Trung Quốc khó trả đũa Mỹ nếu cấm TikTok, Wechat
Lệnh trừng phạt của Mỹ vào các công ty công nghệ Trung Quốc ngày càng mở rộng, nhưng phản ứng của chính quyền Bắc Kinh vẫn là im lặng.
Sau khi hàng loạt các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc bị Mỹ đơn phương trừng phạt, chính quyền Trung Quốc đã ngay lập tức đe dọa đáp trả và lập danh sách đen các công ty Mỹ. Ngoài hai bước đi trên, phía Trung Quốc hầu như chưa đưa ra hành động đáng chú ý nào.
Trung Quốc được cho là có ít cơ hội đáp trả lệnh cấm TikTok của Mỹ.
Một trong những lựa chọn dễ thấy mà phía Bắc Kinh có thể áp dụng để trả đũa Washington là nhắm vào các hãng công nghệ lớn, như Apple, Intel, Qualcomm, Micron Technology, Broadcom, Boeing, đặc biệt, khi doanh thu từ thị trường Trung Quốc được coi là sống còn với các công ty như Qualcomm, Broadcom và Micron Technology. Bất kỳ quyết định “cấm cửa” nào từ phía Trung Quốc đều gây thiệt hại không nhỏ cho các công ty trên. Tuy nhiên, chip bán dẫn do các hãng này sản xuất lại đang đóng vai trò thiết yếu trong ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc. Một lệnh cấm như vậy, suy cho cùng , lại tổn hại chính các doanh nghiệp Trung Quốc.
Với những công ty khác của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung buộc họ phải bớt phụ thuộc vào doanh số bán hàng của thị trường Trung Quốc. Doanh thu của Boeing từ Trung Quốc giảm từ 12 tỷ USD năm 2017 xuống 5,7 tỷ USD vào năm 2019. Tỷ lệ doanh thu từ Trung Quốc giảm từ 13% xuống 7% doanh thu toàn cầu, mặc dù vụ bê bối Boeing 737 Max cũng góp phần vào sự sụt giảm này.
Qualcomm tại Trung Quốc chứng kiến lợi nhuận giảm từ 14,6 tỷ USD năm 2017 xuống 11,6 tỷ USD năm 2019. Tỷ lệ doanh thu từ Trung Quốc giảm từ 66% xuống 48% doanh thu toàn cầu.
Doanh số bán hàng tại Trung Quốc của Apple cũng giảm từ 59 tỷ USD và 25% doanh thu toàn cầu vào thời điểm đỉnh cao năm 2015, xuống 44 tỷ USD và 17% vào năm 2019. Những xu hướng như vậy làm giảm khả năng gây thiệt hại của Trung Quốc với các công ty Mỹ.
Video đang HOT
Apple, “viên ngọc quý trên ngai vàng công nghệ” của Mỹ, được cho là mục tiêu chính của các lệnh trừng phạt sắp tới từ Trung Quốc. Một lần nữa, nếu nước này thực sự có bước đi chống lại Apple, khả năng cao sẽ nhận về hậu quả khủng khiếp hơn từ phía Mỹ. Bởi tương tự vai trò trụ cột của đồng đôla Mỹ trong hệ thống tài chính thế giới, ngành công nghệ Mỹ được coi như nền móng của hệ thống Internet toàn cầu. Ngoài mảng thiết bị bán dẫn, nước Mỹ còn sở hữu nhiều “vũ khí” khác có khả năng đánh sập hoàn toàn hệ thống kỹ thuật số của Trung Quốc.
Năm 2019, 82% thị phần hệ điều hành máy tính của Trung Quốc thuộc về Microsoft với sản phẩm Windows. Việc cấm sử dụng hệ điều hành này của Mỹ tại Trung Quốc sẽ làm tê liệt các thiết bị công nghệ của Trung Quốc. Để đối phó với nguy cơ này, các nhà phát triển Trung Quốc đang chạy đua tạo ra hệ điều hành thay thế dựa trên Linux mã nguồn mở. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không thể phát triển hoàn thiện một hệ điều hành máy tính trong một sớm một chiều.
Thậm chí, Mỹ cũng có thể ngắt kết nối Trung Quốc khỏi Internet toàn cầu nhờ vào quyền kiểm soát Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (ICANN). ICANN là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng Internet, gồm hệ thống tên miền và địa chỉ IP. Bước đi tự hủy này khó có thể xảy ra, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng nó sẽ nằm trong chiến lược của Bắc Kinh và Washington.
Trên sân chơi khoa học công nghệ thế giới, Trung Quốc là “kẻ đến sau” trong hầu hết các lĩnh vực, từ chip và robot tới sản xuất máy bay và dược phẩm, tuy nhiên, có một vài trường hợp ngoại lệ, như công nghệ 5G của Huawei.
Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bao gồm nhận diện khuôn mặt và công nghệ giám sát, việc khẳng định tiến bộ của Trung Quốc dựa vào quy mô thương mại hóa lớn, số lượng công trình nghiên cứu và vốn đầu tư là hoàn toàn sai lầm.
Nếu vắng bóng các công ty công nghệ Trung Quốc, các công ty của Mỹ có chịu thiệt hại nặng không? Câu trả lời là không.
