Trung Quốc khẩn trương đối phó biến thể Delta tại thành phố Dương Châu
Thành phố Dương Châu, Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát sự lây lan của Covid-19 sau khi ghi nhận các trường hợp nhiễm mới gần đây.
Nhân viên y tế Trung Quốc lấy mẫu xét nghiệm (Ảnh: Xinhua).
Trung Quốc ngày 8/8 ghi nhận 94 ca mắc Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó có 38 trường hợp ở tỉnh Giang Tô, tất cả đều nằm ở thành phố Dương Châu.
Tính đến cùng ngày, Dương Châu ghi nhận tổng cộng 346 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, trở thành ổ dịch mới tại Trung Quốc sau thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, cách đó khoảng 100 km.
Các nhà chức trách Dương Châu đã yêu cầu người dân sống tại các khu dân cư được quản lý khép kín không rời khỏi nhà.
Video đang HOT
“Kiểm soát dịch bệnh hiện là ưu tiên hàng đầu và Dương Châu hiện phải đối mặt với tình hình phức tạp khi thành phố đang trong thời kỳ bùng phát dịch”, Thị trưởng Giang Tô Wu Zhenglong cho biết.
Theo Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Giang Tô Zhou Minghao, tỷ lệ người cao tuổi mắc Covid-19 rất cao, gây thách thức cho việc điều trị y tế. Tuy nhiên, Giang Tô đang cố gắng hết sức để cứu chữa cho các bệnh nhân.
Dịch bệnh ở Dương Châu bùng phát do nhiều người tập trung tại các điểm chơi mạt chược – nơi giải trí dành cho người già.
Trước đó, một ổ dịch đã bùng phát tại sân bay quốc tế của Nam Kinh hồi tháng 7 trước khi lan ra 31 tỉnh thành trên khắp Trung Quốc. Biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao được cho là nguyên nhân khiến dịch bùng phát trở lại ở Trung Quốc.
Sau khi thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt bao gồm các đợt xét nghiệm hàng loạt, Nam Kinh đã ghi nhận số ca nhiễm có chiều hướng giảm. Thành phố này chỉ ghi nhận thêm 3 ca nhiễm mới trong 3 ngày qua và tổng cộng có 231 ca nhiễm tính đến ngày 8/8.
“Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc chiến đấu với biến chủng Delta. Chúng tôi đã ngăn chặn thành công dịch bệnh ở Quảng Châu, và dịch bệnh ở Nam Kinh đang dần được kiểm soát”, Zhang Wenhong, người đứng đầu Trung tâm Bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Huashan ở Thượng Hải, cho biết.
Theo Mi Feng, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), nguy cơ lây lan dịch bệnh ngày càng tăng khi các đợt bùng phát lẻ tẻ diễn ra ở nhiều nơi trong thời gian cao điểm du lịch mùa hè, do vậy phải thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch càng nhanh càng tốt.
Thủ đô của Trung Quốc là điểm đến du lịch hàng đầu trong kỳ nghỉ hè, do vậy đây cũng là khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao từ những người ở nơi khác đến. Chính quyền Bắc Kinh đã cấm du khách từ các khu vực có ghi nhận ca mắc Covid-19 gần đây và đình chỉ các dịch vụ hàng không, tàu và xe buýt đường dài liên quan đến các “điểm nóng” Covid-19 này.
Trung Quốc đang đối phó với đợt bùng phát dịch lớn nhất kể từ sau đợt dịch ở Vũ Hán vào năm ngoái. Hơn 30 quan chức đã bị xử phạt vì không ngăn chặn được đợt bùng phát dịch khiến gần 900 người nhiễm bệnh trên khắp đất nước trong vòng chưa đầy một tháng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, tính đến ngày 6/8, gần 1,76 tỷ liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm trên cả nước. Tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài để đạt được miễn dịch cộng đồng đối với 1,4 tỷ dân của Trung Quốc.
