Trung Quốc khai trương căn cứ thứ tư tại Nam Cực
Hôm qua 10/2 , Trung Quốc chính thức khai trương cơ sở nghiên cứu khoa học thứ tư tại Nam Cực, nhằm khẳng định vị trí của nước này ở “lục địa trắng”.
Thái Sơn có hình giống chiếc đèn lồng Trung Quốc.
Theo thông báo của Cục Quản lý Đại dương quốc gia Trung Quốc, trạm nghiên cứu mang tên Taishan (Thái Sơn) nằm ở độ cao 2600 mét so với mực nước biển, ở giữa các trạm “Côn Lôn” và “Trung Sơn”. Ngoài 3 trạm này, tại Nam Cực Trung Quốc còn có trạm Trường Thành.
Việc xây dựng trạm được bắt đầu từ ngày 28/12 năm ngoái và hoàn tất trong vòng 53 ngày, dưới nỗ lực của nhóm xây dựng gồm 28 người.
Tòa nhà chính của trạm có kiến trúc giống hình dạng một chiếc “đèn lồng Trung Quốc”.
Phương tiện truyền thông Trung Quốc cuối năm ngoái cho hay rằng trạm nghiên cứu mới sẽ hoạt động trong giai đoạn mùa hè Nam Cực – từ tháng 12 đến tháng 3. Các nhân viên của trạm sẽ tiến hành các nghiên cứu về địa chất, khí quyển, sông băng và từ tính trái đất.
Video đang HOT
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở khu vực trạm Thái Sơn là âm 36,6 độ C.
Trung Quốc hiện đang thúc đẩy mạnh hoạt động tại Nam Cực, nơi khoảng 30 quốc gia có trạm nghiên cứu. Hồi đầu tháng 1/2014, một tàu phá băng của Trung Quốc, trong chuyến khảo sát dài ngày chuẩn bị xây dựng căn cứ nghiên cứu thứ tư, đã tham gia vào cuộc giải cứu một tàu Nga bị mắc kẹt.
Là quốc gia tiêu thụ năng lượng đứng đầu thế giới, Bắc Kinh muốn nhanh chóng khẳng định vị trí tại một khu vực được coi là rất nhiều tiềm năng dầu khí.
Tuy nhiên, theo Hiệp ước về Nam Cực mà Trung Quốc đã tham gia ký kết, các hoạt động khai thác khoáng sản và quân sự bị cấm tới năm 2048 và Nam Cực là khu bảo tồn tự nhiên chỉ dành cho nghiên cứu khoa học và hoạt động hòa bình.
Song nhiều người vẫn lo ngại hoạt động dưới danh nghĩa nghiên cứu khoa học có thể phục vụ cho mục đích thăm dò khoáng sản và sau năm 2048, “lục địa trắng” có thể bị khai thác tài nguyên bừa bãi.
Theo Dantri
Trung Quốc mở cửa trạm nghiên cứu thứ 4 tại Nam Cực
Trạm nghiên cứu thứ 4 của Trung Quốc tại Nam Cực mang tên Thái Sơn (Taishan) đã chính thức mở cửa, một động thái cho thấy tham vọng khám phá Trái đất của quốc gia này.
Ảnh minh họa
Trạm nghiên cứu này được đặt theo tên núi Thái Sơn, một trong 5 ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc, AFP dẫn thông cáo Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc ngày 10.2.
Nhiệt độ trung bình hằng năm tại trạm nghiên cứu Thái Sơn là -36,6 độ C và việc xây dựng trạm nghiên cứu này bắt đầu từ ngày 28.12.2013.
Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ban hành một văn bản gửi lời chúc mừng việc thành lập trạm nghiên cứu này, cho rằng nghiên cứu khoa học tại Nam Cực là quan trọng đối với việc khám phá thiên nhiên và phát triển nhân loại.
Trước đó, ngày 19.12.2013, tờ China Daily đưa tin Trung Quốc đang triển khai kế hoạch xây dựng thêm hai trạm nghiên cứu thứ 4 và thứ 5 ở Nam Cực.
Trạm nghiên cứu Thái Sơn sẽ được sử dụng để nghiên cứu "địa chất, sông băng, từ tính trái đất và khoa học khí quyển ở Nam Cực", theo China Daily.
Một tàu phá băng Trung Quốc với thủy thủ đoàn 256 người, bao gồm các công nhân xây dựng, đã đến Nam Cực hồi tháng 12.2013. Cũng trong chuyến đi này, nhóm chuyên gia Trung Quốc sẽ tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng trạm nghiên cứu thứ 5 ở Nam Cực.
Các nhà hoạt động môi trường thế giới vẫn thường phản đối các quốc gia lập trạm nghiên cứu tại Nam Cực vì lo ngại chúng sẽ đe dọa đời sống của 16.000 sinh vật tại đây, bao gồm chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi.
Trung Quốc gửi đội thám hiểm đầu tiên đến Nam Cực vào năm 1984 và thiết lập trạm nghiên cứu đầu tiên một năm sau đó.
Theo AFP, khoảng 30 quốc gia có trạm nghiên cứu ở Nam Cực, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Úc, Anh, Pháp và Argentina.
Argentina, một trong những quốc gia gần Nam Cực nhất, có 13 trạm nghiên cứu ở Nam Cực, trong khi Mỹ có 5 trạm và Nga có 12 trạm, theo AFP.
Theo TNO
Toàn bộ hành khách trên tàu Nga kẹt ở Nam Cực đã về đến đất liền Toàn bộ hành khách trên tàu Akademik Shokalskiy (Nga), bị kẹt ở Nam Cực từ ngày 24.12 đã về đến Úc an toàn, theo AFP ngày 22.1. Chi phí giải cứu tàu Akademik Shokalskiy của Nga bị mắc kẹt ở Nam Cực vào cuối tháng 12.2013 ước tính khoảng 1,2 - 1,5 triệu euro - Ảnh: AFP Tổng cộng 52 hành khách gồm...