Trung Quốc gửi ‘tín hiệu’ mới cho châu Âu trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
Châu Âu đang lo lắng về khả năng ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới và Trung Quốc nhìn thấy cơ hội.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Đức, ngày 17/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNN (Mỹ) ngày 19/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gửi thông điệp tới những người đồng cấp châu Âu vào cuối tuần qua: cho dù thế giới có thay đổi thế nào, Trung Quốc sẽ “nhất quán và tin cậy” – một “động lực cho sự ổn định”.
Tuyên bố mà ông Vương Nghị nêu rõ trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, được đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo châu Âu đang thận trọng theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới – lo ngại rằng sự trở lại tiềm tàng của cựu Tổng thống Donald Trump có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ đối tác của họ với Washington.
Những mối lo ngại đó bùng lên trong tuần qua sau khi ông Trump nói rằng sẽ không bảo vệ các đồng minh NATO đã không chi đủ tiền cho quốc phòng – một mối đe dọa bất ngờ đối với nhiều người ở châu Âu khi cuộc xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn.
Thời điểm đưa ra bình luận của ông Trump là cơ hội đối với Trung Quốc, khi Ngoại trưởng Vương Nghị đang thăm châu Âu trong bối cảnh Bắc Kinh tìm cách khôi phục mối quan hệ đang xấu đi với EU – một nỗ lực trở nên cấp bách hơn bởi các vấn đề kinh tế trong nước và căng thẳng đang diễn ra với Mỹ.
“Cho dù thế giới có thay đổi như thế nào, Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia lớn có trách nhiệm, sẽ giữ các nguyên tắc và chính sách chính của mình nhất quán và ổn định, đồng thời đóng vai trò là lực lượng chính cho sự ổn định trong một thế giới hỗn loạn”, ông Vương Nghị nói trong bài phát biểu tại hội nghị an ninh Munich, đồng thời kêu gọi Trung Quốc và châu Âu “tránh xa những rắc rối về địa chính trị và ý thức hệ” và hợp tác cùng nhau.
Tuy nhiên theo các nhà phân tích, trong khi lời kêu gọi của ông Vương Nghị có thể được một số nước châu Âu lắng nghe, nơi các nhà lãnh đạo hy vọng ổn định các khía cạnh trong mối quan hệ của họ với Trung Quốc, thì Bắc Kinh cũng gặp phải một vấn đề lớn khi đạt được tiến bộ thực sự trong việc hàn gắn mối quan hệ với EU: mối quan hệ chặt chẽ với Nga.
Noah Barkin, một thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Quỹ Marshall Đức của Mỹ (GMF), cho biết: “Thông điệp của ông Vương Nghị gửi tới các nước châu Âu là không nên để những khác biệt về địa chính trị cản trở sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên. Nhưng điều chưa đề cập là Trung Quốc chưa sẵn sàng thay đổi quan điểm và chính sách khiến châu Âu lo lắng nhất, cụ thể là mối quan hệ ngày càng sâu sắc với Nga”.
Châu Âu đang lo lắng về sự trở lại tiềm tàng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Nhân tố “Trump”
Các nhà quan sát cho rằng trong bối cảnh đó, những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xoa dịu những lo ngại của châu Âu về vị thế của Trung Quốc liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraine có thể có ít tác động trong EU.
“Chừng nào xung đột ở Ukraine còn tiếp diễn, các chính sách của EU đối với Trung Quốc sẽ chuyển sang liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ. Rất có thể, châu Âu sẽ cùng với Mỹ tăng cường hạn chế xuất khẩu đối với các công nghệ quan trọng vì coi an ninh kinh tế của EU là tối quan trọng”, theo Yu Jie, nhà nghiên cứu cấp cao về Trung Quốc tại tổ chức tư vấn Chatham House ở London.
EU đang xem xét một loạt biện pháp giúp khối này “ giảm thiểu rủi ro” cho chuỗi cung ứng châu Âu từ Trung Quốc, đảm bảo các công nghệ quan trọng và bảo vệ thị trường của mình khỏi những gì họ coi là “hàng hóa Trung Quốc giá rẻ không thực chất”. Bắc Kinh coi chính sách của châu Âu bị ảnh hưởng quá mức bởi Mỹ.
Ông Vương Nghị cũng phản đối các biện pháp như vậy ở Munich, cảnh báo rằng “những ai tìm cách kiềm chế Trung Quốc dưới danh nghĩa ‘giảm thiểu rủi ro’ sẽ mắc phải một sai lầm lịch sử”.
