Trung Quốc hạ giá để cứu vớt dự án đường sắt bị Malaysia khai tử
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah ngày 19-2 cho biết nước này đang đạt tiến triển trong đàm phán với Trung Quốc để hồi sinh dự án đường sắt cao tốc mà Chính phủ Thủ tướng Mahathir Mohamad từng tuyên bố hủy bỏ.
Trong cuộc phỏng vấn với The South China Morning Post tại văn phòng ở Kuala Lumpur, ông Saifuddin cho hay Trung Quốc sẵn sàng giảm mức giá 20 tỉ USD cho dự án East Coast Rail Link và các cuộc thương thảo “đang ở chặng cuối”.
Một mô hình của dự án East Coast Rail Link đặt tại lễ động thổ ở Kuantan, Malaysia vào tháng 8-2017. Ảnh: Tân Hoa xã
Video đang HOT
Cũng theo lời vị bộ trưởng, các cuộc thương thảo nói trên do ông Daim Zainuddin – cố vấn của Thủ tướng Mahathir dẫn đầu, với mục đích đạt được dự án với quy mô nhỏ hơn và chi phí thấp hơn.
“Dự án không thể hủy bỏ cho tới khi và trừ khi chúng tôi không thể ngã ngũ được về các con số”- ông Saifuddin nói. “Trung Quốc hiểu điều kiện của chúng tôi và họ sẵn sàng thu hẹp quy mô dự án cũng như giá cả. Cuộc đàm phán có thể đang ở chặng cuối”.
Sau khi trở lại vị trí quyền lực vào tháng 5-2018, ông Mahathir đã thực hiện phép thử lạnh lùng với quan hệ của Malaysia với Trung Quốc. Ngoài dự án đường sắt, ông còn hủy bỏ một dự án đường ống khí đốt liên quan tới Trung Quốc. Vị lãnh đạo 93 tuổi thẳng thừng chỉ trích hiện tượng dự án bất động sản do Trung Quốc tham gia ở Malaysia tạo điều kiện cho những người Trung Quốc đến đây sinh sống. Đồng thời, ông Mahathir không ngần ngại lên tiếng cảnh báo chống lại “một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân” trong chuyến đi tới Bắc Kinh trong năm 2018.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc hồi năm ngoái chỉ trích những phát biểu của ông Mahathir, cho rằng những lời lẽ đó sẽ khiến các nhà đầu tư Trung Quốc lo ngại về quan điểm của Malaysia và liệu một không khí như vậy có ảnh hưởng tới đầu tư ở nước này hay không.
Tuy nhiên, những dấu hiệu gần đây cho thấy Malaysia có phần muốn hạ nhiệt căng thẳng với Trung Quốc. Hồi tháng rồi, ông Mahathir đã hạ giọng hơn và nói rằng chính phủ hủy hợp đồng đường sắt cao tốc chỉ vì vấn đề chi phí, từ đó dẫn tới tái khởi động các cuộc đàm phán giữa hai bên.
Đỗ Quyên (Theo SCMP)
Theo nld.com.vn
Bê bối quỹ 1MDB: Phát hiện hàng trăm hợp đồng kinh tế "có vấn đề"
Tờ New Straits Times ngày 20/9 dẫn lời Tổng chưởng lý Malaysia Tommy Thomas cho biết hàng trăm hợp đồng "không cân xứng" đã được ký kết dưới thời chính phủ tiền nhiệm của cựu Thủ tướng Najib Razak.
Cảnh sát áp giải cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak (giữa) tới Văn phòng Ủy ban chống tham nhũng ở Putrajaya ngày 22/5. (Nguồn: THX/TTXVN)
Theo ông Tommy, các hợp đồng nói trên thuộc các lĩnh vực như xây dựng đường cao tốc, dịch vụ, tài chính tư nhân (các sáng kiến) dưới mô hình xây dựng, cho thuê, duy tu và chuyển giao; hay trong các lĩnh vực khác như phát triển cầu cảng, đấu thầu... Những hợp đồng này "rất có lợi cho các đối tác song bất lợi cho chính phủ."
Ông Tommy cũng cho hay trong văn phòng vị Tổng chưởng lý này có những người đã đứng lên đấu tranh chống lại các thỏa thuận nói trên. Song những người anh hùng "không được ca ngợi" này đã bị Bộ trưởng Tài chính và Bộ Tài chính tiền nhiệm gạt ra rìa.
Trước đó, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã lên tiếng chỉ trích người tiền nhiệm Najib Razak về công tác thương lượng đối với các hợp đồng và thỏa thuận của chính phủ tiền nhiệm.
Ông Mahathir Mohamad đã sử dụng những từ ngữ nặng nề khi nói rằng "một sự ngu ngốc như vậy (trong thương thảo hợp đồng) chưa từng thấy trong lịch sử Malaysia"./.
Theo vietnamplus
Phía sau việc Malaysia hủy các dự án 'khủng' với Trung Quốc Trên cương vị nhà lãnh đạo của Malaysia, Thủ tướng Mahathir Mohamad là người có thể định đoạt "số phận" của các dự án gây tranh cãi với trị giá hàng tỷ USD do Trung Quốc hỗ trợ tại Malaysia, song ông vẫn cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón Thủ...