Chiến tranh công nghệ Mỹ – Trung đang căng thẳng hơn bao giờ hết.
Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc chiến công nghệ toàn diện. Cụ thể, các cơ quan chính phủ nước này bắt buộc phải thay thế tất cả máy tính chạy phần mềm và hệ điều hành không phải của Trung Quốc trong vòng ba năm tới.
Mùa hè năm ngoái, hai đơn vị của Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ thiết lập các máy chủ nhân bản gốc tên miền để đảm bảo rằng Internet ở Trung Quốc vẫn có thể hoạt động trong trường hợp có bất kỳ cú sốc nào từ bên ngoài. Chưa kể nước này đang đầu tư nguồn vốn và nguồn lực khổng lồ vào việc xây dựng toàn bộ chuỗi công nghiệp bán dẫn của riêng mình.
Nếu tình hình xung đột công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục xấu đi, mạng Internet toàn cầu sẽ bị phá vỡ. Bởi vì Trung Quốc có nền tảng, nhân tài, nguồn lực và thậm chí cả các đồng minh để xây dựng hệ sinh thái của riêng mình, chẳng mấy chốc nước này có thể bắt kịp Mỹ.
Thế nên, một cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc không phải là một chiến lược lâu dài của Washington.
Ông Trump cấm WeChat, nhiều công ty Mỹ sợ không cạnh tranh được với TQ
Cuộc chiến giữa chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và WeChat có khả năng gây ra nhiều thiệt hại cho các công ty Mỹ.
Vào ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh cấm mọi tổ chức hay cá nhân giao dịch với công ty mẹ của TikTok và WeChat, có hiệu lực sau 45 ngày kể từ thời điểm ban hành.
Đây là một phần trong chiến dịch "Clean Network" (Mạng lưới sạch) mà ông Trump cùng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố trước đó với mục tiêu chống lại những ứng dụng, công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc "không đáng tin cậy".
Apple có thể sẽ phải đối mặt với kết cục không mấy tốt đẹp nếu một chiếc iPhone không thể cài WeChat.
Ngay sau lệnh cấm, công ty mẹ của WeChat là Tencent lập tức "bốc hơi" 45 tỷ USD, tương đương 10% giá trị cổ phiếu.
Theo WSJ, nhiều ông lớn của Mỹ bao gồm Apple, Ford, Walmart, Disney,... đang bày tỏ mối lo ngại về những hậu quả mà sắc lệnh của ông Trump có thể mang lại.
Trong cuộc gọi trao đổi với giới chức Nhà Trắng hôm 11/8, các công ty Mỹ cho biết lệnh cấm WeChat của Tổng thống Donald Trump có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của họ tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Đồng thời, tập thể các công ty Mỹ được dự đoán sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng từ lệnh cấm muốn làm rõ ý nghĩa của cụm từ "cấm mọi giao dịch với WeChat" mà ông Trump tuyên bố, tuy nhiên, phải đến khi sắc lệnh có hiệu lực chính thức, Bộ Thương mại Mỹ mới có thể đưa ra câu trả lời cụ thể.
WeChat hiện là ứng dụng nhắn tin và dịch vụ online phổ biến nhất tại thị trường Trung Quốc. Người dùng quốc gia này sử dụng WeChat nhằm phục vụ mục đích mua sắm, thanh toán, trả lời email, tìm kiếm thông tin hay giao tiếp cá nhân và công việc. Theo Bloomberg, thống kê quý I/2020 cho thấy WeChat đang sở hữu 1,2 tỷ người dùng trên toàn thế giới.
"Đối với những người không sống ở Trung Quốc, họ sẽ không bao giờ có thể hiểu những hậu quả trong trường hợp các công ty Mỹ không thể giao dịch với WeChat. Họ sẽ gặp bất lợi nghiêm trọng với mọi đối thủ", Craig Allen, thành viên Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung cho biết.
Nhiều công ty Mỹ lo sợ phải gánh lấy hậu quả từ quyết định của ông Trump.
Nếu WeChat bị cấm, Apple sẽ là "nạn nhân Mỹ" đầu tiên chịu ảnh hưởng khi không thể cung cấp ứng dụng này trên cửa hàng ứng dụng App Store. Theo nhà phân tích Ming-Chi Kuo, doanh số iPhone của Apple có thể sẽ giảm đến 30%.
Trong một khảo sát trên mạng xã hội Weibo với hơn 1,2 triệu lượt tham gia, có tới 95% lượng người dùng cho biết họ sẽ bỏ iPhone nếu không có WeChat.
Ngay cả với những công ty Mỹ không nằm trong lĩnh vực sản xuất smartphone, việc tạm biệt WeChat sẽ khiến mọi giao dịch, quảng bá sản phẩm tại Trung Quốc gặp nhiều gián đoạn.
Bùng nổ mạng ảo VPN sau các lệnh cấm TikTok, WeChat Khi các quốc gia trên thế giới cấm hoặc đe dọa hạn chế TikTok, sự quan tâm đến các mạng riêng ảo (VPN) tăng đột biến. Trong bối cảnh của các lệnh cấm, dịch vụ VPN vươn lên như cánh cửa duy nhất cho người dùng Việc sử dụng VPN cho phép người dùng truy cập internet thông qua kết nối được mã...