Nhà ngoại giao Trung Quốc đã gặp một số đối tác châu Âu bên lề hội nghị an ninh Munich, trước khi tiếp tục tới Tây Ban Nha. Ông Vương Nghị cũng sẽ đến thăm Pháp trong tuần này.
Theo các nhà phân tích, ông Vương Nghị có thể đạt được nhiều thành công hơn trong việc ổn định quan hệ với từng quốc gia thành viên EU quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ kinh tế – và những quốc gia đang có tâm lý không chắc chắn về cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ.
Theo Liu Dongshu, Phó Giáo sư tại khoa Các vấn đề Quốc tế và Công chúng thuộc Đại học Thành phố Hồng Kông, trong các cuộc gặp ở châu Âu, ông Vương Nghị có thể “sử dụng ‘nhân tố Trump’ để chỉ ra rằng việc hoàn toàn đứng về phía Mỹ không mang lại lợi ích tốt nhất cho các nước châu Âu”.
Với tư cách là tổng thống, ông Trump không chỉ lên tiếng hoài nghi về hệ thống liên minh của Mỹ ở châu Âu mà còn tận dụng thuế quan đối với thép và nhôm châu Âu, gây ra các biện pháp trả đũa đối với hàng hóa Mỹ từ châu Âu.
Bắc Kinh đã đạt được một số tiến bộ trong việc xoa dịu quan hệ với các nước châu Âu trong năm qua, bao gồm cả trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào mùa xuân năm ngoái – một bước phát triển mà ông Vương Nghị hy vọng sẽ tiếp tục phát huy.
“Trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới một số nước châu Âu, các bên sẽ tập trung nhiều hơn vào việc giữ mối quan hệ với Bắc Kinh ổn định, một phần để tránh nguy cơ xảy ra xung đột thương mại hai mặt trận với Bắc Kinh và Washington nếu ông Trump quay lại Nhà Trắng”, chuyên gia Barkin của GMF kết luận.
Thách thức đối nội và đối ngoại với Tổng thống Biden khi cuộc bầu cử đến gần
Chính quyền Tổng thống Biden đang đối mặt với những thách thức đáng kể trong cả chính sách đối nội và đối ngoại.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu TRT World Cagdas Yuksel, khi cuộc bầu cử vào tháng 11 đang đến gần, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden phải vật lộn với những thách thức ngày càng leo thang trên cả mặt trận trong nước và quốc tế. Cuộc khủng hoảng ở Texas, bắt nguồn từ các vấn đề nhập cư trái phép và an ninh biên giới, đã làm suy yếu đáng kể vị thế của ông Biden trên chính trường trong nước.
Đồng thời, các cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria đã làm phức tạp thêm lập trường của Mỹ trong khu vực, dẫn đến sự chỉ trích nặng nề từ các nhóm đảng phái. Tất cả những thách thức này đặt ra câu hỏi về khả năng giành ưu thế của tổng thống Mỹ đương nhiệm trong cuộc bầu cử sắp tới.
Vấn đề di cư và an ninh biên giới
Sau khi Thống đốc Texas Greg Abbott công bố kế hoạch dựng hàng rào thép gai mới dọc biên giới bất chấp quyết định gần đây của Tòa án Tối cao, ông ngay lập tức nhận được sự ủng hộ từ 25 bang thuộc Đảng Cộng hòa và cựu Tổng thống Donald Trump.
Theo báo cáo của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ, trong năm tài chính 2023, tổng cộng hơn 2,4 triệu người đã vào Mỹ từ Mexico bằng các phương tiện trái phép. Con số này thể hiện mức tăng hơn 40% so với năm tài chính 2021 và cao hơn 4% so với năm tài chính 2022.
Sau những chỉ trích gay gắt và bê bối nhân đạo xung quanh chính sách nhập cư trái phép của chính quyền Trump, ông Biden tuyên bố mình là ứng cử viên sẽ khôi phục danh dự và sự tôn trọng với tổng thống bằng cách xây dựng một phần hệ thống nhập cư công bằng và nhân đạo.
Tuy nhiên, kể từ khi ông Biden nhậm chức, chính sách nhập cư và an ninh biên giới của ông đã dẫn đến thêm 7,5 triệu người nhập cư trái phép trên toàn quốc. Đặc biệt dọc theo tuyến đường Ciudad Juarez - El Paso, một trong những tuyến đường được người nhập cư ưa thích nhất, việc di cư trái phép đến bang Texas đã gây ra lạm phát, khủng hoảng nhà ở và lo ngại về an ninh.
