháp trên Biển Đông.
Philippines muốn Trung Quốc đền thiệt hại trên Biển Đông Philippines đang đánh giá thiệt hại nguồn lợi thủy sản trong vùng đặc quyền kinh tế nước này do Trung Quốc gây ra để yêu cầu đền bù. "Chính phủ đang ghi nhận nguồn lợi thủy hải sản để đặt ra dữ liệu cơ bản. Chúng tôi cũng định giá nguồn lợi để biết giá trị thực sự của chúng. Không thể quản...