Trung Quốc hé lộ đánh giá về sức mạnh không tưởng của tên lửa Nga S-500
S-500 được cho là “vượt qua rất xa so với bất kỳ hệ thống phòng thủ nào đang hoạt động trên thế giới”.
Đầu năm nay, Nga đã bắt đầu sản xuất thử hệ thống phòng thủ di động thế hệ tiếp theo, đồng thời lên kế hoạch sản xuất hàng loạt từ cuối năm sau. Theo trang tin Trung Quốc Sina, tính hiệu quả vận hành của hệ thống tên lửa phòng thủ S-500 “vượt qua rất xa so với bất kỳ hệ thống phòng thủ nào đang hoạt động trên thế giới”.
Hệ thống phòng thủ S-500 của Nga nhận được đánh giá cao cho dù chưa đi vào sản xuất hàng loạt (ảnh: getty)
Trong một bài phân tích có nhắc tới những thông số chưa được kiểm chứng bao gồm tầm bay tối đa 500km cũng như khả năng theo dõi và nhắm trúng mục tiêu lên tới 10 tên lửa đạn đạo đang di chuyển với vận tốc đạt Mach 20, trang Sina chỉ ra, hệ thống S-500 “phòng thủ chống lại mọi loại máy bay, kể cảm phi cơ không người lái và tên lửa hành trình bay tầm thấp”.
Video đang HOT
“So sánh với S-400, hệ thống S-500 được trang bị radar mới siêu mạnh và khoảng cách giữa hệ thống với mục tiêu đối thủ có thể tăng lên từ 150 – 200km”, Sina phân tích. Ngoài ra, trang này cũng dự đoán, “S-500 sẽ sử dụng một hệ thống phóng tên lửa mới, hỗ trợ thêm hai ống so với bệ phóng bốn ống thông thường, từ đó trở thành hệ thống phóng sáu ống”.
Tăng sức ép trước nguy cơ Nga, Mỹ “ngó lơ” nghịch lí ngân sách quốc phòng Na Uy
Theo Sina, những nỗ lực ngăn cản đồng minh mua S-400 của Mỹ, tình cờ lại giúp hệ thống này trở nên… bán chạy hơn. Với hệ thống phóng bốn ống, S-400 có khả năng đánh chặn lên tới 6 mục tiêu cùng tốc độ di chuyển nhanh gấp 6 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn đạt hơn 400km.
Về phần S-500, hệ thống được kỳ vọng là có thể chống lại các cuộc tấn công từ không gian. Đầu năm nay, quá trình sản xuất đã đi vào hoạt động và S-500 giờ đây đang được quân đội Nga thử nghiệm.
Tuần trước, ông Sergei Chemezov, CEO của tập đoàn vũ khí Nga Rostec cho hay, một khi quá trình sản xuất hàng loạt S-500 bắt đầu, ưu tiên đầu tiên sẽ là trang bị cho quân đội Nga. Khả năng xuất khẩu S-500 tới các quốc gia khác cũng đã bị loại bỏ trong ít nhất “năm năm tới”. Trong lúc đó, S-400 vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý của nhiều nước.
Minh Đức
Theo toquoc
Sau phi vụ rồng lửa S-400 với Nga,Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ lấp lửng với Mỹ
Tổng thốngThổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói với các phóng viên rằng vấn đề mua vũ khí từ Mỹ vẫn còn mang tính thời sự.
Hệ thống phòng không Patriott của Mỹ.
"Nếu các điều kiện của chúng tôi được đáp ứng thì chúng tôi có thể xem xét khả năng mua hệ thống này", ông Erdogan nói. Tổng thống Erdogan không cho biết rõ mình đang để cập tới điều gì cụ thể.
Tổng thống nói thêm rằng chủ đề này vẫn nằm trong chương trình nghị sự ở Mỹ. Việc cung cấp hệ thống S -400 Năm 2017, Moscow và Ankara đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-400 với giá 2,5 tỷ USD. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tự trả một phần số tiền, một phần sẽ được Nga cho vay tín dụng.
Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia thứ ba sau Belarus và Trung Quốc được Moscow cung cấp hệ thống S-400. Sắp tới đây sẽ có thêm sự tham gia của Ấn Độ. Washington yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống Patriot thay vì các hệ thống phòng không S-400 của Nga. Sau khi Ankara mua hệ thống vũ khí từ Nga, Mỹ đe dọa sẽ trì hoãn hoặc hủy bỏ việc bán máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ theo CAATSA (Luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt). Tuy nhiên, Ankara đã từ chối nhượng bộ. Việc cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu vào tháng 7, giữa tháng 9 giai đoạn của quá trình này đã hoàn tất. Như ông Erdogan lưu ý, các hệ thống phòng không mới nhất sẽ hoạt động đầy đủ vào tháng 4/2020.
Theo danviet
Nga chế giễu 88 tổ hợp tên lửa phòng không Mỹ ở Ả Rập Saudi Bộ tư lệnh Mỹ ở Trung Đông nói cần đưa thêm tên lửa phòng không đến Ả Rập Saudi sau vụ tấn công nhà máy dầu nhưng phía Nga lại có quan điểm khác. Mỹ đã đưa hàng chục tổ hợp tên lửa Patriot đến Ả Rập Saudi. Theo Sputnik, 88 tổ hợp phòng không Patriot của Mỹ ở Ả Rập Saudi không...