Theo báo cáo tháng 6/2023 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, gần 47% người Mỹ coi nhập cư bất hợp pháp là một vấn đề nghiêm trọng ở nước này. Khả năng Đảng Cộng hòa coi nhập cư bất hợp pháp là một vấn đề rất lớn của quốc gia cao hơn nhiều, ở mức 70%, so với Đảng Dân chủ, ở mức 25%.
Điều này đặt chính quyền Biden vào thế bất lợi về vấn đề nhập cư khi cuộc bầu cử đến gần đề dọa mối quan hệ luật pháp liên bang - tiểu bang và có khả năng củng cố cơ sở của Đảng Cộng hòa. Tác động của vấn đề này đã báo động Đảng Dân chủ và Tổng thống Biden buộc phải thỏa hiệp hơn, tuyên bố rằng ông sẵn sàng đóng cửa biên giới nếu Quốc hội thông qua dự luật lưỡng đảng cấp cho ông quyền như vậy.
Cuộc khủng hoảng từ vấn đề nhập cư trái phép và an ninh biên giới, đã làm suy yếu đáng kể vị thế của ông Biden trên chính trường trong nước. Ảnh: AFP
Những thách thức của Mỹ ở Trung Đông
Kể từ ngày 7/10, hơn 150 cuộc tấn công đã được tiến hành nhằm vào lính Mỹ ở Trung Đông, đặc biệt là vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ quân sự ở Jordan khiến 3 binh sĩ thiệt mạng và khoảng 40 người khác bị thương. Tổng thống Biden cho rằng các cuộc tấn công là do lực lượng dân quân thân Iran và khẳng định: "Chúng tôi sẽ đáp trả vào thời gian và địa điểm mà chúng tôi chọn". Tuyên bố này chỉ ra rằng một sự trả đũa có giới hạn được tiến hành nhưng các lực lượng dân quân thân Iran không bị đe dọa.
Bất chấp những nỗ lực ban đầu nhằm tập trung vào các đối thủ lớn như Nga và Trung Quốc, cuộc chiến của Israel nhằm vào Hamas ở Gaza đã khiến Mỹ tái can dự vào Trung Đông. Trước đó chính quyền Biden tập trung vào việc kiềm chế đối thủ tiềm tàng là Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine và đang theo đuổi chiến lược tương tự để kiềm chế Trung Quốc. Những chính sách như vậy cho phép Mỹ duy trì ưu thế toàn cầu mà không cần tích cực tham gia chiến tranh.
Việc Mỹ tái can dự vào Trung Đông mang lại sự đảm bảo cho Israel. Đối với Nga, điều đó có nghĩa là chuyển sự chú ý và quan tâm của công chúng Mỹ ra khỏi cuộc xung đột ở Ukraine. Căng thẳng ở Trung Đông có thể sẽ kéo dài đến tận cuộc bầu cử, làm giảm cơ hội của chính quyền Biden, vốn thường được phe Cộng hòa tận dụng mô tả là "yếu đuối".
Trong khi đó, việc chính quyền Biden ủng hộ Israel trong vụ kiện diễn ra tại Tòa án Công lý Quốc tế đặt ra một vấn đề nan giải, khi nhiều người trẻ không tán thành cách ông xử lý tình hình ở Gaza.
Theo một cuộc thăm dò của New York Times/Siena College, khoảng 3/4 số người từ 18 đến 29 tuổi bày tỏ sự không đồng tình với cách Tổng thống Biden xử lý cuộc tấn công dữ dội của Israel vào Gaza.
Chính quyền Biden đang điều hướng một bối cảnh phức tạp về các vấn đề nhập cư trong nước và các thách thức chính sách đối ngoại ở Trung Đông, với cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ tập trung vào những lĩnh vực quan trọng này. Các chiến lược của Nhà Trắng, đặc biệt là thu hút cử tri trẻ tuổi và quản lý căng thẳng địa chính trị, sẽ rất quan trọng trong việc định hình triển vọng tái cử và định hướng chính sách.
Khả năng tái cử của Donald Trump và cuộc khủng hoảng đang rình rập châu Âu Các nhà lãnh đạo châu Âu, những người đã nỗ lực xây dựng sự đồng thuận trong các vấn đề quan trọng như hỗ trợ Ukraine, giải quyết vấn đề nhập cư và phản ứng với cuộc chiến của Israel ở Gaza, sẽ phải đối mặt với những thử thách thậm chí còn khó khăn hơn nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump...