Trung Quốc hạ uy không lực Mỹ bằng cách nào?
Khi Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa các máy bay chiến đấu thì vị trí vượt trội của Mỹ đang dần mất đi.
Business Insider dẫn phân tích của Ủy ban An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung 2014 cho biết, Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện có khoảng 2.200 máy bay đang vận hành, gần 600 trong số đó được cho là hiện đại.
Máy bay J-20 của Trung Quốc
Bản phân tích cho biết: “Hồi đầu những năm 1990, Bắc Kinh bắt đầu chương trình hiện đại hóa toàn diện, nhằm nâng cấp Không quân PLA thành một lực lượng hiện đại, đa chức năng có thể phóng chiếu chính xác sức mạnh trên không bên ngoài biên giới Trung Quốc, tiến hành phòng không và tên lửa, cung cấp thông tin cảnh báo sớm”.
Về mặt máy bay tàng hình, tài liệu này đề cập tới các chuyến bay gần đây của nguyên mẫu J-20, và nói rằng chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ năm này tối tân hơn mọi máy bay khác triển khai trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang thử nghiệm một phiên bản máy bay tàng hình nhỏ hơn gọi là FC-31.
Máy bay J-31 của Trung Quốc
Trung Quốc đã cho trình diễn máy bay Shenyang FC-31 tại Triển lãm hàng không Chu Hải. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, hiện chưa rõ máy bay này có thể đuổi kịp và cạnh tranh về mặt tiềm lực công nghệ với chiếc siêu cơ F-35 của Mỹ hay không.
Cũng theo báo cáo này, các ưu thế về công nghệ trong nền tảng vũ khí, không quân và hải quân đang suy giảm nhanh chóng. Để minh họa cho điểm này, tài liệu dẫn lời của một nhà phân tích so sánh giữa các máy bay Mỹ và Trung Quốc từ hai mươi năm trước và các phiên bản ngày nay.
Chẳng hạn vào thời điểm 1995, một chiếc F-15, F-16 hay F/A-18 có thể vượt xa chiếc J-6 của Trung Quốc. Nhưng nay, J-10 và J-11 của Trung Quốc thậm chí &’ngang ngửa’ về tiềm lực với bản F-15 nâng cấp của Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có Su-27 và Su-30 do Nga sản xuất và dự định mua Su-35 của Nga.
“Chiếc Su-35 là máy bay rất đa năng, có thực lực lớn và có thể mang lại sự cải thiện đáng kể về tầm bay và sức chứa nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu hiện thời của Trung Quốc. Do đó, máy bay có thể củng cố tiềm lực của Trung Quốc khi đảm nhận các nhiệm vụ ưu trội hơn tại eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông…” – trích báo cáo.
Trung Quốc muốn mua Su-35 của Nga
Su-35 còn giúp ích đáng kể cho Trung Quốc trong việc cải tiến hệ thống kỹ thuật hiện có.
Video đang HOT
Ngoài công nghệ tàng hình, máy bay chiến đấu công nghệ cao và điện tử hàng không, Trung Quốc còn nâng tiềm lực với các tên lửa không đối không trong suốt 15 năm qua.
“Sau 15 năm, Trung Quốc đã sở hữu một số lượng lớn tên lửa không đối không tầm gần và tầm trung tinh vi; các loại đạn dẫn đường có độ chính xác cao trong mọi điều kiện thời tiết, bom có vệ tinh dẫn đường, các tên lửa chống phóng xạ, và các bom có laser dẫn đường, các tên lửa hành trình không đối đất tân tiến, tầm xa và tên lửa hành trình chống hạm” – trích bản báo cáo.
Báo cáo này còn nhắc tới máy bay Y-20 – một chiếc máy bay tiếp tế chiến lược mới của Trung Quốc đang được thử nghiệm, với khả năng vận tải khối lượng hàng hóa nhiều gấp 3 lần so với chiếc C-130 của Mỹ.
Các nhà phân tích giải thích, dùng Y-20 làm tiếp liệu có thể giúp Trung Quốc hoạt động mạnh ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Bản báo cáo cũng trích dẫn truyền thông Nga cho biết, Nga đã thông qua việc bán hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc.
