Trung Quốc khánh thành thư viện trái phép tại đảo Phú Lâm
Trung Quốc đã khánh thành trái phép một thư viện tại đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thư viện khánh thành ngày 21.4 là thư viện đầu tiên của Trung Quốc tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” – Ảnh: AFP
Thư viện phi pháp trên được khánh thành vào ngày 21.4, Tân Hoa xã đưa tin cùng ngày. Thư viện này được Trung Quốc xây dựng bên trong một trường học tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc ngang nhiên đặt tên là Vĩnh Hưng) thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngôi trường này mở cửa vào tháng 11.2015, có 10 giáo viên cùng 28 học sinh mầm non và tiểu học.
Tập đoàn xuất bản Trung Quốc ngày 21.4 cũng ký thoả thuận tặng từ thiện 13.000 cuốn sách, tổng trị giá 46.320 USD cho trường học này. Nhà xuất bản này cũng cam kết gửi thêm sách đến đây mỗi năm. Tân Hoa xã cho hay thư viện trên tạm thời được đặt tại trường học này đến khi chính quyền xây một thư viện khác.
Video đang HOT
Trung Quốc tiếp tục các hoạt động phi pháp trên đảo Phú Lâm Ảnh: AFP
Đây là thư viện đầu tiên của Trung Quốc tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” – tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc cho các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc đơn phương dựng lên “thành phố Tam Sa” vào tháng 7.2012 và tự cho mình quyền quản lý tại đây.
Tân Hoa xã rêu rao rằng Tam Sa bao gồm hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và các bãi đá ngầm ở “Tây Sa” (cách gọi của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa), “Trung Sa” (bãi Macclesfield) và “Nam Sa” (quần đảo Trường Sa) cùng vùng biển rộng hơn 2 triệu km2 tại Biển Đông.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Trung Quốc điều tàu đến tuần tra trái phép ở Hoàng Sa
Chiếc Hải tuần 21 hôm qua được đưa đến khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam để thực hiện hải trình kéo dài đến 15/4.
Chiếc Hải tuần 21 của Trung Quốc đang tuần tra trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Chinanews
Khoảng 10h30 phút sáng nay, tàu Hải Tuần 21 đã rời căn cứ Hải Khẩu tới các đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Xinhua cho biết.
Tàu chở theo hơn 20 nhân viên của Cục hải sự Hải Khẩu và Cục hải sự của cái gọi là Tam Sa sẽ lần lượt tới các bãi Đá Bắc, nhóm đảo Lưỡi Liềm, đảo Linh Côn, đảo Phú Lâm, đảo Nam, đảo Cây, cồn cát Bắc, cồn cát Nam. Chuyến đi kéo dài 5 ngày này có tổng hành trình khoảng 730 hải lý.
Hải Tuần 21 sẽ nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại khu vực Hoàng Sa, kiểm tra các bãi neo. Lực lượng này cũng sẽ kiểm tra tình hình môi trường biển, tính năng các phao nổi và các trạm hệ thống nhận dạng tự động (AIS).
Hải Tuần 21 có chiều dài 93,2 m, lượng rẽ nước 1.583 tấn. Tàu có tầm hoạt động 7.400 km không cần tiếp liệu, tốc độ tối đa 22 hải lý.
Trung Quốc vẫn đang xúc tiến việc xây dựng ở các đá và đảo nước này chiếm giữ trái phép ở cả Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc bồi đắp của Trung Quốc, yêu cầu nước này dừng các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.
Quốc Trung
Theo VNE
Trung Quốc tính xây cầu vượt biển hơn 10 km ở Hoàng Sa Ngoài việc bồi đắp mở rộng một cụm đảo ở Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc còn lên kế hoạch xây dựng một cầu vượt biển dài hơn 10 km, nối nhóm đảo An Vĩnh với đảo Phú Lâm. Phương án quy hoạch nhóm đảo An Vĩnh được thảo luận trên các diễn đàn Trung Quốc. Đồ họa: HSW/Tiexue/yunshanshuike Các trang quân...