Trung Quốc kết án 9 người tại Tân Cương vì tội khủng bố
Chính quyền Trung Quốc ngày 25/6 đã kết án 9 người tại Tân Cương với mức án cao nhất là 14 năm tù, vì những tội danh liên quan đến khủng bố, trong bước đi mới nhất của chiến dịch trấn áp các phần tử cực đoan tại đây.
Một phiên xét xử nghi phạm khủng bố tại Tân Cương
Các tội danh bao gồm chỉ đạo và tham gia và các tổ chức khủng bố và kích động chủ nghĩa ly khai, tiểu blog của chính quyền thành phố Qapqal khẳng định.
Bắc Kinh mới đây đã tuyên bố triển khai chiến dịch trấn áp khủng bố kéo dài 1 năm, và tuần trước họ đã tuyên án tử hình 13 người sau một loạt các vụ tấn công khủng bố gây chấn động, được cho là do các phần tử tại Tân Cương tiến hành.
Giới chức Qapqal cũng công bố việc bắt giam gần 40 nghi phạm khủng bố. Những người này phải đối diện với các cáo buộc truyền bá tư tưởng thánh chiến, kích động sự chống phá quyền lực nhà nước, kích động chủ nghĩa ly khai, và vượt biên để tham gia các tổ chức khủng bố.
Các chi tiết về 9 người bị tuyên án không được tiết lộ, ngoại trừ việc họ phải chịu thời hạn phạt tù từ 3 tới 14 năm. Dù vậy, tên của một số người cho thấy họ dường như là người Duy Ngô Nhĩ thiểu số, vốn đa phần theo đạo Hồi và là nhóm sắc tộc đông đảo nhất tại Tân Cương.
Video đang HOT
Đại diện đảng bộ địa phương, ông Li Wei đã kêu gọi 3000 người tham gia phiên xét xử công khai để giúp cơ quan chức năng lật tẩy các nghi phạm khủng bố, và tham gia vào “cuộc chiến tranh nhân dân” chống lại chủ nghĩa khủng bố, tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luật của đảng Cộng Sản Trung Quốc khẳng định.
Một bức ảnh được giới chức Qapqal đăng tải cho thấy, nhiều người tụ tập tại một sân vận động lớn, với nhiều binh sỹ mặc quân phục mang theo khiên đứng trước một hàng các quan chức ngồi trên khán đài.
Thời gian qua, Tân Cương đã diễn ra những cuộc tấn công bạo lực rải rác. Trong ngày thứ Bảy, cảnh sát tại thành phố Hotan đã bắn chết 13 người sau khi những người này lái xe vào một trụ sở cảnh sát và kích hoạt khối chất nổ trên xe, giới chức địa phương khẳng định.
Trong khi đó, các nhóm hoạt động nhân quyền cáo buộc Bắc Kinh đã đàn áp về văn hóa và tôn giáo, tạo ra sự bất đồng tại Tân Cương. Đáp lại, chính phủ Trung Quốc khẳng định đã đầu tư lớn để phát triển kinh tế tại khu vực này.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Trung Quốc: đồn cảnh sát Tân Cương bị tấn công, 13 người chết
13 kẻ tấn công đã bị tiêu diện trong một vụ tấn công nhằm vào đồn cảnh sát tại tỉnh Tân Cương sáng nay (21/6), giới chức Trung Quốc xác nhận.
Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc vẫn rất bất ổn
Theo đó, những kẻ tấn công đã lái một chiếc ô tô vào đồn cảnh sát và kích nổ khối chất nổ trên xe, trang web của chính quyền địa phương cho biết.
3 cảnh sát bị thương nhẹ nhưng không có dân thường nào bị thương.
Giới chức Trung Quốc lâu nay vẫn quy trách nhiệm cho những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương về một loạt các vụ tấn công xảy ra gần đây tại tỉnh này.
"Sáng 21/6, một nhóm những kẻ côn đồ đã lái một chiếc ô tô vào trụ sở cảnh sát tại huyện Yecheng, tỉnh Kashgar và kích nổ khối chất nổ", thông báo của chính quyền địa phương viết. "Cảnh sát đã bắn chết 13 kẻ tấn công".
Những thông tin trên hiện chưa thể được xác thực, bởi các phóng viên khó tiếp cận Tân Cương, trong khi luồng thông tin ra ngoài bị kiểm soát chặt chẽ.
Những tháng gần đây, an ninh tại khu tự trị này đã được thắt chặt.
Hôm thứ Hai vừa qua, Trung Quốc đã xử tử 13 người tại một tỉnh phía Tây Tân Cương vì tội "tấn công khủng bố".
3 nam giới, được cho là người Duy Ngô Nhĩ, cũng bị kết án trong vụ lao xe gây chết người tại Bắc Kinh hồi năm ngoái.
Hồi tháng 10, 5 người đã thiệt mạng khi một chiếc xe lao vào đám đông trên quảng trường Thiên An Môn. Hàng chục người khác bị thương.
Các vụ tấn công bị quy trách nhiệm cho người ly khai Duy Ngô Nhĩ có đủ dạng thức tiến hành, từ tấn công bằng dao trên ga tàu điện tại thủ phủ Urumqi của Tân Cương, tới các vụ đánh bom xe.
Các lãnh đạo của người Duy Ngô Nhĩ thì phủ nhận việc họ đang bắt tay thực hiện một chiến dịch khủng bố.
Theo Dantri
Lòng yêu nước qua những lá cờ trên đảo Lý Sơn Lý Sơn - hòn đảo tiền tiêu kiên trung của tổ quốc, nơi đầu sóng ngọn gió, nơi mỗi người dân trên đảo là một chiến sỹ và mỗi ngư dân là cột chủ quyền sống trên biển, nơi lòng yêu nước thể hiện đậm nét qua những lá cờ... Nếu ở đất liền, người ta treo cờ nơi công sở và nhà...