“S-400 có thể nâng tầm bắn của phòng không Trung Quốc gấp hai lần, từ 200 lên 400km – đủ để bao phủ cả quần đảo Senkaku, nhiều phần của biển Đông…” – trích bản báo cáo.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga
Nghị sĩ Randy Forbes nhận định: “Nếu bạn nhìn lại cách tiếp cận của Lầu Năm Góc cách đây 10 năm, họ đã bỏ sót những gì Trung Quốc làm. Trung Quốc đã tăng tiến về phương diện hình học.
Tôi nghĩ là chúng ta phải nhìn trên toàn cầu, để đảm bảo rằng chúng ta đang dựng nên các chiến lược có thể cần thiết, để phòng thủ đất nước trong một hoặc hai thập kỷ tới”.
Nghị sĩ Forbes nhấn mạnh thêm, trong khi làm việc theo hướng hòa bình và ổn định, cải thiện quan hệ với Trung Quốc rất quan trọng, Mỹ cũng cần phải hiện đại hóa và chuẩn bị cho lực lượng quân sự dựa trên tiềm lực của Trung Quốc, chứ không phải dựa trên ý đồ của họ.
“Bạn phải chuẩn bị dựa trên tiềm lực, bởi vì ý định có thể thay đổi chỉ trong một đêm với một sự việc nào đó” – Forbes nói.
Lê Thu
Theo Vietnamnet
Quan tham Trung Quốc hối lộ bằng Mercedes chở vàng thỏi?
Ngoài hối lộ bằng tiền, quan Trung Quốc còn có nhiều cách khác như hối lộ 1 xe chất đầy vàng, hối lộ tình dục hay dùng sắc đẹp để tiến thân.
Trung Quốc hồi tháng ba chính thức khởi tố Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, cựu phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Trung Quốc (PLA) với tội danh tham nhũng. Ông Cốc bị tình nghi lạm dụng quyền lực để "bán" hàng trăm chức tước trong quân đội.
Tạp chí Hong Kong Phoenix Weekly có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc cho biết tổng số tài sản bất chính ông Cốc thu được lên đến khoảng 30 tỷ nhân dân tệ (5 tỷ USD), trong đó có khoảng 600 triệu nhân dân tệ (97 triệu USD) là tiền hối lộ ông Cốc nhận được.
Cốc Tuấn Sơn, cựu phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Trung Quốc.
Ông Cốc là người đam mê vàng, đặc biệt là những bức tượng Phật bằng vàng. Tuy nhiên, ông thích được hối lộ vàng vụn hơn là vàng thỏi.
Khi đi đút lót, ông sẽ lấp đầy một chiếc xe Mercedes với hàng trăm thỏi vàng và chỉ cần trao chìa khóa xe cho người nhận, tạp chí cho biết.
"Ông Cốc có được chính xác những gì ông ấy muốn", một nguồn thạo tin nói với tạp chí.
Bên cạnh đó, để được thăng quan tiến chức, những quan chức cấp dưới không chỉ dùng tiền mà còn dùng gái dâng tặng cho cấp trên.
Trước đó báo giới Hồng Kông đưa tin, Tang Can, một ca sỹ kiêm diễn viễn người Trung Quốc được cho là "quà tặng" của cựu thứ trưởng Bộ công an Lý Đông Sinh cho cấp trên của mình là Chu Vĩnh Khang, nguyên Bộ trưởng bộ công an, nguyên ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau đó, ông Chu đã giới thiệu Tang cho một đồng minh thân cận của mình là Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh. Sau này, ông Bạc lại đem Tang giới thiệu cho Từ Tài Hậu.
Ông Chu (71 tuổi) còn được cho là đã quan hệ tình dục với xướng ngôn viên đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) Ye Yingchun trong xe hơi vào ngày 29/11/2013, theo China Times.
Tờ báo này cho rằng ông Chu bắt đầu có "bồ nhí" kể từ năm 1999, khi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên.
