Trung Quốc huy động 4 máy bay chiến đấu
Theo thông tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam, ngày 28-5, Việt Nam vẫn duy trì lực lượng và duy trì hoạt động đấu tranh với cường độ cao, cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 10-12 hải lý, tàu cá duy trì hoạt động cách giàn khoan khoảng 25- 30 hải lý. Lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam đã tiếp cận giàn khoan tại vị trí mới, song khi thực hiện công tác tuyên truyền đã bị các tàu của Trung Quốc ngăn cản, đâm húc gây hư hỏng.
Các tàu Trung Quốc vẫn hung hăng dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam
Theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 120 tàu và còn huy động 4 máy bay chiến đấu bay ở độ cao 1.000 – 1.100m quanh khu vực giàn khoan.
Về diễn biến tại hiện trường, Cục Kiểm ngư cho biết, ngày 27-5, Trung Quốc đã sử dụng 2 tàu để di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí có tọa độ 15 độ 33 phút 22 giây- 111 độ 34 phút 36 giây thả neo, hiện tại không thấy sự di chuyển của giàn khoan.
Tàu Hải cảnh, Ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc tập trung bảo vệ ở phạm vi cách giàn khoan 5- 6 hải lý, đồng thời tổ chức thành nhiều nhóm áp sát các tàu thực thi pháp luật Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan nhằm vây ép, đâm va đẩy phạm vi hoạt động của tàu Việt Nam từ 5- 6 hải lý ra ngoài 10 hải lý. Tàu quân sự của Trung Quốc chia thành 2 nhóm, một nhóm bảo vệ quanh khu vực giàn khoan 8-10 hải lý, nhóm còn lại bảo vệ vòng ngoài nhằm cản trở các tàu của Việt Nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ban đêm, các tàu quân sự của Trung Quốc tắt đèn, thả trôi gây nguy hiểm cho các tàu của Việt Nam. Bên cạnh đó, các tàu vỏ sắt của Trung Quốc tổ chức thành nhóm để cản trở, vây ép và đe dọa đẩy tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động ở phạm vi cách giàn khoan 25-30 hải lý.
Cũng theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, hiện Trung Quốc vẫn bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Trên mỗi hướng, Trung Quốc duy trì từ 6 đến 8 tàu để ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Các tàu này luôn cơ động tiếp cận và sẵn sàng phun nước cũng như đâm va vào các tàu của Việt Nam.
Video đang HOT
Trước những hành động của Trung Quốc, các tàu thực thi pháp luật Việt Nam tiếp tục kiên trì tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách gần nhất có thể, đồng thời yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Cũng trong ngày 28-5, lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam phát hiện trên súng phun nước của tàu Hải cảnh 31101 Trung Quốc có lắp thêm đường ống và vòi.
Theo ANTD
Trung Quốc dùng quả đấm thép bọc nhung
Cách tiếp cận ngoại giao hiện nay của TQ thường phức tạp hơn nhiều so với những gì giới lãnh đạo Bắc Kinh thể hiện, đó là chính sách "quả đấm thép bọc nhung". Một ví dụ là tính toán của Bắc Kinh với Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Việc TQ triển khai giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của VN một lần nữa làm căng thẳng Biển Đông leo thang nguy hiểm. Động thái này được nhiều nhà bình luận coi là minh chứng mới nhất cho cách tiếp cận ngày một gây hấn của Bắc Kinh với các lợi ích trong khu vực. Từ cuối những năm 1990 và hầu hết những năm 2000, TQ thực hiện "cuộc tấn công quyến rũ" khi tìm cách phát triển tốt các mối quan hệ với láng giềng.
Với trưởng đoàn TQ, ông Abe sẽ đối mặt với một đối thủ đáng gờm.
Tuy nhiên, từ khoảng năm 2009, Bắc Kinh đã đặt dấu chấm hết cho giai đoạn này, cứng rắn hơn với các tranh chấp khu vực, tăng tốc yêu sách chủ quyền và áp đặt lập trường cứng rắn với trật tự khu vực hiện tồn. Việc triển khai giàn khoan dầu là diễn biến mới nhất trong hàng loạt vụ việc TQ gây ra ở châu Á. Nó cho thấy một Bắc Kinh ngày càng muốn phô diễn sức mạnh và đảo lộn các thỏa thuận khu vực hiện có.