Trung Quốc dọa đáp trả vụ Mỹ bán lô vũ khí 750 triệu USD cho Đài Loan
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, nước này sẽ cung cấp 2 tỷ liều vắc xin cho các nước khác trong năm 2021.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Theo Reuters, trong một thông điệp bằng văn bản gửi đến một diễn đàn hợp tác quốc tế về vắc xin Covid-19 ngày 5/8, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc cam kết sẽ cung cấp cho thế 2 tỷ liều vắc xin Covid-19 trong năm nay và tài trợ 100 triệu USD cho sáng kiến chia sẻ vắc xin COVAX của Liên Hợp Quốc nhằm đối phó biến chủng Delta.
Trước đó, tại hội nghị y tế toàn cầu hồi tháng 5, ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc đã cung cấp 300 triệu liều vắc xin cho hơn 80 quốc gia, và dành 2 tỷ SSD hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó đại dịch, phục hồi kinh tế. Bắc Kinh cũng cam kết dành 3 tỷ USD trong vòng 3 năm tới để hỗ trợ các nước đang phát triển.
Tao Lina, một chuyên gia về vắc xin tại Thượng Hải, cho biết Trung Quốc có thể sản xuất 5 tỷ liều mỗi năm và chỉ cần một nửa trong số đó để tiêm chủng cho khoảng 1,4 tỷ dân. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể cung cấp một lượng lớn vắc xin cho thế giới.
Cam kết trên được đưa ra trong bối cảnh các nước trên thế giới tìm kiếm nguồn cung và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng nhằm đối phó sự lây lan của biến chủng Delta. Sự chênh lệch tỷ lệ tiêm chủng ở các nước thu nhập cao và thu nhập thấp ngày càng lớn là một trong những quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo WHO, trong tháng 5, tại các nước thu nhập cao, cứ 100 người thì có khoảng 50 liều vắc xin. Tỷ lệ này đến nay đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, tại các nước thu nhập thấp, trung bình 100 người chỉ có 1,5 liều vắc xin do thiếu nguồn cung.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 4/8 kêu gọi các nước thu nhập cao tạm hoãn kế hoạch tiêm chủng liều thứ ba tăng cường để thế giới có cơ hội đạt mục tiêu tất cả các nước tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số vào cuối tháng 9.
"Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ trong việc bảo vệ người dân của họ khỏi biến chủng Delta. Tuy nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc các quốc gia đã sử dụng phần lớn nguồn cung vắc xin toàn cầu lại tiếp tục sử dụng nhiều hơn, trong khi nhiều người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới chưa được bảo vệ. Chúng ta cần một sự đảo ngược ngay lập tức về việc phân phối vắc xin. Thay vì tập trung vào các nước thu nhập cao, hiện giờ vắc xin phải được ưu tiên cho các nước thu nhập thấp", ông Tedros nói.
Mặc dù vậy, một số nước vẫn rục rịch kế hoạch tiêm vắc xin liều bổ sung với hy vọng tăng cường mức độ bảo vệ cho người tiêm trước biến chủng Delta dễ lây lan. Israel đã trở thành quốc gia đầu tiên triển khai tiêm vắc xin mũi 3 cho người trên 60 tuổi. Pháp cũng có kế hoạch triển khai chiến lược này từ tháng 9 tới. Bộ Y tế Đức cũng dự định triển khai tiêm mũi 3 để tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch, người cao tuổi và những người ở viện dưỡng lão từ tháng sau.
Covid-19 lan tới 17 tỉnh, Trung Quốc chạy đua khống chế dịch Các quan chức Trung Quốc được yêu cầu đặt ưu tiên hàng đầu cho việc ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Delta đang bùng phát mạnh tại nước này. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại Nam Kinh, Trung Quốc (Ảnh: Reuters). Phát biểu tại cuộc họp về phòng chống và kiểm soát đại dịch Covid-19 ở Bắc Kinh...