Các quan chức, thuộc cấp hoặc cấp dưới thường xuyên dâng tặng phụ nữ cho ông Chu như quà hối lộ, nhờ ông dùng quyền lực để nâng đỡ họ.
Bà Jia Xiaoye, cựu xướng ngôn viên CCTV (vợ thứ hai của ông Chu), cũng được cho là "một món quà" mà phó chủ tịch CCTV tặng cho ông Chu.
Tuy nhiên, bà Jia (43 tuổi) bác bỏ thông tin này, cho rằng bà quen biết ông Chu thông qua các cuộc phỏng vấn.
Không những thế những công ty ở các địa phương cũng dùng cách hối lộ tình dục để lấy được hợp đồng. Theo báo Tài Tân, bí thư Lôi Chính Phú, bí thư quận ở TP Trùng Khánh được Tiêu Diệp, giám đốc Hãng thời trang Hoa Luân Đạt Hong Kong, "cống nạp" những nữ nhân viên đẹp nhất của công ty này.
Đổi lại ông Lôi tạo điều kiện cho Hoa Luân Đạt Hong Kong kinh doanh thuận lợi ở Trùng Khánh. Cũng bằng thủ đoạn này, Tiêu Diệp đã câu được rất nhiều quan chức Trùng Khánh.
Chỉ trong vài năm, công ty của Tiêu Diệp trở thành một tập đoàn lớn, trị giá hàng trăm triệu USD. Khi vụ bê bối ở Trùng Khánh bị vỡ lở, 21 quan chức thành phố này bị truy tố vì nhận hối lộ tình dục từ các kiều nữ của Tiêu Diệp.
Triệu Hồng Hà - ngươi tình tre cua Lôi Chinh Phu
Theo Nhật Báo Nam Phương, nhiều nữ quan chức Trung Quốc cũng dùng sắc đẹp để tiến thân.
Cô Mao Đông Húc ở Bắc Kinh đã chấp nhận làm vợ bé của "đệ nhất tham quan Bắc Kinh" Diêm Vĩnh Hỉ, phó chủ tịch quận Môn Đầu Câu.
Chỉ trong vài năm, từ một công chức quèn Mao trở thành giám đốc hai công ty thuộc chính quyền quận Môn Đầu Câu.
Cũng không thể không nhắc đến bà Tưởng Diễm Bình, phó tổng giám đốc Tập đoàn xây dựng Kiến Công Hồ Nam.
Từ một quản lý kho trình độ trung học cơ sở, bà Tưởng liên tục được thăng chức khi hiến thân cho 40 quan chức lớn nhỏ.
Vụ án cựu bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân bị sa thải và khai trừ khỏi Đảng năm 2011 cũng rất đáng chú ý.
Điều tra cho thấy nữ doanh nhân Đinh Thư Miêu, 57 tuổi, kẻ được mệnh danh là "chị hai ngành đường sắt Trung Quốc", đã nhiều lần hối lộ bộ trưởng Lưu bằng tình dục để được nhận hàng chục gói thầu khủng của Bộ Đường sắt.
Nhờ đó bà Đinh, người tỉnh Sơn Tây, trở thành đại gia lũng đoạn ngành đường sắt Trung Quốc.
Báo chí Trung Quốc dẫn nguồn tin cơ quan điều tra khẳng định có lần bà Đinh "cống nạp" hàng loạt nữ diễn viên trẻ đẹp của loạt phim truyền hình Tân Hồng lâu mộng (2010) cho ông Lưu để được hưởng khoản phí 800 triệu NDT (130 triệu USD) của một dự án đường sắt cao tốc.
Theo NTD
Máy bay vận tải Y-30 có thể phổ biến ở các nước châu Á, Phi và Mỹ Latin Vassily Kashin, một nhà nghiên cứu lâu năm cho Trung tâm phân tích Chiến lược và công nghệ ở Moscow, nhận định rằng máy bay vận tải Y-30 của Trung Quốc, hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển, có thể trở thành lựa chọn phổ biến ở các nước châu Á, Phi hay Mỹ Latin. Nhà nghiên cứu Kashin cho rằng máy...