Trung Quốc khẳng định không xuất hiện virus gây bệnh mới
Giới chức y tế Trung Quốc hôm 12.1 cho biết số ca cúm tính từ đầu năm đến nay ít hơn so với cùng kỳ năm ngoái và bác bỏ tin đồn về khả năng xuất hiện căn bệnh bắt nguồn từ một dòng virus mới.
Tờ South China Morning Post hôm 12.1 dẫn thông báo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) ghi nhận số trường hợp mắc bệnh cúm từ đầu năm đến nay ít hơn số ca cùng kỳ năm ngoái, và không phát hiện căn bệnh bắt nguồn từ virus mới nào ở nước này.
Cụ thể, tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, giới chức NHC cho hay dù hiện là giai đoạn đỉnh điểm của dịch cúm mùa, số ca cúm phát hiện trong lúc thăm khám bệnh và nhập viện điều trị đã thấp hơn. Kết quả là hệ thống bệnh viện không lâm vào tình trạng quá tải trên toàn quốc.
Virus viêm phổi HMPV lây lan, Trung Quốc có áp dụng tình trạng khẩn cấp?
“Công tác rà soát gần đây cho thấy việc thăm khám ngoại trú và nhập viện liên quan đến bệnh cúm có xu hướng gia tăng trên toàn quốc, nhưng tổng số ca bệnh vẫn thấp hơn mức năm ngoái”, báo South China Morning Post dẫn lời ông Gao Xinqiang, Phó Giám đốc cơ quan cấp cứu y tế thuộc NHC.
“Chúng tôi không phát hiện áp lực đáng kể đang xảy ra cho các nguồn lực y tế”, ông Gao nói thêm.
Tr.ẻ e.m chờ khám bệnh tại khoa nhi một bệnh viện ở miền đông Trung Quốc hồi tuần trước. ẢNH: AFP
Số liệu thống kê mới nhất cho thấy tỷ lệ mắc virus cúm trong số những trường hợp thăm khám và nhập viện tăng 3,8% trong tuần lễ đầu năm 2025 so với tuần trước đó.
Dù số ca cúm đang gia tăng, xu hướng nhiễm cúm bắt đầu chậm dần trên toàn quốc, theo nhà nghiên cứu Wang Liping của Trung Quốc Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thuộc NHC cho biết tại cuộc họp báo.
Trong cuộc họp báo trước đó vào ngày 9.1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thông báo virus gây viêm phổi trên người (human metapneumovirus – HMPV) vẫn tiếp tục tăng.
Sự gia tăng về các trường hợp nhiễm HMPV ở Trung Quốc gần đây đã bị lan truyền trên mạng xã hội như bằng chứng về một loại virus mới đang bùng phát ở nước này với một số bài được đăng trên mạng cho rằng tình trạng lây lan đã khiến Trung Quốc phải ban bố tình trạng khẩn cấp, theo Reuters.
Bốn nền kinh tế hàng đầu châu Á bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá
Ngày 13/1, Bộ Thương mại Malaysia cho biết đã áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng được nhập khẩu từ các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu châu Á.
Công nhân làm việc tại nhà máy thép Ansteel, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, ngày 19/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó danh sách 4 quốc gia bị phía Malaysia áp thuế chống bán phá giá gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bộ Thương mại Malaysia cho biết rằng nước này sẽ tiến hành áp thuế chống phá tạm thời đối với các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng có chiều rộng hơn 600mm. Mức thuế được áp giá dao động từ mức 2,52% đến 36,80% và quyết định sơ bộ này đã có hiệu lực từ ngày 11/1.
Cơ quan này cho biết thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ có hiệu lực trong tối đa 120 ngày và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào ngày 10/5. Các bên liên quan có thể nộp hồ sơ để phản hồi lại quyết định sơ bộ trên cho đến ngày 20/1.
Quyết định của Bộ Thương mại Malaysia được đưa ra sau cuộc điều tra tiến hành đối với các sản phẩm từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu vào tháng 8, sau đơn kiến nghị của một nhà sản xuất trong nước.
Bộ này cho biết bên đệ trình đơn đã cáo buộc hàng nhập khẩu được bán với giá thấp hơn nhiều so với giá tại 4 quốc gia trên và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành công nghiệp trong nước của Malaysia.
Cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc về phát triển AGI Trước sự cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc, Mỹ đang xem xét một sáng kiến lớn nhằm phát triển trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI). Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc đua về lĩnh vực công nghệ mới (Ảnh: LeBigData). Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển như vũ bão, Mỹ có thể sẽ xây dựng lại các...