Trung Quốc hy vọng thử nghiệm vaccine Covid-19 ở nước ngoài
Các nhà khoa học quân sự mong muốn mở rộng quy mô thử nghiệm vaccine để kiểm tra độ hiệu quả trong việc phòng ngừa Covid-19.
Kết quả giai đoạn đầu của thử nghiệm lâm sàng sẽ được công bố cuối tháng này. Chen Ling, chuyên gia virus tại Phòng thí nghiệm Hô hấp Trọng điểm, cho biết giai đoạn hai và ba sẽ cần hàng nghìn tình nguyện viên. Việc thực hiện ở các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh sẽ đem lại kết quả nhanh chóng và chính xác hơn.
“Chúng tôi đã kiểm soát virus quá nhanh, giờ không có đủ trường hợp dương tính cho các bước thử nghiệm vaccine tiếp theo. Ví dụ, nếu tiến hành trên 10.000 người và chỉ có 100 người sản sinh miễn dịch, tỷ lệ 0,01% là không đủ để kết luận vaccine có hiệu quả “, ông Chen nói.
Một nhà nghiên cứu vaccine tại Thượng Hải ngày 29/1. Ảnh: Tân Hoa Xã
Video đang HOT
Trong khi đó Chen Wei, chuyên gia dịch tễ và virus hàng đầu tại Viện Hàn lâm Khoa học Quân y, nhận định nếu kết quả sơ bộ chứng minh vaccine an toàn và có tác dụng như kỳ vọng, Trung Quốc sẽ tìm cách thử nghiệm nó ở nước ngoài trong trường hợp bệnh dịch tiếp tục lây lan.
Bà cũng cho biết nhiều quốc gia đã bày tỏ ý định hợp tác với nhóm nghiên cứu nhằm thử nghiệm vaccine tái tổ hợp, sử dụng loại virus hoặc vi khuẩn vô hại để đưa vật liệu di truyền của mầm bệnh vào cơ thể, kích hoạt hệ miễn dịch.
Tao Lina, chuyên gia về vaccine tại Thượng Hải, nhận định thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc hoặc Anh và Đức, nơi có trình độ khoa học tiên tiến, sẽ là tối ưu hơn cả. Có khả năng Mỹ chưa sẵn lòng hợp tác, song Bắc Kinh có thể làm việc với những nước cũng gặp khủng hoảng như Anh.
Bước đầu của thử nghiệm diễn ra tại Vũ Hán ngày 16/3 với 108 tình nguyện viên. Trước đó, Mỹ thông báo loại vaccine được phát triển bởi Viện dị Ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ bước cũng bước vào giai đoạn tương tự.
nCoV đến nay vẫn là chủng virus mới, chưa được biết đến trước đây, lây lan hơn 900.000 người và gây ra cái chết cho hơn 47.000 người. Quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Mỹ, Italy và Tây Ban Nha.
Thục Linh
Mỹ sử dụng huyết tương của người khỏi bệnh để điều trị coronavirus
Một bệnh viện ở Houston đã trở thành bệnh viện đầu tiên ở Mỹ truyền huyết tương của bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục cho một bệnh nhân đang nguy kịch.
Đây là một liệu pháp thử nghiệm có thể được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến chống lại coronavirus chủng mới.
Tạp chí Houston Chronicle cho biết Bệnh viện Houston Methodist đã truyền huyết tương của một người hiến đã có sức khỏe tốt trong hơn hai tuần qua. Phương pháp này được gọi là liệu pháp huyết thanh có từ hơn 100 năm trước và được sử dụng lần đầu tiên trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 và sau đó là những đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm khác trong thế kỷ XX.
"Tại Houston Methodist chúng tôi có khả năng, chuyên môn và cơ sở bệnh nhân từ hệ thống chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi cảm thấy bắt buộc phải thử liệu pháp này. Có rất nhiều điều cần tìm hiểu về căn bệnh này trong khi nó đang xảy ra. Nếu có thể giúp cứu sống bệnh nhân nguy kịch, thì việc áp dụng toàn bộ tài nguyên của ngân hàng máu, các chuyên gia và trung tâm y tế học thuật của chúng tôi là vô cùng đáng giá và quan trọng", Marc Boom, chủ tịch kiêm CEO của Houston Methodist cho biết.
Bệnh viện này đã bắt đầu thông báo cần những người hiến tặng từ khoảng 250 bệnh nhân đã thử nghiệm dương tính với Covid-19 khỏi bệnh.
"Liệu pháp huyết thanh có thể là một phương pháp điều trị quan trọng. Chúng tôi không có quá nhiều thời gian với nhiều lựa chọn", bác sĩ Eric Salazar, điều tra viên chính tại Viện nghiên cứu của Methodist, chia sẻ.
Một bệnh nhân thứ hai hiện cũng đã mới được truyền máu. Trong khi vẫn còn quá sớm để biết liệu việc truyền máu có mang lại lợi ích cho bệnh nhân hay không nhưng nó vẫn là hi vọng của các bác sĩ, chuyên gia tại Houston Methodist.
Hiến huyết tương tương tự như hiến máu, trong đó người hiến được nối với một thiết bị chiết xuất huyết tương và trả lại các tế bào hồng cầu vào cơ thể của họ. Quá trình này thường mất khoảng một giờ và có thể được thực hiện thường xuyên hơn so với hiến máu thông thường.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã sử dụng huyết tương của người khỏi bệnh để điều trị coronavirus và đạt được những kết quả khả quan.
Trang Phạm
Indonesia cấm nhập cảnh đối với toàn bộ người nước ngoài Ngày 31/3, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi thông báo chính phủ nước này quyết định cấm nhập cảnh và quá cảnh đối với toàn bộ hành khách nước ngoài để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Kiểm tra thân nhiệt của khách tới thăm nhằm ngăn chặn lây lan dịch COVID-19 tại bệnh viện Siloam ở Jakarta, Indonesia, ngày 7/3/2020. Ảnh:...