Cách tiếp cận của TQ với khu vực cũng phức tạp hơn. Nhà quan sát TQ tại Đại học Harvard, Alastair Iain Johnston lập luận rằng, chính sách ngoại giao TQ trong suốt những năm 2000 không hoàn toàn là mềm mỏng cũng như sự quả quyết của Bắc Kinh hiện tại không đặc biệt mới mẻ.
Cách tiếp cận ngoại giao hiện nay của TQ thường phức tạp hơn nhiều so với những gì giới lãnh đạo Bắc Kinh thể hiện, đó là chính sách "quả đấm thép bọc nhung". Một ví dụ điển hình là tính toán của Bắc Kinh với Đối thoại Shangri-La (SLD) lần này ở Singapore.
SLD là một diễn đàn an ninh liên chính phủ tổ chức hàng năm bởi một tổ chức cố vấn độc lập - Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS). Nó là cơ hội để các bộ trưởng quốc phòng châu Á, quan chức, nhà ngoại giao, hoạch định chính sách trao đổi về tất cả các vấn đề an ninh.
Năm nay, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe là diễn giả chính trong đêm khai mạc. Tại thời điểm căng thẳng tăng cao giữa TQ và Nhật Bản, phát biểu của ông Abe rất đáng chú ý. Ông thường xuyên chỉ trích các hành động của TQ ở Hoa Đông và Biển Đông. Ông nỗ lực tăng cường các khả năng quân sự của Nhật trước một TQ gây hấn, tìm cách nới lỏng các hạn chế với sức mạnh quân sự Nhật nhằm mục tiêu đối phó với TQ.
Toan tính trật tự mới
Đã có một số suy đoán rằng, Bắc Kinh có thể tẩy chay SLD năm nay để phản đối sự xuất hiện của Thủ tướng Nhật như đã làm hồi đầu những năm 2000 để phản đối sự tham dự của đoàn Đài Loan.
Tuy nhiên, thay vào đó, Bắc Kinh thông báo sẽ cử đoàn đại biểu lớn dẫn đầu là bà Phó Oánh. Hiện là chủ tịch Ủy ban các vấn đề đối ngoại của quốc hội TQ, bà Phó điển hình cho chính sách tiếp cận mềm dẻo trong ngoại của TQ những năm 2000.
Cho dù vậy, vẫn có một quả đấm thép giấu trong chiếc găng tay nhung của bà. Tại lúc đỉnh điểm cuộc bế tắc năm 2012 giữa các tàu Philippines và TQ ở bãi cạn Scarborough, con người thông thường khá mềm dẻo ấy đã nhắc nhở Manila rằng "không nên đánh giá sai tình hình" và không "làm leo thang căng thẳng mà không cân nhắc tới hậu quả".
Đầu năm nay, bà cũng công khai chỉ trích quá khứ quân phiệt của Nhật. Nghĩa là, với trưởng đoàn TQ, ông Abe sẽ đối mặt với một đối thủ đáng gờm.
Liệu cách tiếp cận của Bắc Kinh với SLD sắp tới sẽ thể hiện rõ quỹ đạo hiện tại của chính sách đối ngoại TQ? Nó cho thấy một TQ đang tham gia vào cấu trúc trật tự khu vực hiện tồn, nhưng không sẵn sàng đi theo trật tự ấy.
Mặc dù do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức và thông thường khá độc lập, thì Bắc Kinh vẫn xem SLD là nơi thể hiện nguyên trạng hiện có và qua đó củng cố ưu thế khu vực của Mỹ.
Trong một động thái thay đổi từ việc miễn cưỡng cử phái đoàn cấp thấp tham dự sang việc điều động một đội ngũ hùng hậu với bà Phó Oánh làm trưởng đoàn, TQ đang thực hiện tham vọng của mình là tìm kiếm không gian để tự do hoạt động từ những "nguyên trạng" hạn chế.
Cách tiếp cận của TQ với Đối thoại năm nay truyền tải một thông điệp tinh vi nhưng đơn giản. Họ muốn một trật tự khu vực khác với trật tự hiện tồn. Và họ đang ngày càng sẵn sàng cũng như có khả năng tìm kiếm lợi ích, không gian cho mình theo cách riêng biệt.
Theo Vietnamnet
Trung Quốc hành xử "không thể tin được" Diễn đàn toàn cầu Boston ở Mỹ kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) điều tàu hải quân đến biển Đông để đóng vai trò quan sát viên. Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 27-5 bày tỏ lo ngại trước việc tàu Trung Quốc ngang ngược đâm chìm tàu cá Việt Nam và chỉ trích Bắc Kinh đang là bên khiêu khích...